Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng NV huy động 102.597 100 170.812 100 192.034 100 68.215 66,49 21.222 12,42 I – Tiền gửi của TCKT, dân cư 87.720 85,50 152.125 89,06 172.869 90,02 64.405 73,42 20.744 13,64
1-Tiền gửi thanh toán 43.685 49,80 80.535 52,94 98.155 56,78 36.850 84,35 17.620 21,88 2-Tiền gửi tiết kiệm 44.036 50,20 71.590 47,06 74.714 43,22 27.554 62,57 3.124 4,36
a. Không kỳ hạn 3.479 7,90 2.878 4,02 5.454 7,30 (601) (17,27) 2.576 89,52
b. Có kỳ hạn 40.557 92,10 68.712 95,98 69.260 92,70 28.155 69,42 548 0,80
II – Huy động khác 14.877 14,50 18.687 10,94 19.165 9,98 3.810 25,61 478 2,56
Xét về quy mô:
Từ bảng trên ta thấy vốn huy động của Ngân hàng tăng khá nhanh về cả số lượng tuyệt đối và cả số tương đối. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động năm sau tăng nhiều hơn năm trước. Năm 2011, tổng vốn huy động đạt 102.597 triệu đồng, năm 2012, đạt được 170.812 triệu đồng, tăng tuyệt đối 68.215 triệu đồng với tốc độ tăng 66,49% so với năm 2011. Năm 2013, tổng vốn huy động đạt được 192.034 triệu đồng, tăng tuyệt đối 21.222 triệu đồng với tốc độ tăng 12,42% so với năm 2012. Để đạt được mức tăng trưởng trên, bên cạnh uy tín sẵn có, Ngân hàng đã triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn mới, thu hút khách hàng gửi tiền bằng nhiều chương trình đa dạng, phong phú, với các chính sách hợp lý, chính sách lãi suất hấp dẫn với từng đối tượng khách hàng. Thêm vào đó, Ngân hàng còn đẩy mạnh công tác tiếp thị, vận động, phát triển khách hàng tiềm năng theo chủ trương của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thăng Long: quan tâm đến khách hàng qua việc gửi thiệp, tặng lịch nhân dịp lễ, tết; xây dựng, triển khai các chương trình tiết kiệm dự thưởng với nội dung đa dạng, đáp ứng đúng thị hiếu của khách hàng. Những chương trình này luôn nhân được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của khách hàng truyền thống cũng như khách hàng mới, nhờ vậy Ngân hàng vừa giữ được khách hàng cũ vừa thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Đây cũng là động lực lớn để Ngân hàng tiếp tục thực hiện những chương trình hấp dẫn hơn trong những năm sắp tới.
Xét về cơ cấu huy động:
Tiền gửi của tổ chức kinh tế, dân cư được hình thành từ số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chưa có nhu cần sử dụng cho những mục tiêu được định sẵn vào một thời điểm nhất định. Nhìn chung tiền gửi của tổ chức kinh tế, dân cư tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 huy động được 152.125 triệu đồng tăng 64.405 triệu đồng, tương ứng với tăng 73,42% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm này đa số các doanh nghiệp trên địa bàn quận Đống Đa mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng để thuận tiện cho việc thanh toán tiền – hàng hóa giữa các đối tác kinh doanh. Qua bảng số liệu ta cũng thấy, tiền gửi thanh toán trong năm 2012 là 80.535 triệu đồng, tăng 36.850 triệu đồng tương ứng với mức tăng 84,35% so với năm 2011. Năm 2013, huy động vốn từ tổ chức kinh tế, dân cư tăng 13,64%, tức tăng 20.744 triệu đồng so với năm 2012. Mặc dù tiền gửi của TCKT, dân cư trong năm 2013 tăng so với năm 2012 nhưng về số lượng và tốc độ tăng thấp hơn năm 2012. nguyên nhân là do trong năm này tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế nước ta ở mức cao và mặc dù lãi suất huy động vốn tại các Ngân hàng cũng như tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thăng Long tăng cao nhưng do áp lực cạnh tranh nên
33
tăng lên rất cao. Từ đó, các doanh nghiệp khó có thể tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình vì chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp tại thời điểm này cao. Vì thế trong năm 2013 đa phần các doanh nghiệp trên địa bàn quận cũng như địa bàn thành phố hạn chế mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên việc gửi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thanh toán cũng vì thế mà hạn chế. Cụ thể là tiền gửi thanh toán năm 2013 là 98.155 triệu đồng tăng 17.620 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 21,88% (<84,35%) so với năm 2012.
Bên cạnh việc tăng lên hàng năm của tiền gửi thanh toán thì tiền gửi tiết kiệm của các TCKT, dân cư cũng tăng lên qua các năm nhưng với số lượng và tốc độ tăng thấp hơn tiền gửi thanh toán. Cụ thể, tiền gửi tiết kiệm năm 2011 là 44.036 triệu đồng, năm 2012 tiền gửi tiết kiệm tăng 62,57%, tương ứng với tăng 27.554 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng 3.124 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 4,36% so với năm 2012. Cũng nhìn vào bảng số liệu ta thấy tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiểm tỷ trọng lớn trong tổng số tiền gửi tiết kiệm và tăng qua các năm, cụ thể như sau: Năm 2011, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là 40.557 triệu đồng, năm 2012 tăng 28.155 triệu đồng tương ứng với tăng 69,42% so với năm 2011. Đến năm 2013, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng 548 triệu đồng, tương ứng với tăng 0,8% so với năm 2012. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền chủ yếu được huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Nguyên nhân tăng lên của lượng tiền gửi tiết kiệm qua các năm là do đời sống của người dân được cải thiện, hoạt động kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận nên họ có nhu cầu tích trữ tiền, bên cạnh đó là do Ngân hàng có chính sách về lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm hợp lý, có những chương trình khuyến mãi với nhiều giải thưởng có giá trị... nhằm thu hút được lượng tiền gửi trong dân cư. Sự giảm xuống của tiền gửi tiết kiệm trong năm 2013, nguyên nhân là do trong năm này tỷ lệ lạm phát cao, giá cả các mặt hàng leo thang và không ngừng biến động nên người dân có xu hướng dự trữ tiền tại nhà để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu và để đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh khác, mặc dù lãi suất huy động của Ngân hàng tại thời điểm này rất cao. Bên cạnh tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ và biến động không đều qua các năm nhưng cũng góp phần vào sự tăng lên trong tổng số tiền gửi tiết kiệm, và đa số người dân sử dụng loại tiền gửi này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiện lợi hơn là mục đích sinh lời.
Huy động khác
Nguồn vốn này được hình thành chủ yếu từ việc huy động thanh toán liên hàng, tiếp nhận các nghiệp vụ tài trợ và ủy thác... Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, vốn huy động khác tuy tăng qua các năm nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể, năm 2011 nguồn vốn này là 14.877 triệu đồng, năm 2012 huy động
khác tăng 3.810 triệu đồng tương ứng với tăng 25,61% so với năm 2011. Đến năm 2013 nguồn vốn tiếp tục tăng 2,56%, tương ứng với mức tăng 478 triệu đồng so với năm 2012. Ta thấy năm 2013 nguồn vốn này mặc dù tăng so với năm 2012 nhưng với mức không cao, chỉ tăng 2,56%. Nguyên nhân là do năm 2013 là năm có lạm phát cao nên đa phần các doanh nghiệp hạn chế lại quy mô hoạt động, vì vậy nhu cầu về việc thanh toán liên hàng cũng như nhu cầu về sử dụng nghiệp vụ tài trợ của Ngân hàng ít đi. Bên cạnh đó, mặc dù lãi suất huy động trong năm 2013 của Ngân hàng cao nhưng vẫn khó có thể huy động được vốn.
Theo bảng tình hình huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thăng Long, chúng ta có thể thấy rõ cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh khá phù hợp với tình hình kinh tế trong thời gian qua. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn huy động tiền gửi thanh toán đã tăng song vẫn còn thấp. Hi vọng sự vực dậy của nền kinh tế trong năm 2014 sẽ thay đổi được cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh để Chi nhánh làm tốt hơn nữa chức năng của một ngân hàng.
Nhờ nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh, ngân hàng luôn đảm bảo cân đối vốn nhằm mở rộng và phát triển đầu tư tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết, hợp lý cho mọi thành phần kinh tế, tạo thế chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, góp phần huy động được nguồn vốn cho Trụ sở chính tạo thêm được thu nhập. Bên cạnh đó đã gây dựng được uy tín và niếm tin đối với khách hàng khi đem tiền đến gửi tại Chi nhánh nâng cao và khẳng định được vị thế của Chi nhánh trong hệ thống cũng như trên địa bàn.