Bảng 2.3. Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thăng Long
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1.Tổng thu nhập 8.136 9.371 15.309 1.235 15,18 5.938 63,36 Thu nhập từ lãi 6.176 7.185 12.784 1.009 16,34 5.599 77,93 Thu nhập ngoài lãi 1.960 2.186 2.525 226 11,53 339 15,51
2.Tổng chi phí 4.317 5.176 9.392 859 19,90 4.216 81,45
Chi phí từ lãi 3.341 3.882 7.388 541 16,19 3.506 90,31
Chi phí ngoài lãi 976 1.294 2.004 318 32,58 710 54,87
3.Lợi nhuận trước
thuế 3.819 4.195 5.917 376 9,85 1.722 41,05
4.Thuế TNDN 1.069 1.175 1.657 106 9,92 482 41,02
5.Lợi nhuận sau thuế 2.750 3.020 4.260 270 9,82 1.240 41,06
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Sacombank Thăng Long)
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung thì làm thế nào để quá trình kinh doanh của mình có hiệu quả là một vấn đề rất quan trọng, nó quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với Ngân hàng, Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, nhưng chỉ khác với các doanh nghiệp khác ở chỗ, sản phẩm mà Ngân hàng kinh doanh là một loại hàng hóa đặc biệt – tiền tệ, và Ngân hàng kinh doanh không phải trên nguồn vốn tự có của mình mà là kinh doanh trên nguồn vốn huy động được từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Chính vì thế, làm thế nào để việc kinh doanh của Ngân hàng thực sự có hiệu quả lại là vấn đề quan trọng hơn nữa. Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thăng Long cũng vậy, làm thế nào để kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất là vấn đề mà toàn thể cán bộ, nhân viên Ngân hàng đã và đang rất quan tâm. Tình hình hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2011, 2012, 2013 được phân tích qua bảng số liệu trên như sau:
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng tăng qua các năm, cụ thể: năm 2012, lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng tăng 270 triệu đồng, tương ứng với tăng 9,82% so với năm 2011. Đến năm 2013, lợi nhuận Ngân hàng tăng 1.240 triệu đồng, tương ứng với tăng 41,06% so với lợi nhuận năm 2012. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận của Ngân hàng tăng qua các năm, đặc biệt là trong năm 2013 là do Ngân hàng có các biện pháp quản lý nguồn vốn hiệu quả, đồng thời đảm bảo được khả năng thu hồi vốn gốc và lãi. Ngoài ra, lợi nhuận của Ngân hàng còn do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Về thu nhập: Theo bảng số liệu ta thấy thu nhập của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Trong năm 2011, tổng thu nhập của Ngân hàng là 8.136 triệu đồng. Đến năm 2012 thu nhập của Ngân hàng tăng 1.235 triệu đồng, tương ứng với tăng 15,18% so với năm 2011. Năm 2013, thu nhập của Ngân hàng tiếp tục tăng 63,36%, tương ứng với tăng 5.938 triệu đồng so với năm 2012.
Trong tổng thu nhập của Ngân hàng thì thu nhập từ lãi là chủ yếu và thu nhập từ lãi cũng tăng qua các năm. Qua bảng số liệu cụ thể ta thấy: Thu nhập từ lãi năm 2012 tăng 1.009 triệu đồng, tương ứng với tăng 16,34% so với năm 2011. Sang năm 2013, tốc độ này tăng ở mức rất cao, tăng 5.599 triệu đồng, tương ứng với tăng 77,93% so với năm 2012, đã góp phần đáng kể trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Thu nhập từ lãi của Ngân hàng tăng nhanh qua các năm, nguyên nhân là do Ngân hàng quản lý nguồn vốn cho vay có hiệu quả, đảm bảo được khả năng thu hồi nợ gốc và lãi đúng hạn, qua đó Ngân hàng cũng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng có uy tín, đa dạng hóa các hình thức cho vay, cho vay đủ thành phần kinh tế, đơn giản hóa các thủ tục cho vay. Đồng thời, Ngân hàng còn thực hiện chính sách lãi suất cho vay khá linh hoạt.
Đối với thu nhập ngoài lãi, mặc dù số lượng cũng như tốc độ tăng không cao như thu nhập từ lãi nhưng cũng đã góp phần vào việc làm tăng tổng thu nhập của Ngân hàng. Nguyên nhân làm cho thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng tăng chưa cao là do hiệu quả từ việc kinh doanh trong các lĩnh vực về dịch vụ chưa cao, cũng như Ngân hàng ít chú trọng đến việc phát triển trong các lĩnh vực về dịch vụ.
Về chi phí: Bên cạnh thu nhập của Ngân hàng tăng lên hàng năm thì chi phí từ hoạt động của Ngân hàng cũng tăng lên. Cụ thể, tổng chi phí năm 2011 là 4.317 triệu đồng. Đến năm 2012 chi phí tăng 859 triệu đồng, tương ứng với tăng 19,90% so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013 tổng chi phí ở mức 9.392 triệu đồng, tăng với tốc độ rất cao, cao hơn tốc độ tăng về tổng thu nhập là 4.216 triệu đồng, tương ứng với tăng
41
nhân là do Ngân hàng tăng cường công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng, cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng trên địa bàn, nên để huy động được vốn thì bắt buộc Ngân hàng phải tăng lãi suất huy động. Ngoài ra, còn do sự ảnh hưởng của tình hình lạm phát trong nước năm 2013 đã đẩy lãi suất huy động của Ngân hàng tăng ở mức rất cao, vì thế chi phí trả lãi cao. Ngoài việc chi trả cho công tác huy động vốn thì Ngân hàng còn phải chi trả cho các khoản chi phí ngoài lãi khác như chi phí cho việc tăng thêm các dịch vụ, đầu tư thêm các thiết bị hiện đại, tăng cường công tác quảng cáo… và các chi phí ngoài lãi này cũng tăng qua các năm.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2011, 2012, 2013 đạt hiệu quả khá tốt, thông qua việc lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng tăng liên tục. Nguyên nhân chính là do ban lãnh đạo Ngân hàng đã có những chính sách, chiến lược cũng như sự chỉ đạo đúng đắn và phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế, cùng với sự đóng góp của toàn thể nhân viên Ngân hàng với sự năng động, nhạy bén, sáng tạo và tinh thần đoàn kết to lớn. Ngoài sự nỗ lực của Ban Giám đốc cũng như toàn thể nhân viên thì khách hàng là người đóng góp rất lớn cho sự phát triển của Ngân hàng. Nhưng ngoài việc tăng lên hàng năm của lợi nhuận thì chi phí cũng tăng rất nhanh, sự tăng lên của lợi nhuận kèm theo đó là sự tăng lên của chi phí nên Ngân hàng cần có những chính sách hạn chế chi phí đến mức thấp nhất có thể nhằm đạt lợi nhuận tối đa.