Chính sách cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín nói chung và Chi nhánh Thăng Long nói riêng do Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín phê duyệt và ban hành là khuôn khổ pháp lý chung dướng dẫn hoạt động cho vay của các chi nhánh và CBTD. Nội dung của chính sách cho vay được soạn thảo trên cơ sở: Quy chế về đảm bảo tiền vay do Chính phủ và NHNN Việt Nam ban hành; Quy chế cho vay do NHNN Việt Nam ban hành; Chiến lược, định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín; Sổ tay tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
Ngoài ra, Chi nhánh cũng đưa ra chính sách tín dụng riêng về đối tượng khách hàng, các điều kiện cho vay, hình thức vay và quy định về lãi suất, đảm bảo tiền vay.
Nguyên tắc cho vay
Khách hàng vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo hai nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp
Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu đã được bên vay trình bày với Chi nhánh khi khách hàng đến xin vay vốn. Đó là các khoản chi phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh doanh của bên vay. Ngân hàng có quyền từ chối hoặc hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn không được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích thể hiện sự thất tín của bên vay và hứa hẹn những rủi ro cho khoản tiền vay. Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho Ngân hàng, từ đó nâng cao uy tín của khách hàng đối với Ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và Ngân hàng sau này. Do đó, tuân thủ nguyên tắc này, khi cho vay, Ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hành động của bên vay.
Nguyên tắc 2: Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong
hợp đồng tín dụng.
Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất tín dụng là giao dịch cung cầu về vốn, tín dụng chỉ là giao dịch chuyển quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Trong khoản thời gian cam kết giao dịch, Ngân hàng và bên vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng rằng Ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay. Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này cho Ngân hàng với một khoản chi phí nhất định cho việc sử dụng vốn vay.
Nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo tồn của tín dụng. Tiền vay phải được đảm bảo không bị giảm giá, tiền vay phải được đảm bảo thu hồi đầy đủ và có sinh lời. Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, xã hội được ổn định, các mối quan hệ của Ngân hàng được phát triển theo xu thế an toàn và năng động.
Đối tượng và điều kiện cho vay
Chi nhánh chỉ rõ các điều kiện cần có của một khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng là: khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Cụ thể là: pháp nhân, cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện của hộ gia đình, đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật dân sự. Khách hàng phải có đủ khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả và thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ, hướng dẫn của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
43
Đối tượng cho vay ngắn hạn theo quy định của Chi nhánh bao gồm giá trị vật tư hàng hóa trong các khâu dự trữ, lưu thông và các chi phí cấu thành giá mua hoặc giá thành sản phẩm, các khoản chi phí khác để doanh nghiệp tiến hành phương án sản xuất kinh doanh; Số tiền thuế xuất nhập khẩu khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất khẩu mà giá trị lô hàng xuất khẩu có TCTD có tham gia cho vay và số tiền phục vụ cho nhu cầu mua sắm tiêu dùng của các hộ gia đình và cá nhân như mua nhà cửa, xe máy, ô tô và các phương tiện cần thiết khác.
Tài sản đảm bảo
Theo Khoản 7, Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-Chính phủ (29/12/2006) về giao dịch bảo đảm, tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Việt Nam quy định các nội dung cụ thể về bảo đảm tiền vay như các loại hình tài sản bảo đảm, thủ tục định giá, quản lý, giải chấp, và xử lý tài sản bảo đảm, với các nguyên tắc cơ bản sau:
Việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản phải được xem xét trên nguyên tắc thận trọng, và chỉ áp dụng với các khách hàng có năng lực tài chính mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, bảo đảm chắc chắn khả năng trả nợ. Để quản lý danh mục cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, hàng năm, Trụ sở chính sẽ giao kế hoạch tỷ trọng cấp tín dụng không có bảo đảm trong tổng cơ cấu tín dụng của từng Chi nhánh theo hướng tỷ trọng cấp tín dụng không có bảo đảm chỉ chiếm một phần nhỏ không có tác động trọng yếu đến hoạt động của Chi nhánh, đồng thời vẫn đảm bảo phát triển tín dụng lành mạnh.
Các tài sản nhận bảo đảm nợ vay phải có tình thanh khoản cao và nguồn tiền thu được từ tài sản bảo đảm khi phát mại phải đủ lớn để trang trải nợ gốc và lãi.
Gắn các điều kiện vay vốn và mức vốn cho vay với loại hình tài sản bảo đảm theo hướng giá trị và chất lượng tài sản bảo đảm càng lớn thì các điều kiện vay vốn và mức vốn cho vay càng ưu đãi.
Việc nhận tài sản bảo đảm không được phép thay thế cho việc đánh giá toàn diện về bên vay và khoản vay.