f. Chỉ tiêu trích DPRR
3.3.1. Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Việt Nam
3.3.1.1. Về chính sách tín dụng
Xuất phát từ những hạn chế trong chính sách tín dụng hiện nay, đề nghị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín hoàn thiện chính sách tín dụng theo hướng hợp lý hóa và cụ thể hóa nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc định hướng cho hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng. Chính sách tín dụng mới cần có những định hướng cụ thể trong các chính sách như: Chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất, chính sách đảm bảo tiền vay…nhằm tạo ra một khuôn khổ chung cho các đơn vị định hướng thực hiện.
Chính sách khách hàng: phải định hướng cụ thể những nhóm khách hàng là đối
tượng ưu tiên của Ngân hàng và kèm theo các ưu tiên cụ thể phù hợp với chiến lược danh mục đầu tư của Chi nhánh trong từng thời kỳ.
Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng: cần phải thiết lập một hệ thống chấm
điểm tín dụng hoàn thiện nhằm xác định rủi ro với từng nhóm khách hàng từ đó giúp cán bộ tín dụng có cơ sở và chủ động hơn trong việc xác định quy mô và giới hạn tín dụng cho từng nhóm khách hàng.
Chính sách đảm bảo tiền vay: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đã ban
hành công văn hướng dẫn bổ sung thực hiện đảm bảo tiền vay, trong đó, có quy định các nội dung cần thực hiện. Tuy nhiên, cần có sự thiết lập những quy định rõ ràng hơn trong vấn đề đảm bảo tiền vay bên cạnh các quy định mang tính hướng dẫn, nhất là sự hỗ trợ về chuyên môn kết hợp với các yêu cầu về pháp lý với chính sách cho vay riêng của ngân hàng để thành lập Tổ thẩm định tài sản đảm bảo tại Chi nhánh nhằm giúp cán bộ nắm vững hơn về các yêu cầu trong đảm bảo tiền vay.
3.3.1.2. Về quy trình cho vay
Mặc dù đã ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, song cần ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về thực hiện quy trình cho vay. Một số quy định cụ thể về quy trình áp dụng cho từng loại cho vay ngắn hạn nhìn chung còn chưa đầy đủ. Căn cứ vào quy trình mà NHNN đặt ra, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín cần có hướng dẫn chi tiết để
81
giúp cán bộ tín dụng nắm bắt và thực hiện được đúng công việc đảm bảo chất lượng công việc.
3.3.1.3. Về nhân sự
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín cũng cần thực hiện tốt hơn nữa chính sách về nhân sự: tuyển chọn, đào tạo cán bộ, khen thưởng kịp thời, rõ ràng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín cần tiếp tục thường xuyên có chính sách đào tạo cán bộ qua các lớp tập huấn cấp Hệ thống, gửi cán bộ đi đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu các nghiệp vụ mới, công nghệ Ngân hàng hiện đại trên thế giới để tìm cách áp dụng vào Ngân hàng. Tuyển chọn nhân sự ngày càng trở nên quan trọng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín phải có chính sách tuyển chọn đúng đắn để từng bước nâng cao trình độ đội ngũ đưa Ngân hàng vươn đến tầm cao của các hoạt động và dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo.
3.3.1.4. Về chương trình hiện đại hoá Ngân hàng
Đây là chương trình mà Ngân hàng chủ động triển khai tích cực từ trước đến nay, đã đưa lại những kết quả nhất định. Trong thời gian tới, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn, nhanh chóng áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động của mình, đồng thời, luôn tích cực cập nhật, học hỏi công nghệ mới, tạo điều kiện áp dụng nhanh chóng các công nghệ này ở các Ngân hàng chi nhánh.
3.3.1.5. Về phát triển hợp tác quốc tế
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác quốc tế để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực bên ngoài, mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ quốc tế, từng bước tiến gần đến các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động.
3.3.1.6. Về hình ảnh và văn hoá doanh nghiệp
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đã rất chủ động, tích cực, trong việc xây dựng thương hiệu: “An toàn, chất lượng, hiệu quả, tăng trưởng bền vững”. Việc củng cố, làm tôn vinh thương hiệu này không chỉ trong tầm quốc gia mà còn ở tầm quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín nói chung và hệ thống các chi nhánh nói riêng.