f. Chỉ tiêu trích DPRR
3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng
3.2.1.1. Chính sách tuyển dụng
Đội ngũ cán bộ tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng trong ngân hàng, vì vậy, ngay từ khâu tuyển dụng, Ngân hàng cần xem xét kỹ, lựa chọn chính xác đúng người đúng việc. Một cán bộ tín dụng có đủ năng lực và trình độ luôn biết mình phải làm gì, không phải làm gì trong từng tình huống cụ thể. Trong khâu tuyển dụng, Ngân hàng nên đưa ra các tình huống thực tế để kiểm tra trình độ của các ứng viên, kiểm tra cả về nghiệp vụ lẫn trình độ ngoại ngữ và tin học.
Ngoài ra, trong khâu tuyển dụng, Ngân hàng nên kiểm tra cả những kiến thức thực tế, về giao tiếp, khả năng thuyết phục khách hàng vì đây là những kỹ năng không thể thiếu ở một người cán bộ tín dụng.
3.2.1.2. Chính sách đào tạo
Bên cạnh việc chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng, Ngân hàng phải không ngừng nâng cao kiến thức cho cán bộ tín dụng bằng cách định kỳ mở các lớp huấn luyện bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ, thị trường, công nghệ… Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nói chung, và của ngành ngân hàng nói riêng thì yêu cầu cần thiết với các cán bộ tín dụng là ngoại ngữ và tin học, đây là hai yếu tố rất quan trọng, giúp họ tự tin hơn trong công việc, vì thế Ngân hàng cần tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ tín dụng nâng cao trình độ, tạo điều kiện cho họ học tập và nghiên cứu.
Hoạt động tín dụng có liên quan hầu hết đến các ngành, các thành phần kinh tế. Do vậy cũng liên quan đến hầu hết các ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế. Để tránh mâu thuẫn, chồng chéo, đảm bảo vừa đúng pháp luật, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, các cán bộ tín dụng phải am hiểu pháp luật một cách thật cụ thể, rõ ràng. Để làm được điều này, ngân hàng cần thường xuyên có những cuộc hội thảo về những lĩnh vực luật pháp có liên quan.
Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt động tín dụng, ngoài những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ, còn cần phải:
Nắm chắc kiến thức pháp luật cả về kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng.
Có khả năng phân tích chỗ sai, chỗ đúng của chính sách chế độ từ đó biết cần làm gì và tránh gì.
Có kiến thức về ngoại ngữ và tin học.
Đối với cán bộ trực tiếp tham gia giao tiếp với khách hàng và tiến hành thẩm định dự án có trách nhiệm đề xuất lãnh đạo ra quyết định đồng thời giám sát dự án này. Quyết định đúng hay sai của Ban lãnh đạo phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ này. Do vậy, ngoài các yêu cầu chung, đòi hỏi họ phải là người trung thực, khách quan, kiên định rõ ràng, bảo vệ cái đúng, đấu tranh với những cái sai, có ý thức bảo vệ tài sản của ngân hàng. Ngoài trình độ chuyên môn về nghiệp vụ, đối với các cán bộ thẩm định yêu cầu phải có hiểu biết nhất định về kinh tế thị trường, nắm vững pháp luật và các vấn đề có liên quan. Trong điều kiện hiện nay, tồn tại tiêu cực là tất yếu, khó tránh khỏi khách hàng dùng thủ đoạn tinh vi lừa đảo, lập hồ sơ giả, thế chấp giả… Để phát hiện các hành vi sai trái này cán bộ cần có năng lực nghề nghiệp trong kiểm tra, thẩm định dự án. Cần có thái độ đúng mực khi giao tiếp với khách hàng lần đầu. Định kỳ, Ngân hàng nên kiểm tra các cán bộ tín dụng trên một số lĩnh vực: Nghiệp vụ, pháp luật, tiếng anh, tin học.
Ngân hàng cần nâng cao trách nhiệm cá nhân, đối với các dự án nhỏ, cán bộ tín dụng có thể tự quyết định sau khi đã xem xét. Như vậy sẽ nâng cao hơn trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng đối với Ngân hàng.