NGUYÊN TẮC BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI CHO NGƢỜI BỊ OAN 1 Nguyên tắc bồi thƣờng kịp thời, công khai, đúng pháp luật

Một phần của tài liệu Xác định thiệt hại và mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 71)

2/ Tổn thất về vật chất.

2.3.NGUYÊN TẮC BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI CHO NGƢỜI BỊ OAN 1 Nguyên tắc bồi thƣờng kịp thời, công khai, đúng pháp luật

2.3.1. Nguyên tắc bồi thƣờng kịp thời, công khai, đúng pháp luật

Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước là buộc người gây thiệt hại phải bù đắp, khắc phục những thiệt hại đã xảy ra cho người bị thiệt hại, do đó người gây thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại cho người bị thiệt hại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người bị thiệt hại. Khoản 1 Điều 7 Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước quy định: "Kịp thời, công khai, đúng pháp luật". Theo Từ điển giải thích từ ngữ Luật học của trường Đại học Luật Hà Nội năm 1999 thì cụm từ: "Bồi thường thiệt hại" được hiểu là: "Hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại

phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại".

Vậy hiểu thế nào là "kịp thời" "công khai" "đúng pháp luật"?

Trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung thì bồi thường "kịp thời" là không chậm trễ, có thể người gây thiệt hại phải bồi thường ngay mà không cần chờ quyết định của Tòa án. Ngành Tòa án cũng nên áp dụng triệt để nguyên tắc này khi giải quyết các vụ việc liên quan đến bồi thường oan sai nhằm bảo vệ quyền và lợi ích pháp của người bị thiệt hại một cách nhanh nhất đồng thời ngăn chặn sự dây dưa, chây ỳ không chịu bồi thường của người gây thiệt hại.

Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời cũng đã được hướng dẫn trong Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP-TANDTC ngày 8/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, để áp dụng nguyên tắc này trong thực tiễn xét xử phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, của toàn xã hội.

Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời không hạn chế sự tự nguyện thỏa thuận việc bồi thường giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. Đồng thời nghiêm cấm sự ép buộc thỏa thuận và việc thỏa thuận đó không trái luật, tùy theo sự thỏa thuận của các bên có thể cao hơn mức thiệt hại hoặc thấp hơn mức thiệt hại xảy ra trên thực tế. Đây cũng là đặc trưng cơ bản trong giao lưu dân sự trên cơ sở tự do ý chí, tự do cam kết thỏa thuận.

Nguyên tắc này trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước thực hiện được trọn vẹn và kịp thời nhất so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với các loại chủ thể khác ngoài nhà nước. Các chủ thể bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không thuộc trách nhiệm bồi thường nhà nước có thể không thực hiện được đúng nguyên tắc này, do điều kiện kinh tế (đặc biệt đối với các cá nhân). Vì vậy, nguyên tắc bồi thường kịp thời trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước luôn được thực hiện một cách triệt để nhất. Nhà nước không thể viện lý do khó khăn về tài sản mà vi phạm

nguyên tắc bồi thường kịp thời cho người bị thiệt hại. Nhà nước thực hiện đúng nguyên tắc này cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với những thiệt hại của cá nhân, tổ chức đồng thời cũng thể hiện rõ tư cách chủ thể trong việc bồi thường thiệt hại.

Nguyên tắc công khai thể hiện sự bình đẳng dân chủ trong việc giải quyết bồi thường. Công khai về cơ quan gây thiệt hại, người trực tiếp gây thiệt hại trong tố tụng hình sự phải được thông báo công khai bằng văn bản. Ai là người được hưởng tiền bồi thường, người bị thiệt hại hay nhân thân của họ thuộc hàng thừa kế thứ nhất, hoặc người đã trực tiếp nuôi dưỡng hoặc được người bị gây thiệt hại về tính mạng khi còn sống nuôi dưỡng phải xác định rõ ràng lý lịch trích ngang, mối quan hệ với người bị gây thiệt hại. Khoản tiền bồi thường thiệt hại là bao nhiêu? Phương thức bồi thường thiệt hại được thực hiện một lần và toàn bộ hay bồi thường nhiều lần, theo định kỳ đã xác định và số tiền bồi thường mỗi định kỳ? Sự thay đổi mức bồi thường thể hiện như thế nào? ….Việc công khai hóa trong bồi thường thiệt hại thật sự quan trọng, nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm đến lợi ích của người được bồi thường đồng thời cũng ngăn chặn hành vi lạm dụng quyền hạn, chức vụ để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.

Việc bồi thường phải tuân theo những thủ tục, hình thức và trình tự do pháp luật bồi thường nhà nước quy định về người phải bồi thường, người được bồi thường phải được xác định cụ thể. Thực hiện việc bồi thường và nhận bồi thường phải công khai, rõ ràng không thể bất minh và lén lút. Công khai về khoản tiền bồi thường và người được hưởng khoản tiền bồi thường đó.

Thế nào là đúng pháp luật?

Nguyên tắc này được thể hiện ở việc xác định đúng quy phạm áp dụng trong việc giải quyết bồi thường. Nếu có thương lượng trong bồi thường thì phải có biên bản về thương lượng và các chủ thể đã thương lượng. Nguyên tắc bồi thường này căn cứ vào trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về giải quyết bồi thường thiệt hại nhà nước.

Nhà nước căn cứ vào những nguyên tắc và cơ sở pháp lý để bồi thường cho người bị thiệt hại. Thực hiện nguyên tắc này là thực hiện đúng với những thủ tục về hình thức, thời hạn khi có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại do người bị thiệt hại gửi đến cơ quan quản lý bồi thường nhà nước và cơ quan này đã xác minh và thể hiện trách nhiệm bồi thường. Việc giải quyết bồi thường khi có đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc bồi thường đã được xác minh đúng.

Thời hạn bồi thường cũng phải tuân theo những quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Xác định thiệt hại và mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 71)