2/ Tổn thất về vật chất.
3.2.2. Vụ án oan bồi thƣờng thiệt hại theo quy định Luật trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại nhà nƣớc năm
nhiệm bồi thƣờng thiệt hại nhà nƣớc năm 2009
Cho đến thời điểm này, chưa có thống kê chính thức về số vụ án oan áp dụng các quy định của Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước để giải quyết. Nhưng đã có vụ việc liên quan đến oan sai do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự làm oan người vô tội chính thức áp dụng tinh thần của Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại để bồi thường thiệt hại cho người bị oan. Đó là vụ án liên quan đến quyết định bắt tạm giam và khởi tố vụ án chiếm đoạt tài sản,
khởi tố bị can của cơ quan Cảnh sát Điều tra và Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Sơn La ngày 1 tháng 9 năm 2010 đối với cô giáo Bùi Thị Đức. Một trong những vụ án oan đang làm dư luận quan tâm. Sau 23 ngày bị tạm giam, đến ngày 22/9 vừa qua, các cơ quan tố tụng TP Sơn La đã thừa nhận việc bắt tạm giam cô giáo Đức là oan sai và trả tự do đồng thời công khai xin lỗi cô Đức tại chính quyền địa phương và đơn vị nơi cô Đức công tác. Đáng chú ý trong vụ án oan này là vấn đề đòi bồi thường thiệt hại oan sai và bồi thường oan sai giữa người bị hại và các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự Thành phố Sơn La đã được giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Theo đó, việc giải quyết bồi thường oan sai cho Cô giáo Đức đã được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục trên tinh thần áp dụng các quy định của Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước năm 2009. Sau khi được minh oan cô giáo Đức đã có đơn gửi đến cơ quan chức năng đòi bồi thường thiệt hại theo các quy định của pháp luật.
Đến 6h chiều 29/9, ông Trần Phúc Thành, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng kiểm sát viên Nguyễn Minh Tuấn và Trung tá Cà Văn Phụi, Phó trưởng Công an thành phố Sơn La đại diện cho các cơ quan tố tụng đứng ra xin lỗi công khai cô giáo Bùi Thị Đức trước toàn thể chính quyền địa phương, ngành giáo dục nơi cô giáo Đức đang cư trú và công tác.
Ngày 1/10, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sơn La đã tiến hành bồi thường 30 triệu đồng cho cô giáo Bùi Thị Đức do các cơ quan tố tụng liên quan đã bắt tạm giam oan sai cô trong suốt 23 ngày. Theo biên bản thương lượng về bồi thường thiệt hại giữa cô giáo Bùi Thị Đức và Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sơn La Sơn La (do ông Trần Phúc Thành - Viện trưởng và ông Đặng Ngọc Tuấn - Kiểm sát viên làm đại diện), hai bên đi đến thống nhất mức bồi thường thiệt hại cho cô Đức là 30 triệu đồng gồm 5 khoản: Bồi thường tổn thất về tinh thần; tổn hại sức khỏe; mất thu nhập thực tế; chi phí cấp dưỡng cho con cô giáo Đức; chi phí cho người bị oan và người đi kêu oan.
Ngoài ra cô giáo Đức không yêu cầu bồi thường về mặt vật chất theo quy định. Vì vậy cô giáo Đức cũng phải thực hiện chấm dứt mọi yêu cầu, kiện cáo về bồi thường vật chất đối với các cơ quan tố tụng thành phố Sơn La.
Ngoài số tiền bồi thường thiệt hại cho 5 khoản nêu trên, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sơn La Sơn La có trách nhiệm đăng báo Nhân dân và báo Sơn La về việc cải chính, xin lỗi đối với cô giáo Bùi Thị Đức.
Việc bồi thường cho cô Bùi Thị Đức của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sơn La Sơn La, được nêu rõ trong biên bản thương lượng bồi thường thiệt hại:
Đã cùng nhau thương lượng bồi thường thiệt hại trên cơ sở quyết định đình chỉ điều tra bị can số 02 ngày 22/9/2010 của cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Sơn La, xác định rõ hành vi của cô giáo Bùi Thị Đức không cấu thành tội phạm và đơn yêu cầu bồi thường của cô giáo Bùi Thị Đức [57].
Trao đổi với phóng viên Dân trí về việc tiếp tục quay trở lại trường để dạy học, cô giáo Đức cho hay, hiện tại Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố cũng đã xuống trường nơi cô Đức công tác để giải quyết việc tiếp nhận cô Đức quay trở lại trường để dạy học. Nhưng do vừa trải qua "cú sốc nặng" về tinh thần, sức khỏe nên nhà trường vẫn đang tạo điều kiện cho cô Đức nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe và tinh thần sau đó cô sẽ chủ động quyết định ngày quay trở lại trường công tác.
Mặc dù đây không phải là vụ án oan sai có mức độ thiệt hại nghiêm trọng đối với người bị hai về vật chất nhưng thông qua vụ án. Từ mọi góc độ nhìn nhận: luật pháp, công luận, chủ thể mối quan hệ bồi thường thiệt hại nhà nước đã tác động không nhỏ đến thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại nhà nước. Nhất là vấn đề định hướng đưa Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước vào trong thực tiễn giải quyết vấn đề oan sai trong tố tụng hình sự đang gặp nhiều khó khăn vì thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành.
Cũng qua vụ án trên, dưới góc độ nhìn nhận từ phía người tiến hành tố tụng, chúng ta có thể thấy sự trưởng thành về mặt tư duy và ý thức chấp hành pháp luật và việc đặt vị trí của mình vào vị trí của người bị gây thiệt hại để cảm nhận những tổn thương, mất mát của người bị hại để đi đến quyết định đúng đắn, thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do chính họ gây ra đối với công dân. Cho dù việc làm oan sai của họ không đáng hoan nghênh nhưng việc khắc phục và bồi thường oan sai của họ cũng đáng để ghi nhớ, là tấm gương cho những người tiến hành tố tụng khác noi theo. Thiết nghĩ nếu vụ việc oan sai nào cũng được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật, đặc biệt là thiện chí giải quyết từ phía người bị hại và người gây thiệt hại trước nhìn nhận đúng đắn của dư luận xã hội thì tình trạng giải quyết bồi thường oan sai đối với các vụ án sẽ không bị kéo dài, trì trệ mệt mỏi như hiện nay. Và những hình ảnh thiện chí như thế này sẽ là nhịp cầu nối pháp Nhà nước với người người dân trên hành trình đi tìm công lý.
Ảnh 3.1: Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sơn La đọc lời xin lỗi công khai trước toàn thể nhân dân, chính quyền địa phương, cơ quan
cô giáo Đức công tác ngày 29/9/2010