Xác định thiệt hại trong trƣờng hợp tài sản bị xâm phạm

Một phần của tài liệu Xác định thiệt hại và mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 61)

Theo quy định của Luật dân sự 2005, Điều 608, Điều 8 - Nghị quyết 388, Điều - Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước năm 2009. Nhìn chung, có sự giống nhau cơ bản về vấn đề xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.

Tài sản bị mất, bị phát mại là những tài sản đã không tìm thấy hoặc đã thuộc quyền sở hữu của người khác. Trong trường hợp này căn cứ để xác định thiệt hại cho tài sản là giá tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ hao mòn của tài sản đã bị phát mại, bị mất tại thời điểm giải quyết bồi thường. Có nghĩa thước đo giá trị cho các tài sản bị phát mại, bị mất là một tài sản khác (vật đo ngang giá) chứ không phải là tài sản đã bị phát mại, đã mất. Tuy nhiên, phải tính đến mức độ hao mòn của tài sản đã mất, đã phát mại, điều này thể hiện sự tương đương giá trị sử dụng của tài sản mà mốc thời gian để đo giá trị tài sản, giá trị hao mòn của loại tài sản này là tại thời điểm giải quyết bồi thường. Việc quy định như vậy cũng thể hiện sự khách quan trong việc xác định giá trị tài sản trên thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường. Nếu chúng ta xác định mốc thời gian trong quá khứ hoặc giá trị trong quá khứ để đo ngang giá với các loại tài sản này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khách quan hay khi xác định mốc thời gian trong tương tai hoặc một tài sản sẽ hình thành trong tương lai để đo ngang giá với những tài sản này thì tính khách quan, giá trị tương đương (vật đo ngang giá) cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy luật giá trị hàng hóa và ảnh hưởng đến nguyên tắc khách quan của tài sản trên thị trường trong quá trình giải quyết bồi thường.

Trường hợp tài sản bị hư hỏng là trường hợp tài sản đã bị mất đi một phần hoặc bị biến dạng, tài sản đó không còn nguyên vẹn như ban đầu nếu không sửa chữa, tôn tạo thì sẽ không còn nguyên tính năng sử dụng. Nên bắt buộc phải sửa chữa khôi phục lại tình trạng ban đầu. Vậy việc xác định thiệt hại trong trường hợp này cần lưu ý tới những vấn đề sau: nếu tài sản vẫn còn sửa chữa, khôi phục được thì thiệt hại được xác định là các chi phí có liên

quan cho việc sửa chữa, khôi phục tài sản theo giá thị trường về việc sửa chữa, khôi phục tại thời điểm giải quyết bồi thường. Nếu tài sản hư hỏng đến mức không thể sửa chữa, khôi phục được thì thiệt hại được xác định theo quy định về tài sản bị mất hoặc bị phát mại. Cho nên khi giải quyết trường hợp này cần xem xét thật rõ ràng, chính xác mức độ hỏng, tính toán % khả năng khôi phục để đảm bảo giải quyết bồi thường hợp lý, thỏa đáng tránh tình trạng lãng phí, lạm dụng ngân sách.

Ví dụ: Anh A bị tạm giam, bị tịch thu 01 chiếc xe ô tô. Sau khi cơ quan điều tra, xác minh làm rõ A không có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Trong thời gian bị thu giữ, chiếc xe của A bị hư hỏng không nổ được máy, mất một số đèn pha, mất gương xe, xây xát một phần sơn xe….Vậy trong trường hợp này, thiệt hại do tài sản của A bị xâm phạm được xác định là chiếc xe ô tô gồm: phần chi phí cho việc sửa chữa, khôi phục lại chiếc xe ô tô như sơn sửa, thay các bộ phận của chiếc xe bị mất như đèn xe, gương xe.

Trường hợp thiệt hại phát sinh do không khai thác sử dụng tài sản thì thiệt hại được xác định là thu nhập thực tế bị mất. Ví dụ: A làm nghề lái xe ôm chuyên nghiệp, thu nhập 01 tháng bình quân 2.000.000đ. Do bị tình nghi vận chuyển ma túy bằng chính chiếc xe ôm đó nên A bị tạm giữ, chiếc xe bị thu giữ cho quá trình phục vụ điều tra. Sau khi cơ quan điều tra xác minh làm rõ A không thực hiện hành vi nói trên. Vậy thiệt hại về tài sản cho A trong trường hợp này được xác định là thiệt hại phát sinh do không sử dụng chiếc xe được xác định là khoản thu nhập thực tế bị mất tức là khoản thu nhập bình quân 2.000.000đ/tháng từ việc sử dụng chiếc xe.

Đối với tài sản trên thị trường có cho thuê thì thu nhập thực tế bị mất được xác định phù hợp với mức giá thuê của tài sản cùng loại tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm giải quyết bồi thường. Ví dụ: S bị thu giữ 01 chiếc xe ô tô 04 chỗ cho thuê với giá 650.000 đ/ngày, do bị nghi là phương tiện vận chuyển ma túy. Khi cơ

quan điều tra xác minh làm rõ xe của S không phải là phương tiện vận chuyển ma túy. Phần thu nhập thực tế của A bị mất được xác định không phải là giá 650.000đ/ngày từ chính xe của S mà phải căn cứ vào giá thuê của một chiếc ô tô 04 chỗ cùng loại như của S trên thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường. Giá cả thị trường có thể đã thay đổi lên hoặc xuống tại thời điểm giải quyết bồi thường nên không thể căn cứ vào giá mà S cho thuê trước thời điểm giải quyết bồi thường và để đảm bảo tính khách quan trong vấn đề xác định mức thu nhập thực tế được bồi thường cho S cũng không thể căn cứ vào giá cho thuê chính từ chiếc xe của S.

Trường hợp trên thị trường tài sản không có cho thuê thì thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu nhập do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm xảy ra thiệt hại.

Ví dụ: Xưởng sản xuất bánh kẹo của A do bị nghi ngờ đang sản xuất ma túy tổng hợp do bị cơ quan điều tra quyết định đình chỉ hoạt động sản xuất 15 ngày. Sau khi xác minh làm rõ xưởng sản xuất của A không phục vụ cho việc nói trên. Trước khi bị gây thiệt hại (bị đình chỉ hoạt động), trung bình thu nhập từ xưởng sản xuất bánh kẹo đem lại khoảng 100 triệu/tháng. Do vậy thiệt hại do thu nhập thực tế của A bị mất trong trường hợp này chính là thiệt hại do thu nhập từ xưởng bánh kẹo đem lại bình quân mỗi thoáng.

Trường hợp tài sản bị kê biên được giao cho người bị thiệt hại hoặc người khác quản lý thì chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại về tài sản được xác định là những thiệt hại được bồi thường. Ví dụ: Trường hợp xưởng sản xuất bánh kẹo của A bị kê biên toàn bộ số nguyên vật liệu để sản xuất bánh kẹo và cơ quan điều tra giao cho chính những người trực tiếp sản xuất ở xưởng của A quản lý. Vậy thiệt hại được xác định ở đây là các chi phí cho việc bảo quản số nguyên vật liệu bị kê biên đó như chi phí bảo quản đông lạnh nếu các nguyên vật liệu đó cần phải đảm bảo ở nhiệt độ đông lạnh, chi phí phơi sấy nếu nguyên liệu cần được phơi sấy mới không bị biến đổi phẩm chất,

giá trị của nó. Nhưng trên thực tế để xác định loại tài sản bị thiệt hại trong trường hợp này không dễ dàng bởi những nguyên nhân khác nhau.

Ví dụ:

Cũng trong vụ án ông Lưu Việt Hồng, ngoài các khoản thiệt hại về tinh thần, thu nhập thực tế bị mất, tiền khai thác chợ rau… mà ông Hồng đã được bồi thường còn có một khoản đòi bồi thường gây tranh cãi, đó là ngày 12/06/1990 cơ quan điều tra Công an tỉnh Bến Tre ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Hồng. Lệnh này được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre phê chuẩn lệnh bắt tạm giam ông Hồng về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Trong khi bắt ông Hồng, cơ quan điều tra ra quyết định kê biên một số tài sản như nhà cửa, bàn ghế, chén đĩa… và giao cho gia đình ông quản lý. Sau khi tài sản của ông Hồng bị cơ quan điều tra kê biên, Ủy ban nhân dân xã Nhơn Thạnh đã cho người đến mang tất cả những vật dụng đó về xã và "phát mại". Không chỉ vậy, cá dưới ao ông Hồng nuôi đang đến thời kỳ thu hoạch cũng bị Ủy ban nhân dân xã cho người kéo lên bán sạch. Chưa hết, gần 29.000m2 đất vườn trồng dừa của ông Hồng cũng bị Ủy ban nhân dân xã đem bán nốt. Bị tạm giam hơn 8 tháng thì ông Hồng được thay đổi biện pháp ngăn chặn. Vụ án sau đó được Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre đưa ra xét xử và tuyên ông Hồng không phạm tội. Sau khi được tuyên vô tội, ông Hồng đã nhiều lần làm đơn gửi Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre yêu cầu bồi thường thiệt hại do đã truy tố oan ông.

Theo đơn đòi bồi thường thiệt hại gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre, ông Hồng yêu cầu cơ quan này trả cho ông hơn 8 tỷ đồng, bao gồm các khoản thiệt hại tổn thất về tinh thần do bị bắt giam oan, thiệt hại về vật chất do tài sản (đất đai, vườn tược, hoa màu, tủ bàn ghế…) mà cơ quan điều tra kê biên đã bị Ủy ban

nhân dân xã Nhơn Thạnh "phát mại" trái phép. Sau khi Tòa án nhân dân thị xã Bến Tre thụ lý vụ kiện, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre mời ông Hồng đến thương lượng bồi thường thiệt hại. Trong quá trình thương lượng, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre chỉ chấp nhận bồi thường thiệt hại về tinh thần do truy tố oan ông với số tiền tổng cộng là 84,8 triệu đồng. Đối với phần thiệt hại về vật chất hơn 7 tỷ đồng (tính theo thời giá hiện nay), Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre không đồng ý bồi thường.

Theo quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre thì thiệt hại về vật chất theo khoản 2 điều 8 nghị quyết 388 là những tài sản do cơ quan tố tụng trực tiếp kê biên, quản lý; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Nhưng trong vụ ông Hồng, tài sản do cơ quan tố tụng kê biên giao cho gia đình quản lý, nhưng Ủy ban nhân dân xã Nhơn Thạnh là cơ quan đứng ra bán, không thuộc quyền kiểm soát của cơ quan tố tụng. Do vậy, hành vi "phát mại" trái phép tài sản đang bị kê biên, theo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre, Ủy ban nhân dân xã Nhơn Thạnh phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Với lập luận đó, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre cho rằng ông Hồng không thể kiện Viện kiểm sát tỉnh để đòi bồi thường thiệt hại về tài sản theo Nghị quyết 388 mà phải kiện Ủy ban nhân dân xã Nhơn Thạnh ra tòa để đòi bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật do chính Ủy ban nhân dân xã gây ra.

Thế nhưng, theo quan điểm của giới luật sư, luật gia cũng như một số thẩm phán, những thiệt hại theo quy định tại khoản 2 điều 8 Nghị quyết 388 phải được hiểu là những thiệt hại vật chất từ việc ra các quyết định khởi tố, truy tố, xét xử oan gây thiệt hại cho người bị oan thì cơ quan tố tụng được xác định gây oan sai phải bồi thường.

Do vậy, thiệt hại tài sản của ông Hồng đều bắt nguồn từ việc khởi tố, truy tố oan của các cơ quan tố tụng tỉnh Bến Tre nên những thiệt hại đó đều được tính là thiệt hại về vật chất cho người bị oan do người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự gây ra và phải đưa chung vào vụ kiện đòi bồi thường theo Nghị quyết 388, không thể tách rời thành một vụ kiện riêng.

Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre phải là bị đơn trong vụ kiện của ông Hồng và phải có nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại cho ông Hồng. Còn việc Ủy ban nhân dân xã Nhơn Thạnh "phát mại" trái phép tài sản của ông Hồng đã bị kê biên là vi phạm pháp luật cần phải được xử lý và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã Nhơn Thạnh bồi thường lại phần thiệt hại mà họ đã gánh thay [64]. Đối với các trường hợp tài sản là các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước thì phải hoàn trả cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ. Đặc biệt đối với các khoản tiền vay có lãi và không có lãi thì đều phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi hợp pháp tại thời điểm giải quyết bồi thường. Đây là một quy định rất công bằng, khách quan nhằm bảo vệ mọi lợi ích hợp pháp của người bị gây thiệt hại, đảm bảo tối đa nguyên tắc bồi thường công khai, kịp thời, đúng pháp luật và đảm bảo nguyên tắc chung của Luật dân sự là thiệt hại được bồi thường toàn bộ, kịp thời.

Một phần của tài liệu Xác định thiệt hại và mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)