Các yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 81)

vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG nhằm đưa những quy định tưởng chừng "trên giấy" trở nên thiết thực, thực sự là

công cụ pháp lý hữu hiệu mà các bên chủ thể tham gia quan hệ bảo đảm tiền vay bằng GTCG sử dụng để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình. Các yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam, tựu trung lại chính là:

- Việc hoàn thiện pháp luật phải dựa trên đặc điểm hình thành, phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam;

- Việc hoàn thiện pháp luật phải xuất phát từ chính yêu cầu nội tại của quan hệ bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam;

- Việc hoàn thiện pháp luật phải căn cứ vào yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của Việt Nam.

Trước hết, về đặc điểm hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam

Việt Nam là đất nước lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đường lối này đã xác định nên đặc điểm của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa luôn có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý, điều tiết ở tầm vĩ mô của Nhà nước. Vì vậy, mọi hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật đều phải tuân theo những định hướng, chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam có những đặc điểm riêng đòi hỏi sự phù hợp của pháp luật. Nước ta đi lên từ xuất phát điểm là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nhỏ, manh mún nên sự giao thương quốc tế gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường Việt Nam được chuyển đổi từ một nền kinh tế tập

trung bao cấp đã tồn tại rất lâu trong cả thời kỳ chiến tranh và khi đất nước được hòa bình với hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các quan hệ hàng hóa - tiền tệ trong xã hội vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung nên quan hệ tín dụng thương mại chưa được thừa nhận. Ngành tài chính ngân hàng đã tồn tại rất lâu trong nền kinh tế thị trường nhưng đối với Việt Nam vẫn còn nhiều mới mẻ. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung cũng như pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam nói riêng.

Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ trong một nền kinh tế thị trường đang phát triển, vấn đề tạo hành lang pháp lý hoàn thiện điều chỉnh quan hệ bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào quan hệ này càng trở nên cấp thiết. Vì vậy, việc nắm rõ đặc điểm hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phương hướng hoàn thiện pháp luật.

Hai là, về yêu cầu nội tại của quan hệ bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam.

Mọi hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật đều phải dựa vào thực tiễn, nhằm áp dụng trong thực tiễn. Vì vậy, việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung và pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại các TCTD ở Việt Nam nói riêng phải xuất phát từ chính thực tiễn của quan hệ bảo đảm dân sự và quan hệ bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam, xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể trong các quan hệ này.

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển phức tạp, ngành tài chính ngân hàng đóng vai trò là công cụ quan trọng trong việc điều tiết việc cung ứng nguồn vốn ra thị trường. Chính vì vậy, việc bảo đảm an toàn hoạt

động của các TCTD là nhiệm vụ cần kíp và không thể "lơ là". Muốn làm được điều này, trước hết pháp luật phải tạo ra được hành lang pháp lý vừa an toàn, thuận tiện cho hoạt động của TCTD.

Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền lợi người vay vốn, bên bảo đảm trong quan hệ bảo đảm tiền vay cũng luôn phải được pháp luật quan tâm. Vì trong mối quan hệ vay vốn với TCTD trên thực tế, họ là những người "cần vốn", thường phải phụ thuộc vào quyết định của TCTD, nên nếu pháp luật không có được những quy định rõ ràng, thống nhất thì những người vay vốn hay bên bảo đảm tiền vay luôn ở trong "thế yếu".

Trước những yêu cầu nội tại của mối quan hệ bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại các TCTD ở Việt Nam, nhiều quy định pháp luật về vấn đề này đã trở nên lạc hậu, xa rời thực tế, bộc lộ nhiều bất cập. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật phải bảo đảm tính đầy đủ, đồng bộ và thống nhất và pháp luật phải dễ hiểu, dễ áp dụng vào thực tế để đảm bảo bảo vệ hài hòa các quyền và lợi ích của Nhà nước, của TCTD và của cả người vay vốn, người sở hữu GTCG dùng làm tài sản bảo đảm.

Cuối cùng, về yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của Việt Nam.

Việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào hoạt động kinh tế quốc tế đòi hỏi pháp luật Việt Nam phải phù hợp, phải tương thích với pháp luật của các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là phải phù hợp với các cam kết song phương, đa phương, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia "sân chơi chung" của quốc tế.

Để đáp ứng được điều này thì trong tiến trình hoàn thiện pháp luật, pháp luật phải kế thừa, phát huy được các quy định pháp luật tiến bộ, phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó phải ghi nhận, phát triển được các quy định mới phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động của TCTD nói riêng và đời sống kinh tế xã hội tại Việt Nam nói chung trên cơ sở nghiên cứu, học tập kinh nghiệm lập

pháp tiến bộ của các nước trong khu vực và trên thế giới. Pháp luật phải có nhiều quy định được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực pháp lý quốc tế. Đây là mục tiêu đầy khó khăn với các nhà làm luật cũng như các nhà hoạch định chính sách trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)