Xây dựng cơ chế đồng bộ nhằm hỗ trợ, hướng dẫn, quản lý giám sát và bảo đảm thực hiện trên thực tế bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ

Một phần của tài liệu Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 94 - 98)

giám sát và bảo đảm thực hiện trên thực tế bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam

Giao dịch bảo đảm tiền vay bằng GTCG không chỉ đơn thuần chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự nói chung, pháp luật dân sự quy định về bảo đảm giao dịch bảo đảm nói riêng mà còn chịu sự điều chỉnh của rất nhiều văn bản luật chuyên ngành khác liên quan đến tổ chức, hoạt động của TCTD, đến phát hành GTCG và liên quan đến giao dịch của GTCG trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, các giao dịch bảo đảm tiền vay bằng GTCG cũng không nằm ngoài sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật về tố tụng dân sự, trọng tài hay tố tụng hình sự khi có tranh chấp xảy ra hoặc khi giao dịch có dấu hiệu phạm tội. Ngoài việc được nhiều ngành luật điều chỉnh, thì bảo đảm tiền vay bằng GTCG cũng liên quan đến nhiều chủ thể, từ tổ chức phát hành GTCG, đến các công ty chứng khoán, công ty lưu ký GTCG, các bên trong quan hệ mua bán GTCG, các bên trong quan hệ giao dịch bảo đảm bằng GTCG.

Chính vì vậy, giao dịch bảo đảm bằng GTCG tại các TCTD chỉ thực sự diễn ra thuận lợi, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể tham gia giao dịch khi cả hệ thống pháp luật điều chỉnh trực tiếp và gián tiếp đến giao dịch này được thiết lập theo một thể thống nhất, đồng bộ, tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm hỗ trợ, hướng dẫn, quản lý giám sát và bảo đảm thực hiện trên thực tế giao dịch bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại các TCTD.

Các giải pháp đề xuất cụ thể cho vấn đề này là:

- Pháp luật nên quy định ràng buộc về cơ chế, trách nhiệm phối hợp thực hiện giữa các chủ thể có liên quan như tổ chức phát hành GTCG, công ty chứng khoán lưu ký GTCG với TCTD nhận GTCG làm tài sản bảo đảm trong việc xác nhận tính hợp lệ, hợp pháp, xác nhận quyền sở hữu GTCG bảo đảm; trong việc chuyển giao GTCG và các chứng thư chứng minh quyền sở hữu

GTCG làm tài sản bảo đảm; trong việc giám sát, quản lý tài sản bảo đảm là GTCG và trong việc xử lý tài sản bảo đảm là GTCG để thu hồi nợ vay khi bên vay không hoàn thành nghĩa vụ như đã cam kết với TCTD cho vay.

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan chức năng như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, NHNN, Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam, … trong việc ban hành các văn bản liên ngành hướng dẫn lựa chọn loại GTCG có tính ổn định, tính thanh khoản cao để nhận làm tài sản bảo đảm, ban hành các quy trình phối hợp thực hiện trong việc nhận GTCG làm tài sản bảo đảm.

- Đưa ra các biện pháp và công cụ tài chính để đảm bảo tính ổn định của thị trường chứng khoán nhằm tránh trường hợp thị trường chứng khoán biến động thất thường theo xu hướng giảm, từ đó tránh tình trạng các TCTD nhận bảo đảm đứng trước thách thức phải "giải chấp" hàng loạt GTCG để thu hồi nợ.

- Phải có các biện pháp hỗ trợ để TCTD có lộ trình "giải chấp" hợp lý hoặc ngưng "giải chấp" các hợp đồng bảo đảm GTCG (như NHNN thực hiện tái cấp vốn cho các TCTD) khi thị trường chứng khoán bất thường nhưng vẫn đảm bảo TCTD không gặp khó khăn trong thanh khoản, không rơi vào tầm kiểm soát đặc biệt của NHNN khi có nợ quá hạn vượt quá giới hạn cho phép.

- Ngoài ra, các biện pháp hỗ trợ các bên trong giao dịch bảo đảm lựa chọn và áp dụng biện pháp thích hợp để xử lý, "giải chấp" các hợp đồng bảo đảm GTCG nhằm thu được giá trị cao nhất từ việc xử lý GTCG từ đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bên bảo đảm, bên vay vốn, cũng như TCTD nhận bảo đảm.

Pháp luật điều chỉnh về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam cần phải được hoàn thiện và cần có sự "quan tâm" của các nhà làm luật vì đây là đòi hỏi khách quan và tất yếu trong tiến trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Việc hoàn thiện pháp luật phải xuất phát từ các căn cứ, yêu cầu cụ thể, phải được thực hiện theo phương hướng thống nhất và trên cơ sở các giải pháp hoàn thiện cụ thể, đồng bộ.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại các TCTD có thể nhận thấy vai trò rất lớn của biện pháp này trong hoạt động cho vay của TCTD cũng như trong đời sống xã hội. Đối với TCTD, biện pháp bảo đảm tiền vay bằng GTCG là một trong những công cụ hỗ trợ cho TCTD bảo toàn nguồn vốn cho vay, tránh xảy ra các khoản nợ xấu gây ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của TCTD. Còn trong đời sống xã hội, nhờ có biện pháp này nên những người dân, doanh nghiệp hay tổ chức khác đang cần vốn để đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh hay để cải thiện, nâng cao đời sống có cơ hội rất lớn để vay vốn từ các TCTD.

Mặc dù vậy, pháp luật hiện hành quy định về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD vẫn còn rất nhiều hạn chế. Pháp luật quy định còn chung chung, chưa rõ ràng, nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ tạo ra nhiều cách hiểu và cách áp dụng pháp luật trên thực tế không thống nhất, nhiều khi không đúng. Chính vì vậy, biện pháp bảo đảm tiền vay bằng GTCG vẫn còn nhiều hạn chế khi áp dụng vào thực tiễn, dẫn đến việc biện pháp này đã không còn được coi là biện pháp hữu hiệu, an toàn để các TCTD áp dụng vào hoạt động cho vay của mình. Bảo đảm tiền vay bằng GTCG ngày càng mất đi vị trí ưu thế so với hàng loạt các biện pháp bảo đảm bằng các loại tài sản khác như biện pháp thế chấp bất động sản, thế chấp quyền tài sản… Do đó, hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG là một đòi hỏi tất yếu và cấp thiết. Tuy nhiên, việc hoàn thiện cả hệ thống pháp luật cồng kềnh không phải là việc dễ dàng, hay có thể hoàn thành trong ngày một, ngày hai. Việc hoàn thiện pháp luật đòi hỏi cả một quá trình dài, phải được thực hiện theo những bước, lộ trình cụ thể kèm theo việc hoàn thiện các thiết chế khác trong đời sống kinh tế - xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp bảo đảm tiền vay bằng GTCG đối với hoạt động của TCTD và đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trong xã hội, luận văn đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại các TCTD ở Việt Nam. Qua nghiên cứu luận văn có thể khái quát các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng GTCG, cũng như nắm bắt được hệ thống văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh về bảo đảm tiền vay bằng GTCG, từ đó thấy được những thuận lợi cũng như các khó khăn, vướng mắc, bất cập khi áp dụng các quy định pháp luật này vào thực tiễn hoạt động tại các TCTD ở Việt Nam.

Các nội dung trình bày trong luận văn xoáy vào các khía cạnh pháp lý khác nhau của biện pháp bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại các TCTD. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này chưa có điều kiện phân tích sâu các khía cạnh pháp lý đã đặt ra, cũng như chưa thể đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết mọi nội dung liên quan đến đảm bảo tiền vay bằng GTCG tại TCTD. Luận văn mới chỉ dừng lại ở việc gợi mở một số khía cạnh pháp lý cơ bản liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại các TCTD.

Để lý giải cặn kẽ, thấu đáo các khía cạnh pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD mà luận văn đã đặt ra cũng như các vấn đề pháp lý khác có liên quan thì cần có sự tham gia nghiên cứu và giải quyết của các chuyên gia tài chính ngân hàng, của các luật gia, luật sư, của các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý... ở các công trình khoa học tiếp theo.

Một phần của tài liệu Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)