Loại hợp đồng bảo đảm được ký kết

Một phần của tài liệu Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 60)

Như đã phân tích ở phần đầu bài viết, BLDS năm 2005 đã phân biệt rõ cầm cố tài sản là việc "giao tài sản" (Điều 326), còn thế chấp tài sản là việc "không chuyển giao tài sản" (Điều 342), theo đó thì bất kỳ loại tài sản nào cũng đều có thể dùng để thế chấp và cầm cố tùy vào việc các bên thỏa thuận bên bảo đảm có chuyển giao tài sản cho bên nhận bảo đảm hay không. Vì vậy, GTCG với tư cách là một loại tài sản cũng sẽ đương nhiên được áp dụng theo nguyên tắc trên, nếu bên bảo đảm chuyển giao GTCG cho bên nhận bảo đảm thì đó là cầm cố, còn nếu không chuyển giao sẽ là thế chấp, các bên có quyền lựa chọn áp dụng một trong hai biện pháp này. Nhưng các văn bản pháp luật về GTCG (Luật CCCCN, Quy chế phát hành GTCG) và Nghị định số 163 lại ấn định GTCG được sử dụng để cầm cố mà không hề đề cập đến biện pháp thế chấp. Trong các văn bản pháp luật này, GTCG (trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, GTCG khác…) đang được xem là đối tượng được dùng để cầm cố. Qua đây cho thấy, các văn bản pháp luật này đã không bám sát quy định tại Điều 326 và 342 của BLDS năm 2005, đồng nghĩa với việc "phá vỡ" nguyên tắc lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm mà BLDS năm 2005 đã đặt ra, làm mất đi tính thống nhất của pháp luật.

Chính thực trạng pháp luật này đã dẫn đến thực tế hiện nay là, đối với giao dịch bảo đảm bằng GTCG tại TCTD, các TCTD đều ban hành các văn bản nội bộ về cho vay cầm cố GTCG và hướng dẫn xác lập hợp đồng cầm cố chứ không xác lập hợp đồng thế chấp GTCG. Hợp đồng cầm cố thường được xác lập theo mẫu của TCTD dưới dạng hợp đồng cầm cố riêng biệt hoặc lập chung với hợp đồng vay.

Một phần của tài liệu Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)