Khái quát pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33)

giá tại tổ chức tín dụng

1.4.1. Khái quát pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng tại tổ chức tín dụng

Giấy tờ có giá dưới hình thức như là hối phiếu, chứng khoán, … đã tồn tại nhiều năm ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Tuy nhiên, trước

những năm 1990, việc phát hành các giấy tờ này vẫn còn là vấn đề mới mẻ đối với Việt Nam.

Lần đầu tiên, vào năm 1990 các loại công trái xây dựng tổ quốc, giao dịch phát hành GTCG của TCTD (cụ thể hơn là trái phiếu ngân hàng) được quy định tại Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày 24/5/1990.

Năm 1995, Bộ luật Dân sự đầu tiên của nước Việt Nam ra đời ghi nhận chính thức GTCG là một loại tài sản được dùng làm tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ trong giao dịch dân sự (Khoản 2 Điều 327

BLDS năm 1995).

Đến năm 1997, giao dịch phát hành trái phiếu ngân hàng và các GTCG khác tiếp tục được quy định trong Luật Các TCTD số 07/1997/QHX được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 20/2004/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004). Năm 1999, Pháp lệnh Thương phiếu ra đời ghi nhận thêm một loại GTCG trong lĩnh vực thương mại, ngân hàng và trong pháp luật dân sự.

Khi BLDS năm 2005 ra đời thay thế BLDS năm 1995, GTCG tiếp tục được ghi nhận là một loại tài sản được dùng làm tài sản bảo đảm (tại Điều 321). Đến năm 2006, khi Nghị định 163 ra đời thì giao dịch bảo đảm tiền vay bằng GTCG đã được quy định cụ thể hơn về các nội dung như loại GTCG được dùng làm tài sản bảo đảm, quyền của bên nhận cầm cố GTCG, xử lý tài sản bảo đảm là GTCG.

Từ năm 2005 đến 2006, các văn bản luật quan trọng liên quan đến GTCG liên tiếp được ban hành như Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật CCCCN, Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (Nghị định số 52). Đây là

những văn bản luật quy định liên quan về cổ phiếu, chứng khoán, các CCCN… với tư cách là những loại GTCG, trong đó Luật CCCCN quy định khá cụ thể về quyền cầm cố, chuyển giao CCCN để cầm cố và xử lý CCCN được cầm cố.

Năm 2008, Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành GTCG đã tiếp tục ghi nhận GTCG do TCTD phát hành được dùng làm tài sản cầm cố trong giao dịch dân sự. Cũng vào năm 2008, NHNN ban hành Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1 tháng 2 năm 2008 về cho vay, chiết khấu GTCG để đầu tư và kinh doanh chứng khoán theo đó quy định TCTD được cho vay dưới hình thức cầm cố chứng khoán và/hoặc bảo đảm bằng tài sản khác đối với khách hàng sử dụng vốn vay để mua các loại chứng khoán. Gần đây nhất, vào năm 2010, Luật Các TCTD, Luật NHNN và Luật Chứng khoán cũng được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung có quy định liên quan đến GTCG.

Mặc dù, văn bản pháp luật có quy định liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD được liệt kê ra khá nhiều như trên đây. Tuy nhiên, một quy chế pháp lý chuẩn, đầy đủ và thống nhất cho biện pháp này lại chưa được thiết lập. Xét trong phạm vi hoạt động của các TCTD, NHNN cũng chưa ban hành quy chế, quy trình nào về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng có bảo đảm bằng GTCG. Bởi vậy, việc thực hiện bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD hiện đang ở trong tình trạng mạnh ai nấy làm theo các quy chế riêng do mỗi TCTD tự đặt ra, không theo một "quy chuẩn" pháp lý thống nhất nào.

1.4.2. Nội dung của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng giá tại tổ chức tín dụng

Nội dung của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp và liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD. Vấn đề đặt ra là pháp luật điều chỉnh về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD quy định những gì ? Việc trả lời câu hỏi này cần dựa trên hệ thống các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng

GTCG tại TCTD. Các văn bản pháp luật hiện hành chủ yếu đề cập đến các nội dung về GTCG, quyền của chủ sở hữu GTCG dùng GTCG đó làm tài sản bảo đảm, các loại GTCG được dùng làm tài sản bảo đảm, hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng GTCG. Đây là các "chất liệu" tạo dựng quan hệ, trao quyền cho các chủ thể bảo đảm tiền vay bằng GTCG, hướng đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể trong quan hệ bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD. Sau đây, luận văn xin nêu ra một số quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD.

1.4.2.1. Quy định của pháp luật về loại giấy tờ có giá được dùng làm tài sản bảo đảm

Trong giao dịch bảo đảm tiền vay bằng GTCG, các bên chủ thể giao dịch được tự do, tự nguyện thỏa thuận loại GTCG dùng làm tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, sự tự do thỏa thuận đó phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn mà pháp luật cho phép, tức là loại GTCG mà các bên lựa chọn làm tài sản bảo đảm nghĩa vụ phải được pháp luật cho phép đưa vào giao dịch và thỏa mãn các điều kiện khác mà pháp luật đã đặt ra.

Có thể nói, GTCG rất đa dạng nên quy định pháp luật về loại GTCG được dùng làm tài sản bảo đảm cũng không chỉ gói gọn trong một văn bản pháp luật duy nhất mà nằm rải rác tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau như BLDS năm 2005, Luật CCCCN, Quy chế phát hành GTCG, Nghị định số 52, Nghị định số 163,...

Tuy vậy, pháp luật hiện hành chỉ quy định theo hướng liệt kê các loại GTCG được dùng làm tài sản bảo đảm (ví dụ như, Điều 321 BLDS năm 2005 quy định rằng trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu và GTCG khác được dùng làm tài sản bảo đảm, còn Luật CCCCN lại quy định hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc được dùng làm tài sản cầm cố (Điều 36, Điều 57).

Các điều kiện của GTCG được dùng làm tài sản bảo đảm hiện được quy định rất chung rằng, giấy tờ có giá làm tài sản bảo đảm phải là GTCG

được phép giao dịch. Một số trường hợp, pháp luật có quy định thêm rằng, một GTCG cụ thể được phép dùng trong các giao dịch khác nhưng trong giao dịch bảo đảm tiền vay lại không được thực hiện.

Mặc dù, pháp luật hiện hành chưa có quy định rõ ràng, cụ thể về điều kiện của GTCG dùng làm tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, qua việc kết nối các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD, tác giả cho rằng, một GTCG được dùng làm tài sản bảo đảm khi thỏa mãn hai điều kiện cơ bản: GTCG phải thuộc sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm (bên bảo đảm có toàn quyền quyết định việc dùng GTCG đó làm tài sản bảo đảm) và GTCG phải được phép giao dịch (được phép tham gia giao dịch bảo đảm).

1.4.2.2. Quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục nhận tài sản bảo đảm tiền vay là giấy tờ có giá

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên vay, bên bảo đảm cũng như bên nhận bảo đảm (là tổ chức tín dụng), khi thực hiện bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD các bên chủ thể phải tuân thủ theo các trình tự, thủ tục nhất định.

Mặc dù vậy, pháp luật hiện hành chưa có văn bản quy định riêng về trình tự, thủ tục nhận GTCG làm tài sản bảo đảm tiền vay tại TCTD. Trình tự, thủ tục thực hiện trong trường hợp này phải tuân theo quy định chung về nhận tài sản bảo đảm tại BLDS năm 2005 và các hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 163, Nghị định số 83 và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Theo quy định tại Nghị định số 163, trình tự thủ tục chung khi nhận tài sản bảo đảm sẽ là: giao kết giao dịch bảo đảm, công chứng, chứng thực giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, thực hiện giao dịch bảo đảm (bên bảo đảm chuyển giao tài sản, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm; bên nhận bảo đảm thực hiện quyền quản lý, giám sát, kiểm tra tài sản bảo đảm là GTCG trong suốt thời gian hiệu lực của giao dịch bảo đảm) và cuối cùng là xử lý tài sản bảo đảm.

Qua các quy định tại Nghị định số 163, Nghị định số 83 có thể thấy, đối với bảo đảm tiền vay bằng GTCG thì thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm không phải là thủ tục bắt buộc. Hiệu lực của bảo đảm tiền vay bằng GTCG không phụ thuộc vào việc giao dịch bảo đảm này có được công chứng hay không. Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay bằng GTCG cũng không thuộc diện pháp luật "yêu cầu" phải thực hiện. Các thủ tục này được lựa chọn thực hiện theo thỏa thuận của các bên trong giao dịch nếu họ thấy cần thiết.

1.4.2.3. Quy định của pháp luật về hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá

Khi thiết lập biện pháp bảo đảm tiền vay bằng GTCG, các bên chủ thể phải xác định rõ loại biện pháp bảo đảm được áp dụng là cầm cố, thế chấp hay ký quỹ và tương ứng là loại hợp đồng cần ký kết để thiết lập biện pháp bảo đảm đó.

Theo BLDS năm 2005 thì biện pháp cầm cố hay thế chấp khác nhau ở việc bên bảo đảm có thực hiện chuyển giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm hay không, theo đó cầm cố là việc chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố, còn thế chấp thì không có việc chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Tuy nhiên, đối với một số tài sản cụ thể thì pháp luật hiện hành lại quy định rõ là chỉ có thế chấp hoặc cầm cố chứ không hoàn toàn dựa theo yếu tố chuyển giao hay không. Ví dụ, một số loại tài sản chỉ thế chấp như quyền sử dụng đất (Luật Đất đai năm 2003), nhà ở (Luật Nhà ở năm 2005), tàu cá (Luật Thủy sản năm 2003), tàu biển (Bộ luật Hàng hải năm 2005). Và một số tài sản khác thì chỉ có cầm cố như các CCCN là séc, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ (Luật CCCCN), tín phiếu, trái phiếu và các GTCG do TCTD phát hành (Quy chế phát hành GTCG). Tại Điều 19 về "Quyền của bên nhận cầm cố trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, GTCG", Nghị định số

Như vậy, theo như các văn bản pháp luật vừa liệt kê trên đây, pháp luật hiện hành đã mặc nhiên xác định GTCG chỉ sử dụng để cầm cố mà không sử dụng để thế chấp. Nếu GTCG cũng được thế chấp, thì các văn bản nói trên đã phải ghi thêm chữ "thế chấp" và Nghị định số 163 đã không ghi nhận GTCG vào Mục "Cầm cố tài sản". Vì vậy, loại hợp đồng được pháp luật xác định trong trường hợp nhận GTCG làm tài sản bảo đảm chính là hợp đồng cầm cố GTCG. Và trên thực tế, các TCTD cũng chỉ nhận GTCG làm tài sản bảo đảm theo biện pháp cầm cố GTCG thông qua việc ký xác lập hợp đồng cầm cố GTCG.

Pháp luật quy định, hợp đồng cầm cố GTCG phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính, hợp đồng cầm cố không cần có công chứng, việc công chứng có thể thực hiện khi các bên có thỏa thuận.

Liên quan đến xác định loại hợp đồng bảo đảm, Bộ luật Dân sự Nhật Bản cũng có quy định tương tự về xác lập hợp đồng cầm cố cổ phiếu. Theo bộ luật này thì "cổ phiếu dùng để cầm cố. Điều kiện có hiệu lực của cầm cố cổ

phiếu là chuyển giao thực tế cổ phiếu" [25, tr. 279; 289].

Trong hợp đồng cầm cố GTCG, đối tượng của hợp đồng là loại GTCG cụ thể mà bên cầm cố dùng để cầm cố, GTCG phải thuộc loại pháp luật cho phép dùng làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Theo quy định của pháp luật (Điều 328 BLDS năm 2005), các bên chủ thể của hợp đồng cầm cố GTCG tại TCTD bao gồm bên cầm cố (bên sở hữu GTCG) và bên nhận cầm cố (TCTD). Bên cầm cố là bên vay hoặc là bên thứ ba (thường có quan hệ thân thiết với bên vay và được TCTD chấp nhận) dùng GTCG thuộc sở hữu của mình cầm cố tại TCTD để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay của bên vay.

Các bên chủ thể hợp đồng cầm cố GTCG có các quyền, nghĩa vụ theo thỏa thuận và theo quy định của BLDS năm 2005 (từ Điều 330 đến Điều 333),

Nghị định số 163 (từ Điều 16 đến Điều 18, Khoản 3 Điều 19), Luật CCCCN (Điều 37, Điều 57) và quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng GTCG.

1.4.2.4. Quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá

Xử lý tài sản bảo đảm là GTCG phải phù hợp với quy định chung của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm. Đối với xử lý tài sản bảo đảm nói chung, BLDS năm 2005 và Nghị định số 163 đều quy định rất cụ thể về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm (Điều 336, 338, 355 BLDS năm 2005 và Điều 58 Nghị định số 163), phương thức xử lý tài sản bảo đảm, thời hạn xử lý tài sản bảo đảm và các nội dung khác liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm.

Việc xử lý tài sản bảo đảm theo nguyên tắc, trước tiên thực hiện theo thỏa thuận của các bên, có thể là thỏa thuận tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm hoặc thỏa thuận tại bất kỳ thời điểm nào khác trong quá trình thực hiện giao dịch bảo đảm. Trường hợp không có thỏa thuận thì xử lý theo quy định của pháp luật như khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận,...

Bên cạnh các quy định chung, việc xử lý tài sản bảo đảm là GTCG còn được thực hiện theo quy định riêng như sau:

Trước hết, về thủ tục thông báo xử lý tài sản bảo đảm là GTCG. Người xử lý GTCG có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý GTCG đó (trong khi đối với các loại tài sản bảo đảm khác thì trước khi xử lý tài sản, người xử lý phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý cho các bên cùng nhận bảo đảm khác hoặc đăng ký văn bản thông báo về xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm).

Tiếp đến, về cách thức xử lý tài sản bảo đảm là GTCG. Vì GTCG có liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau, các loại GTCG cũng rất đa dạng, được phát hành bởi nhiều chủ thể theo các quy chế pháp lý khác nhau nên việc xử lý GTCG được thực hiện theo quy định của pháp luật về GTCG.

Trong giai đoạn thi hành án, việc cưỡng chế xử lý tài sản là GTCG (thu giữ GTCG của người phải thi hành án và việc bán GTCG) được pháp luật hiện hành quy định thành khá cụ thể. Pháp luật trao quyền cho Chấp hành viên thực hiện thu giữ GTCG khi phát hiện người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ GTCG của người phải thi hành án, đồng thời pháp luật cũng ấn định nghĩa vụ của người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ GTCG của người phải thi hành trong việc chuyển giao GTCG cho cơ quan thi hành án.

1.4.2.5. Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan

Một phần của tài liệu Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)