đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam
Thứ nhất, cần xây dựng khái niệm GTCG với tư cách là một loại tài
sản trong hệ thống pháp luật dân sự cũng như các thuộc tính của nó để giúp cho việc áp dụng pháp luật được dễ dàng, người dân cũng dễ tiếp cận làm tăng tính khả thi của các quy định pháp luật về vấn đề này.
Hiện nay, pháp luật quy định về GTCG cùng song song tồn tại rất nhiều văn bản khác nhau, từ BLDS năm 2005, Luật CCCCN, Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Các TCTD, Luật NHNN và đến Nghị định số 52, Quy chế phát hành GTCG… Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể về mặt nội dung, các quy định hiện hành về GTCG còn bộc lộ nhiều hạn chế như còn nhiều quy định chưa đủ, chưa rõ ràng hoặc còn bỏ ngỏ. Các quy định về GTCG ở mỗi văn bản lại khác nhau, không có sự thống nhất trong khái niệm cũng như đặc điểm của GTCG. Bộ luật Dân sự năm 2005 là bộ luật gốc ghi nhận GTCG là một loại tài sản lại không hề có điều luật nào giải thích GTCG là gì, có những đặc điểm gì. Giấy tờ có giá được BLDS năm 2005 và Nghị định số 163 xác định làm tài sản bảo đảm, nhưng GTCG hiện nay chỉ được hiểu như là một loại giấy tờ trị giá được bằng tiền mà thôi. Các văn bản khác cũng chỉ quy định dưới dạng liệt kê GTCG gồm những loại nào, chứ chưa khái quát lên được GTCG bản thân nó là gì. Ví dụ như Luật CCCCN đưa ra khái niệm về công cụ chuyển nhượng là GTCG, nhưng cũng không có định nghĩa vậy thực chất GTCG là gì?
Như vậy, việc tưởng chừng như đơn giản, hầu như khi nhắc đến GTCG ai cũng có thể cho rằng GTCG là một loại giấy tờ trị giá được bằng tiền nhưng chính tình trạng pháp luật quy định chung chung, không cụ thể cũng không có định nghĩa đầy đủ không những gây khó khăn cho người dân trong việc tìm hiểu pháp luật mà còn gây nhiều lúng túng, nhầm lẫn trong việc áp dụng pháp luật. Chính các TCTD đã gặp nhiều khó khăn trong việc xác
định loại giấy tờ nào là GTCG để làm tài sản bảo đảm, làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay có bảo đảm bằng GTCG của TCTD ở Việt Nam.
Nếu thuật ngữ pháp lý không được hiểu đúng và không được áp dụng đúng, quyền lợi của các bên liên quan không được đảm bảo, quan trọng hơn, nguyên tắc pháp chế bị vi phạm, tính tôn nghiêm của pháp luật không được bảo toàn. Chẳng hạn như đối với một số loại giấy tờ có ghi danh, có ghi nhận số tiền như sổ/thẻ tiết kiệm, sổ hưu trí, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... có phải là GTCG hay không. Chính vấn đề này đã có sự tranh luận giữa các cán bộ xét xử trong ngành tòa án, giữa các luật gia, luật sư và nhiều nhà nghiên cứu pháp luật giữa hai quan điểm trái ngược, công nhận và không công nhận đó là GTCG.
Để giải quyết tình trạng này, có chuyên gia cho rằng, cần phải thống nhất pháp luật điều chỉnh về GTCG. Khái niệm và các thuộc tính của GTCG cần được quy định rõ ràng tại Bộ luật Dân sự trên cơ sở đó các văn bản pháp luật chuyên ngành khác có cơ sở, căn cứ để viện dẫn khi có quy định liên quan đến GTCG. Quy định thống nhất về khái niệm GTCG, các khía cạnh pháp lý liên quan đến GTCG với tư cách là một tài sản để từ đó có thể xác định được chính xác những loại giấy tờ nào được coi là GTCG, GTCG khác với các loại tài sản khác như thế nào.
Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực chứng khoán, tài chính ngân hàng cũng phải có quy định thống nhất về khái niệm, đặc điểm của GTCG.
Theo tác giả, khái niệm GTCG có thể được xây dựng theo hướng:
GTCG trong quan hệ pháp luật dân sự được hiểu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định xét trong mối quan hệ pháp lý với chủ thể khác, trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự.
Thứ hai, xác định rõ loại biện pháp bảo đảm mà các bên chủ thể phải
áp dụng khi dùng GTCG làm tài sản bảo đảm chỉ là biện pháp cầm cố, chỉ là biện pháp thế chấp hay được quyền lựa chọn áp dụng một trong hai loại biện pháp này.
Giao dịch bảo đảm bằng GTCG được quy định tại BLDS năm 2005, Nghị định số 163 và các văn bản pháp luật khác như Luật CCCCN, Quy chế phát hành GTCG … Tuy nhiên, giữa các văn bản pháp luật này quy định không thống nhất về loại biện pháp bảo đảm bằng GTCG. Bộ luật Dân sự năm 2005 thì quy định chung rằng, bất kỳ loại tài sản nào cũng có thể lựa chọn đem làm tài sản thế chấp và tài sản cầm cố, kể cả GTCG. Còn các văn bản khác từ Luật CCCCN, Nghị định số 163 đến Quy chế phát hành GTCG đều quy định GTCG là tài sản dùng để cầm cố. Khi áp dụng các quy định pháp luật này vào thực tế, mặc dù BLDS năm 2005 có hiệu lực áp dụng cao hơn các văn bản liệt kê trên đây, nhưng hầu như các TCTD và bên bảo đảm chỉ áp dụng biện pháp cầm cố GTCG, mà không sử dụng biện pháp thế chấp GTCG như quy định của BLDS năm 2005. Điều này đã làm cho quy định về thế chấp GTCG tại Bộ luật này trở nên "thừa thãi" và "vô tác dụng", nguyên tắc áp dụng pháp luật cũng bị vi phạm khi văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn lại không được coi trọng để áp dụng trong thực tế.
Ngoài ra, có thực tế là các TCTD hầu như lại xác định nhầm sổ tiết kiệm là GTCG nên đem sổ tiết kiệm làm tài sản cầm cố, vì vậy đã làm cho giao dịch cầm cố sổ tiết kiệm vừa không đúng bản chất pháp lý, vừa có thể xảy ra rủi ro khi mà thời điểm có hiệu lực của cầm cố sổ tiết kiệm là thời điểm chuyển giao sổ tiết kiệm trong khi số tiền tiết kiệm lại chưa được chuyển giao. Đúng ra, sổ tiết kiệm chỉ là một chứng thư, giấy chứng nhận sở hữu số tiền tiết kiệm mà bên thế chấp phải chuyển giao cho TCTD nhận thế chấp khi các bên áp dụng biện pháp thế chấp số tiền gửi tiết kiệm để bảo đảm tiền vay.
Chính vì vậy, cần có sự sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành theo hướng ghi nhận thống nhất loại biện pháp bảo đảm áp dụng đối với tài sản là GTCG. Giấy tờ có giá sẽ chỉ được dùng làm tài sản thế chấp hay chỉ dùng làm tài sản cầm cố hoặc có thể áp dụng một trong hai biện pháp cầm cố và thế chấp tùy lựa chọn của các bên chủ thể. Cần có sửa đổi để tạo ra sự thống nhất giữa quy định của Bộ luật Dân sự với các văn bản hướng dẫn về giao dịch bảo đảm của, cũng như các văn bản pháp luật chuyên biệt, chuyên ngành khác của NHNN, của Ủy ban Chứng khoán có quy định về việc dùng GTCG làm tài sản bảo đảm.
Có sửa đổi được thống nhất như vậy, thì việc áp dụng trên thực tế mới rõ ràng, mới bám sát quy định của pháp luật và hơn nữa là không xảy ra tình trạng coi các văn bản hướng dẫn dưới luật là "luật gốc", chỉ áp dụng theo nó.
Thứ ba, cần có quy định thống nhất giữa pháp luật về hôn nhân gia
đình với hệ thống các văn bản về GTCG và bảo đảm tiền vay bằng GTCG đối với việc phân định quyền sở hữu GTCG của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Chủ sở hữu GTCG có đương nhiên được xác định bằng cách dựa vào tên của người được ghi trên GTCG (đối với GTCG ghi danh) và dựa vào việc ai là người đang cầm giữ GTCG (đối với GTCG vô danh). Hay phải xác định chủ sở hữu GTCG dựa vào nguyên tắc xác định và chứng minh tài sản chung, riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đây quả thật là vấn đề khó đã gây ra nhiều tranh cãi, nhiều quan điểm khác nhau. Các TCTD đứng giữa lựa chọn "một mất, một còn" hoặc là xem đó là tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nên đưa ra các yêu cầu rất chặt chẽ về điều kiện, thủ tục nhận GTCG làm tài sản bảo đảm gây ra nhiều phiền hà, khó khăn cho bên vay vốn cũng như bên bảo đảm; hoặc là xem đó là tài sản riêng của người được ghi trên GTCG (đối với GTCG ghi danh) và người đang cầm giữ GTCG (đối với GTCG vô danh) để xác định người đó là chủ sở hữu duy nhất GTCG nên họ có toàn quyền định đoạt GTCG khi dùng làm tài sản bảo đảm, do đó không yêu cầu các thủ tục
rườm rà như chứng minh tài sản riêng, hay yêu cầu cả hai vợ chồng cùng ký vào hợp đồng bảo đảm nhưng chính TCTD lại đứng trước rủi ro rất lớn khi nguy cơ chỉ thu được một nửa hoặc không thu được số tiền của GTCG luôn hiện hữu nếu người vợ hoặc chồng của chủ sở hữu GTCG có tranh chấp về quyền sở hữu GTCG. Khó khăn của các TCTD khi nhận GTCG làm tài sản bảo đảm đó là phải giải được bài toán tài sản chung, tài sản riêng đối với GTCG.
Để tháo gỡ khó khăn này cho các bên chủ thể trong giao dịch bảo đảm tiền vay bằng GTCG, pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về GTCG cần có quy định thống nhất đối với vấn đề xác định quyền sở hữu đối với tài sản là GTCG của một người trong thời kỳ hôn nhân. Hoặc ít nhất pháp luật về bảo đảm tiền vay cũng phải có văn bản hướng dẫn về việc xác định GTCG khi GTCG được dùng làm tài sản bảo đảm. Có như vậy thì việc nhận GTCG làm tài sản bảo đảm tiền vay mới có cơ sở pháp lý thống nhất để thực hiện, và sẽ không xảy ra tình trạng mỗi TCTD đưa ra một quy định riêng, mỗi TCTD làm theo một kiểu riêng chẳng ai giống ai. Và rõ ràng nếu thực hiện được theo cách thống nhất thì cả bên vay, bên bảo đảm và TCTD đều hài lòng vì đã có pháp luật bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.
Thứ tư, cần có quy định cụ thể, rõ ràng về cơ chế và quy trình thực
hiện nhận tài sản bảo đảm là GTCG đặc biệt là loại GTCG đã niêm yết, trong đó xác định rõ các trình tự, thủ tục thực hiện nhận GTCG làm tài sản bảo đảm, trình tự thủ tục và cách thức định giá, xác định giá trị của GTCG, quy định dự liệu xử lý các trường hợp GTCG tăng, giảm giá trị, quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm phối hợp của các bên có liên quan đến giao dịch bảo đảm bằng GTCG như công ty lưu ký, tổ chức phát hành GTCG,...
Có một thực tế hiện nay là biện pháp bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD đã được thực hiện tại hầu hết các TCTD, và là biện pháp được áp dụng khá phổ biến trong hoạt động cho vay của TCTD. Nhưng một quy trình chuẩn cho việc thực hiện biện pháp bảo đảm này lại chưa được pháp luật thiết lập. Ngoài các quy định chung về trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch bảo đảm và
đăng ký giao dịch bảo đảm tại BLDS năm 2005 và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Bộ luật này về giao dịch bảo đảm thì bảo đảm tiền vay bằng GTCG chưa hề có quy trình áp dụng riêng. Mặc dù, GTCG là loại tài sản đặc thù, có tính thanh khoản cao, luôn biến động về giá trị và quá trình từ khi GTCG được hình thành đến khi GTCG được đem làm tài sản bảo đảm, sau đó bị xử lý để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ có sự tham gia của rất nhiều chủ thể, phải trải qua rất nhiều bước khác nhau, nhưng lại không có cơ sở pháp lý rõ ràng để thực hiện.
Hoạt động của TCTD chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN, nên hầu như mọi hoạt động nghiệp vụ của TCTD đều được Ngân hàng Nhà nước có văn bản hướng dẫn cụ thể. Ví dụ, hoạt động cho vay có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước tại Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung; hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm có hướng dẫn của NHNN về nhận tiền gửi tiết kiệm … Nhưng việc TCTD cho vay trên cơ sở cầm cố GTCG thì NHNN lại không có văn bản hướng dẫn cụ thể. Phải chăng do NHNN luôn cho rằng các khoản vay được đảm bảo bằng GTCG là khoản vay không có rủi ro nên không cần hướng dẫn (Tại Quyết định số 13/2010/QĐ ngày 10 tháng 5 năm 2010 của NHNN quy định hệ số rủi ro khi TCTD cho vay có cầm cố GTCG bằng không).
Vì không có quy định, hướng dẫn riêng về trình tự, thủ tục nhận tài sản bảo đảm là GTCG, nên trên thực tế mỗi TCTD thực hiện theo trình tự, thủ tục riêng phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của TCTD đó. Hầu như TCTD nào cũng tự ban hành văn bản nội bộ hướng dẫn quy trình thực hiện cho vay trên cơ sở có bảo đảm bằng GTCG và quy trình nhận tài sản bảo đảm là GTCG, nhưng chẳng có TCTD nào quy định giống nhau. Điều này đã dẫn đến khó khăn cho bên vay và bên bảo đảm khi họ không biết thủ tục nào là cần thiết, thủ tục nào là không và họ luôn phải "chạy theo" các TCTD.
Tình trạng "loạn" quy trình cho vay có bảo đảm bằng GTCG chỉ chấm dứt khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định, hướng
dẫn về cách thức nhận tài sản bảo đảm là GTCG. Dẫu biết rằng pháp luật không nên can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ hoạt động của các TCTD, việc nhận tài sản bảo đảm bằng GTCG theo quy trình nào là quyền của TCTD tự quy định. Nhưng pháp luật cũng phải đưa ra được cơ sở pháp lý mang tính nguyên tắc định hướng cho hoạt động này đi đúng hướng, đặc biệt là có quy định tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý về các nội dung liên quan trong quy trình nhận GTCG làm tài sản bảo đảm.
Cuối cùng, cần bổ sung, hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh
chấp về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam. Có thể kể đến như: nhận diện chính xác và đầy đủ các tranh chấp về bảo đảm tiền vay bằng GTCG và phân loại chúng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trình tự giải quyết tranh chấp kéo dài không phù hợp với tính chất và đặc điểm của tranh chấp về bảo đảm tiền vay bằng GTCG và các tranh chấp khác có liên quan đến GTCG được dùng làm tài sản bảo đảm. Việc giải quyết tranh chấp không khẩn trương sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng lưu thông, khả năng xử lý GTCG để thu hồi nợ vay.
Vì vậy, pháp luật bên cạnh việc quy định rõ ràng các vấn đề pháp lý liên quan đến quy trình nhận GTCG làm tài sản bảo đảm, thì còn phải có những quy định về chế tài, cơ chế giải quyết phù hợp để giải quyết các tranh chấp xảy ra trên thực tế. Hơn nữa, tính hiệu quả của hệ thống pháp luật chủ yếu phụ thuộc vào sự phù hợp, tương thích giữa hệ thống pháp luật đó với tình trạng kinh tế xã hội hiện tại cũng như dự báo được những khả năng có thể xảy ra trong tương lai. Do vậy, pháp luật cần phải xây dựng được các chế tài xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm để loại trừ được hành vi có thể gây thiệt hại hay xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia trong quan hệ bảo đảm tiền vay bằng GTCG. Bên cạnh đó, pháp luật cần xây dựng cơ chế giải quyết tranh