6. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Quan điểm áp dụng hệ thống đánh giá thành tích nhân viên vào
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nhằm phổ biến các kiến thức mới, các kiến thức về quản trị doanh nghiệp, cũng như phương thức làm việc hiện đại cho nhân viên.
Có định hướng trong sự phát triển của công ty trong tương lai để tiến hành đào tạo các kiến thức đón đầu.
3.2. Phương hướng áp dụng hệ thống đánh giá thành tích nhân viên (kpis) vào ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam
3.2.1. Quan điểm áp dụng hệ thống đánh giá thành tích nhân viên vàoTechcombank Techcombank
- Quan điểm 1: Xây dựng quan điểm đúng về hệ thống đánh giá thành tích nhân viên: Đánh giá thực hiện công việc – dù dưới bất kỳ hình thức nào – là yếu tố sống còn, giúp quản lý việc thực hiện công việc của con người và tổ chức. Để việc đánh giá nhân viên hiệu quả, yếu tố đầu tiên và mang tính quyết định, đó chính là nhận thức đúng đắn về việc đánh giá nhân viên từ phía lãnh đạo. Nếu các cấp lãnh đạo không xem việc đánh giá nhân viên là quan trọng, chắc chắn việc đánh giá nhân viên tại Techcombank vẫn trở về tình trạng cũ : hình thức, cảm tính, bình quân chủ nghĩa để tránh đụng chạm; mâu thuẫn giữa các nhân viên do lãnh đạo đánh giá không công bằng, không đầy đủ; phát sinh sự bất mãn trong nhân viên do kết quả đánh giá không mang tính thuyết phục, làm nảy sinh những ý nghĩ tiêu cực trong nhân viên và hậu quả hiển nhiên là hiệu suất công việc giảm, động lực làm việc bị ảnh hưởng.
- Quan điểm 2: Thiết lập tiêu chuẩn về hệ thống đánh giá theo chuẩn mực quốc tế: thiết lập tiêu chuẩn đánh giá nhân viên phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau :
+ Tiêu chuẩn đánh giá phải gắn liền với công việc phân công cho nhân viên và phải gắn liền với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
+ Tiêu chuẩn đánh giá phải bao quát được mọi khía cạnh của quá trình thực hiện công việc của nhân viên.
+ Tiêu chuẩn đánh giá không nên bị đồng nhất hoặc bị làm sai lệch do những yếu tố khách quan.
+ Tiêu chuẩn đánh giá phải đảm bảo độ tin cậy theo thời gian và đối với tất cả những người thực hiện đánh giá khác nhau.
+ Tiêu chuẩn đánh giá phải mang tính khả thi cao, phù hợp thực tế.
+ Tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện được thiết lập căn cứ trên bản mô tả công việc và mục tiêu đã thống nhất giữa lãnh đạo và nhân viên.
- Quan điểm 3: Bảo đảm đầy đủ, đồng bộ các điều kiện dể áp dụng hệ thống đánh giá thành tích nhân viên: Cho dù là phương pháp đánh giá ưu việt, vẫn luôn có những hạn chế nhất định trong những điều kiện nhất định. Vì vậy, để có thể nâng cao hiệu quả công tác đánh giá nhân viên, người lãnh đạo cần phải bảo đảm đầy đủ và đồng bộ các điều kiện cần thiết để áp dụng hệ thống đánh giá thành tích nhân viên .
- Quan điểm 4: Các kết quả đánh giá thực hiện công việc được sử dụng chủ yếu vào công tác chia thưởng lợi nhuận: thưởng giữa năm và thưởng cuối năm là một dạng của các khuyến khích tài chính. Các khuyến khích tài chính là khoản thù lao ngoài tiền công hay tiền lương để trả cho người lao động thực hiện tốt công việc. Các khuyến khích tài chính này tác động đến hành vi lao động nhằm hoàn thiện sự thực hiện công việc của người lao động và nâng cao năng suất lao động của họ.
3.2.2. Lựa chọn hệ thống đánh giá thành tích nhân viên
Tại Ngân hàng chủ yếu sử dụng loại đánh giá tuyệt đối, tức là đánh giá thành tích của nhân viên chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn thực hiện công việc.
Để lựa chọn được phương pháp thích hợp đảm bảo cho hệ thống đánh giá được chặt chẽ, công bằng thì các nhà quản lý thường dựa vào 2 phương pháp sau:
- Lựa chọn dựa vào mục đích đánh giá: Mục đích cơ bản của quá trình đánh giá thực hiện công việc là kiểm tra tình hình thực hiện công việc. Ngoài ra việc
đánh giá còn nhằm thực hiện các chức năng của công tác quản trị nhân sự như đào tạo, đề bạt tăng lương..
- Lựa chọn dựa vào mục tiêu quản lý: Tùy theo mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn để lựa chọn phương pháp phù hợp... Ví dụ, nếu tổ chức đánh giá theo mục tiêu ngắn hạn thì có thể sử dụng phương pháp quản lý bằng mục tiêu.
Cách thức đánh giá nhân viên tại Techcombank được thực hiện theo phương pháp Thang đo đánh giá đồ họa và Phương pháp quản lý bằng mục tiêu.
Phương pháp thang đo đánh giá đồ họa là phương pháp truyền thống và được sử dụng rộng rãi nhất. Trong phương pháp này, người đánh giá sẽ cho ý kiến đánh giá về sự thực hiện công việc của đối tượng đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan của mình theo một thang đo từ thấp đến cao. Các tiêu thức đánh giá là các tiêu thức liên quan trực tiếp đến công việc và các tiêu thức không có liên quan trực tiếp đến công việc.
Với phương pháp quản lý bằng mục tiêu, người lãnh đạo bộ phận cùng với từng nhân viên xây dựng các mục tiêu thực hiện cho thời kỳ tương lai. Người lãnh đạo sử dụng các mục tiêu đó để đánh giá nỗ lực của nhân viên và cung cấp các thông tin phản hồi cho họ. Phương pháp này nhấn mạnh đến các hoạt động thực hiện công việc và do đó nó có tác dụng nâng cao trách nhiệm của cá nhân với công việc.
Techcombank sử dụng kết hợp hai phương pháp này: Sử dụng phiếu đánh giá cho điểm theo phương pháp thang đo đánh giá đồ họa và sử dụng phần kế hoạch công tác theo phương pháp quản lý bằng mục tiêu.
Việc sử dụng kết hợp hai phương pháp này sẽ phát huy ưu điểm của từng phương pháp và hạn chế nhược điểm của mỗi phương pháp. Đó là: Nếu như mẫu phiếu của phương pháp thang đo đánh giá đồ họa có thể thiết kế những tiêu thức chung chung, phù hợp với nhiều công việc nên các đặc trưng riêng của từng công việc có thể bị bỏ qua nhưng phương pháp quản lý bằng mục tiêu đòi hỏi mỗi nhân
viên phải xây dựng kế hoạch công việc cho riêng mình ở kỳ tương lai nên sẽ tạo sự khác biệt trong mỗi công việc hoặc mỗi nhóm công việc.
3.2.3. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá thành tích nhân viên đối với từng chức danh của Techcombank
a. Xây dựng bản mô tả công việc cho từng chức danh tại Hội sở Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
Mô tả công việc của chức danh Giám đốc Khối
Trách nhiệm chính Báo cáo công việc
• Tham mưu và giúp việc cho Tổng Giám đốc và/hoặc Hội đồng Quản trị và/hoặc Chủ tịch HĐQT trong việc thực hiện các chức năng quản trị, điều hành công việc chung của Techcombank và các hoạt động kinh doanh trực thuộc.
• Tiếp nhận và triển khai chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ của Tổng Giám đốc và/hoặc Hội đồng quản trị.
• Báo cáo mọi hoạt động và kết quả kinh doanh của Ngân hàng với Tổng giám đốc và/hoặc Hội đồng quản trị.
• Phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ công tác cụ thể cho các Giám đốc Trung tâm thuộc quyền tạo thành mối liên kết ràng buộc giữa các thành phần trong công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ.
• Là những người thuộc Ban điều hành, phụ trách chung, chịu trách nhiệm về mọi mặt trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Tổng Giám đốc và/hoặc Hội đồng quản trị.
• Chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động giao tế với chính quyền, các cơ quan chức năng và tổ chức khác nhằm nâng cao uy tín, mở rộng
Báo cáo trực tiếp cho Tổng Giám đốc và/hoặc Chủ tịch HĐQT
Kinh nghiệm và nãng lực
• Kiến thức chuyên môn:
• Tốt nghiệp thạc sỹ đúng chuyên ngành (ưu tiên người tốt nghiệp tại các trường đại học quốc tế uy tín)
• Kinh nghiệm trên 10 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và có kiến thức tổng quát, sâu rộng về tất cả các lĩnh vực trong hoạt động ngân hàng.
• Sử dụng tiếng Anh thành thạo. Ngoại ngữ khác (tiếng Trung/Pháp/Nhật …)
• Có khả năng áp dụng kiến thức vào công việc hiệu quả
• Năng lực /kỹ năng: Liệt kê các năng lực và kỹ năng mềm cần thiết cho vị trí (Như bảng phía dưới)
• Yêu cầu khác: (nếu có)
Stt Tiêu chuẩn năng lực A Các kỹ năng:
1
Kỹ năng giao tiếp và truyền thông
hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng.
• Chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng, chính sách tiền lương phúc lợi, công tác kế hoạch và tài chính của Ngân hàng.
• Công việc khác do Tổng Giám đốc và/hoặc Hội đồng quản trị giao.
2 Sáng tạo và liên tục cải tiến 3 Lập kế hoạch
4 Làm việc độc lập 5 Tinh thần trách nhiệm 6 Kỹ năng quản lý 7 Kỹ năng lãnh đạo
B Các yêu cầu khác (nếu có)
1 Trung thực, cẩn trọng
Mô tả công việc của chức danh Giám đốc trung tâm
Trách nhiệm chính Báo cáo công việc
• Giám sát, nghiên cứu, đề xuất với Giám đốc Khối cải tiến, hoàn thiện cơ chế quản lý thích hợp trong hoạt động chung của Khối.
• Theo dõi, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng.
• Tham gia vào việc hoạch định và đề ra các chính sách tổng quát để quản lý hiệu quả hơn.
• Cùng Giám đốc Khối truyền đạt các chính sách của Ngân hàng thông qua các bản tin, cuộc họp.
• Tham gia vào việc tuyển chọn nhân viên khi Ngân hàng có nhu cầu.
• Thay mặt Giám đốc Khối điều hành, quản lý mọi hoạt động của Khối khi được ủy quyền.
• Chịu trách nhiệm trước giám đốc Khối về toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh của mỗi phòng ban.
• Công việc khác do Giám đốc Khối giao.
Báo cáo trực tiếp cho Giám đốc Khối
Kinh nghiệm và nãng lực
• Kiến thức chuyên môn:
• Tốt nghiệp đại học chính quy trở lên đúng chuyên ngành (ưu tiên người tốt nghiệp tại các trường đại học quốc tế uy tín)
• Kinh nghiệm trên 5 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và có kiến thức tổng quát, sâu rộng về tất cả các lĩnh vực trong hoạt động ngân hàng.
• Sử dụng tiếng Anh thành thạo. Ngoại ngữ khác (tiếng Trung/Pháp/Nhật …)
• Nắm vững luật kinh tế và các quy định của Nhà nước liên quan đến hoạt động Ngân hàng.
• Có khả năng áp dụng kiến thức vào công việc hiệu quả
• Năng lực /kỹ năng: Liệt kê các năng lực và kỹ năng mềm cần thiết cho vị trí (Như bảng phía dưới)
• Yêu cầu khác: (nếu có)
Stt Tiêu chuẩn năng lực Các kỹ năng:
1 Kỹ năng giao tiếp và truyền thông 2 Kỹ năng giải quyết công việc 3 Phục vụ khách hàng
4 Làm việc nhóm 5 Tinh thần trách nhiệm 6 Kỹ năng quản lý 7 Kỹ năng lãnh đạo
B Các yêu cầu khác (nếu có)
1 Trung thực, nghiêm túc
2 Làm việc khoa học, có tổ chức
3 Chịu được áp lực cao
Trách nhiệm chính Báo cáo công việc
• Điều hành công việc chung của Phòng Tài chính Kế toán.
• Quản lý, kiểm soát, chỉ đạo, phối hợp đội ngũ kế toán trực thuộc phản ánh đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh toàn Ngân hàng.
• Kiểm tra, rà soát báo cáo tài chính, quyết toán thuế và các báo cáo quản trị nội bộ khác theo quy định của Ngân hàng và các cơ quan hữu quan
• .Cung cấp thông tin, báo cáo tài chính, thuế kịp thời và đúng hạn cho Ban điều hành, HĐQT và các ban ngành liên quan.
• Cân đối nguồn và điều phối tiền ngắn hạn.
• Tham gia thương thảo, đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế theo chức năng.
• Tham mưu cho Ban điều hành, HĐQT trong công tác kế toán và hạch toán kinh doanh của Ngân hàng theo các quy định của pháp luật, Điều lệ Ngân hàng và Quy chế tài chính của Ngân hàng.
• Tổ chức việc thực hiện lập kế hoạch tài chính, báo cáo quản trị tài chính, báo cáo đầu tư định kỳ tháng, quý, năm hoặc đột xuất trình Ban điều hành, HĐQT.
• Phối hợp với các bộ phận khác kiểm tra định kỳ việc chấp hành chế độ báo cáo quản trị tài chính.
• Xây dựng các chính sách chế độ tài chính tại Ngân hàng theo chỉ đạo của Ban điều hành và HĐQT.
• Thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ
Báo cáo trực tiếp cho Ban điều hành
Kinh nghiệm và nãng lực
• Kiến thức chuyên môn:
• Tốt nghiệp đại học chính quy trở lên chuyên ngành Tài chính – kế toán.
• Kinh nghiệm trên 5 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, kế toán tại các ngân hàng TMCP.
• Nắm vững hệ thống các chuẩn mực kế toán, Luật kế toán chế độ kế toán của Nhà nước và các chế độ kế toán cụ thể trong ngành Ngân hàng.
• Hiểu biết rộng về hệ thống lý luận thực tiễn các hình thức, phương pháp và xu hướng phát triển của công tác kế toán và kiểm toán trong nước và quốc tế.
• Nắm vững luật pháp kinh tế tài chính, các chính sách chế độ tài chính tín dụng của Nhà nước và pháp luật quốc tế liên quan đến công tác kế toán của ngành.
• Nắm vững nguyên lý tổ chức công tác kế toán các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế.
• Năng lực /kỹ năng: Liệt kê các năng lực và kỹ năng mềm cần thiết cho vị trí (Như bảng phía dưới)
• Yêu cầu khác: (nếu có)
quan thuế, kiểm toán nội bộ.
• Cập nhật và phổ biến thông tin pháp luật về thuế, kế toán để phục vụ tốt công tác kế toán thuế, kế toán tài chính, kế toán quản trị tại Ngân hàng. Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kinh nghiệm cho đội ngũ CBNV Phòng Tài chính Kế toán.
• Thực hiện công tác giao tế đối nội, đối ngoại, thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ với các cơ quan ban ngành chức năng của Nhà nước.
• Phối hợp với các phòng ban chức năng khác thực hiện các công việc phát sinh có liên quan đến nhiệm vụ của Phòng.
• Thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu của lãnh đạo.
A Các kỹ năng:
1 Kỹ năng giải quyết công việc 2 Làm việc độc lập
3 Làm việc nhóm 4 Tinh thần trách nhiệm 5 Kỹ năng quản lý
B Các yêu cầu khác (nếu có)
1 Điềm tĩnh, chín chắn, khéo léo 2 Trung thực, cẩn thận
3 Làm việc khoa học, có tổ chức 4 Chịu được áp lực cao
Mô tả công việc của chức danh Trưởng phòng
Trách nhiệm chính Báo cáo công việc
• Quản lý nguồn lực (xây dựng kế hoạch định biên, điều phối nhân lực, đào tạo, phát triển đội ngũ kế cận, xây dựng cơ chế phân công, ghi nhận và đánh giá hiệu quả công việc của CBNV … ) trong phòng, đảm bảo duy trì nguồn lực đầy đủ và chất lượng.
• Lập và thực hiện triển khai kế hoạch hoạt động của Phòng theo định hướng hoạt động của Trung tâm.
• Xây dựng các quy trình, hướng dẫn về nghiệp vụ của Phòng (hoặc Trung tâm).
• Đảm bảo các hoạt động của phòng tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình, huống dẫn nội bộ và cam kết chất lượng dịch vụ (SLAs)
• Phát triển và quản lý quan hệ với các khách hàng lớn và các đối tác khác.
• Tổ chức việc ghi nhận các thông tin từ thị trường, phản hồi của khách hàng góp ý nhằm xây dựng các chính sách và sản phẩm có sức cạnh tranh cao và phù hợp với thị trường.
• Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Giám đốc trung tâm.
Báo cáo trực tiếp cho Giám đốc Trung tâm
Kinh nghiệm và nãng lực
Kiến thức chuyên môn:
• Tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng; Ngoại thương; Kinh tế hoặc lĩnh vực liên quan … (Ưu tiên