Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN (KPIs) VÀO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 46)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank

a. Các chỉ số kinh doanh chính

Để đánh giá hoạt động của một ngân hàng chúng ta phải dựa trên các chỉ số chính như tổng tài sản, vốn, tỷ lệ an toàn vốn. Nếu các chỉ số này ngày càng được tăng cao thể hiện kinh doanh phát triển và bền vững. Bên cạnh đó tỉ lệ lợi nhuận thuần trên vốn cổ phần (ROE) càng cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn

của cổ đông, nghĩa là ngân hàng đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay khác để khai thắc lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng qui mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn nhà đầu tư hơn. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA – Tỷ lệ lợi nhuận thuần trên tổng tài sản. ROA càng cao thì càng tốt điều đó cho thấy ngân hàng đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

Bảng 2.1 : Kết quả kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây

STT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 (ước tính) 1 Tổng tài sản Tỷ đồng 92.581 150.291 179.000 181.000 2 Vốn điều lệ Tỷ đồng 5.400 6.932 8.788 8.878 3 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 7.323 9.389 12.516 15.130 4 Tỷ lệ an toàn vốn % 9,6 13,1 11,43 10,87 5 Quĩ dự phòng Tỷ đồng 372 579 863 913

6 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 2.252 2.744 4.221 4.592

7 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 1.700 2.072 3.153 3.412

8 Lợi nhuận thuần /Vốn cổ

phần (ROE) % 26,85 24,9 28,87 27,11

9 Lợi nhuận thuần/Tổng tài

sản (ROA) % 2,24 1,86 1,83 1,34

Nguồn : Báo cáo thường niên của Techcombank

Qua các chỉ số kinh doanh chính ở trên ta thấy Techcombank đang duy trì tốc độ phát triển tốt. Techcombank hiện đang là ngân hàng lớn thứ hai về mặt tổng tài sản và vốn điều lệ cũng không ngừng tăng lên, số vốn tăng thêm chủ yếu từ lợi nhuận giữ lại và quĩ dự trữ bổ sung, vốn chủ sở hữu nội tại vững mạnh. Lợi nhuận trước thuế cũng không ngừng tăng lên và ngân hàng đang xếp thứ nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần. Tỷ lệ an toàn vốn không ngừng được cải thiện và cho đến năm 2012 con số này lên đến 11,43 % cao hơn so với tỷ lệ mà Ngân hàng nhà nước yêu cầu. Với kế hoạch quản lí vốn hiệu quả, khả năng sinh lời được nâng cao thông qua việc thiết lập các tỷ lệ hoàn hảo về lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Trong những năm gần đây do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, tỉ lệ ROA và ROE có nhiều biến động tuy nhiên Techcombank vẫn tiếp tục duy trì là ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu về khả

năng sinh lợi, cao nhất trên thị trường.

b,Huy động và cho vay

- Huy động

Năm 2009 đã ghi nhận thành quả lớn từ các công tác huy động nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Tổng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế trong năm 2009 có sự tăng trưởng ngoạn mục, tại thời điểm 31/12/2009 đạt 19.544 tỷ đồng sơ với mức 9.885 tỷ đồng năm 2008 ( tăng hơn 97 % ). Điểm sáng trong công tác huy động vốn cho thấy Techcombank đã tạo lập được uy tín và vị thế đáng tự hào trong cộng đồng khách hàng doanh nghiệp, là địa chỉ tin cậy để các tổ chức kinh tế đặt niềm tin. Qua đó, không chỉ duy trì mà ngày một chuyển nhiều hơn các khoản huy động, doanh thu của mình về với Ngân hàng. Đây cũng là một trong các lý do giúp cho Techcombank luôn duy trì được trạng thái thanh khoản tốt từ đó sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu vay vốn cho khách hàng, ngay cả trong những thời điểm thị trường có khó khăn về thanh khoản, khi hầu hết các NHTM ( bao gồm cả hệ thống ngân hàng quốc doanh ) phải tạm thời ngừng hoạt động giải ngân vốn cho khách hàng.

Techcombank tiếp tục mở rộng và bảo đảm có nền tảng vốn mạnh vào năm 2010. Huy động từ khách hàng đến ngày 31/12/2010 đạt 80.551 tỷ đồng, chiếm 53,6% tổng tài sản trên bảng cân đối, tương đương với mức tăng 29,2% so với mức 62.374 tỷ đồng năm trước. Tăng trưởng huy động đã giúp Techcombank củng cố tính thanh khoản, tỷ lệ cho vay/ huy động ở mức 65,7%, phù hợp với chính sách thận trọng của Ngân hàng nhằm duy trì tỷ lệ ngày ở khoảng 65-70%. Việc gia tăng huy động từ khách hàng chủ yếu là vì Techcombank đã thành công trong việc huy động từ khách hàng cá nhân. Tính đến ngày 31/21/2010, tổng huy động bán lẻ của Ngân hàng đạt mức 61.806 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 44,4 % so với năm 2009. Việc mở rộng mạng lưới của Techcombank, các chiến dịch huy động cạnh tranh, và liên tục cải tiến dịch vụ khách hàng là các nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển này.

Techcombank tiếp tục duy trì nền tảng huy động tiền gửi mạnh mẽ và ổn định trong năm 2011. Tổng tiền gửi huy động của ngân hàng đạt 136.781 tỷ đồng. Số dư tiền gửi tăng 28.447 tỷ đồng ( + 26 % ) so với cùng kỳ năm 2010. Tiền gửi từ các tổ

chức kinh tế ( + 65% ) và các tổ chức tín dụng ( + 73 % ) tăng mạnh so với năm 2010. Tiền gửi dân cư giảm 6, 7 % so với cuối năm 2010. Giấy tờ có giá do Techcombank phát hành cũng tăng 54 % từ 15.024 tỷ lên 23.094 tỷ đồng trong đó 12.521 tỷ có kỳ hạn dưới 12 tháng, 5.116 tỷ có thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm, 2.456 tỷ có thời hạn trên 5 năm và 3.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi.

Trong năm 2012, tổng vốn huy động của toàn Ngân hàng (không bao gồm giấy tờ có giá đã phát hành) đạt 111.462 tỷ đồng. Số vốn huy động được đã tăng 22.814 tỷ đồng (tăng 25,7%) so với cuối năm 2011, nhưng thấp hơn 14% so với kế hoạch, tuy nhiên huy động dân cư có mức tăng trưởng đáng kể, tăng 33,7% so với năm 2011. Huy động của ngân hàng tăng trưởng mạnh trong bối cảnh ngành ngân hàng có nhiều biến động chứng tỏ rằng khách hàng rất tin tưởng vào sức mạnh và sự ổn định của Techcombank.

Bảng 2.2 : Kết quả Huy động vốn của ngân hàng trong những năm gần đây

Đơn vị: tỷ đồng

STT Nguồn huy động Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (ước tính) 1 Nội tệ 27.184,59 42.136,11 57.398,29 66.919.32 47.991,83 2 Ngoại tệ 7.401,41 10.732,04 15.083,76 21.892,08 18.792,17 3 Dân cư 14.199,27 29.733 37.139,41 45.139,81 39.792,13 4 Tổ chức Kinh tế 10.057,31 11.385 13.021,82 12.821,73 9.449,75 5 Tổ chức tín dụng 10.329,42 11.253 12.102,07 11.293,87 11.832,78

6 Tiền gửi không kỳ hạn 2.939,81 6.320,59 9.981,25 14.389,14 10.742,68

7 Tiền gửi kỳ hạn <12 tháng 26.977,08 37.879,47 42.593,91 51.063,23 35.908,29

8 Tiền gửi kỳ hạn >12 tháng 4.699,11 8.170,94 17.610 19.325,38 14.803,85

Nguồn : Báo cáo thường niên của Techcombank

- Cho vay

Năm 2010 thực hiện chủ trương của Chính phủ là duy trì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp của toàn ngành Ngân hàng, Techcombank đã cắt giảm tỷ lệ tăng trưởng cho vay từ mức 59, 8% của năm trước xuống 25, 7 %. Tính đến ngày 31/12/2010, tổng cho vay và ứng trước cho khách hàng đạt 52.928 tỷ đồng, trong đó 56,8% là

ngắn hạn. Cho vay bán lẻ tăng cao nhất ở mức 63,3 % lên 18.397 tỷ đồng so với năm trước, trong đó cho vay mua nhà tăng 155,0 % so với cùng kỳ năm trước lên 12.196 tỷ đồng. Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên 26, 7% lên 31.256 tỷ đồng so với năm trước trong khi cho vay doanh nghiệp lớn giảm 50,6% xuống 3.051 tỷ đồng. Trong số tất cả các khách hàng doanh nghiệp, doah nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vay nhiều nhất để phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất. Dư nợ cho vay cho mảng này chiếm 57,1 % tổng cho vay đối với nhóm khác hàng doanh nghiệp. Trong khi chủ động giảm tăng trưởng tín dụng, Techcombank đã giám sát chặt chẽ nợ xấu và giảm thành công tỷ lệ nỡ xấu từ 2,49% xuống 2,29% vào cuối năm 2010. Hầu hết các khoản nợ xấu là trong mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến cuối năm 2010, dự phòng rủi ro tín dụng tăng 19,3% từ 512 tỷ đồng năm trước lên 611 tỷ đồng, do đó, tỷ lệ nợ xấu thuần giảm xuống chỉ còn 1,13%. Hơn nữa, đây đều là các khoản nợ có đảm bảo nên Ngân hàng lạc quan tin tưởng vào tỷ lệ thu hồi nợ cao.

Tính đến thời điểm cuối năm 2010, dư nợ cho vay khách hàng đạt 63.451 tỷ đồng, tăng 19,9 % so với năm 2010 trong đó nợ loại 3-5 chiếm 2, 83%. Tỷ lệ tăng trưởng này thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng năm 2010 ( 26 % ) và thấp nhất trong mấy năm gần đây tại Techcombank. Tăng trưởng tín dụng năm 2011 của ngân hàng đã tuân thủ đúng tỷ lệ trần tăng trưởng do Ngân hàng Nhà nước qui định.

Trong năm 2011, cho vay trong hầu hết các lĩnh vực và chủ yếu tập trung mở rộng ra các đối tác được xếp hạng tốt và các giao dịch có tài sản bảo đảm. Cho vay khách hàng cá nhân tăng 3.837 tỷ, đưa tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân lên 22.234 tỷ, chiếm 35 % dư nợ cho vay của Techcombank. Khi qui mô hoạt động kinh doanh tăng lên, cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng doanh nghiệp lớn cũng tăng 20 % tương đương 41.217 tỷ đồng, chiếm 65 % danh mục cho vay khách hàng. Phần lớn cho vay tại Techcombank là các khoản vay ngắn hạn chiếm 56 % dư nợ cho vay tương đương 35.587 tỷ đồng. Tăng trưởng mạnh chủ yếu trong các lĩnh vực thương mại và sản xuất ( lên đến 4 nghìn tỷ đồng ) và nông lâm nghiệp ( lên đến 3 nghìn tỷ đồng ).

Tính đến cuối năm 2012, dư nợ cho vay khách hàng đạt 68.261tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2011 trong khi nợ nhóm 3-5 chiếm 2,69%. Mức tăng này còn thấp hơn mức tăng của năm 2011 (19,88%) - mức thấp nhất tại Techcombank trong những năm gần đây, và đó là kết quả trong nỗ lực của Techcombank để cải thiện chất lượng tín dụng và thực hiện chính sách cho vay thận trọng. Tăng trưởng cho vay trong năm 2012 chủ yếu từ ngành tiêu dùng và khách hàng cá nhân (tăng 22%) trong khi cho vay khách hàng doanh nghiệp giảm 1%. Xu hướng này phù hợp với thực tế là các doanh nghiệp đang phải gánh chịu sự đi xuống của nền kinh tế trong năm 2012.

Bảng 2.3 : Tình hình cho vay của ngân hàng trong những năm gần đây

Đơn vị: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (ước tính)

1 Tổng dư nợ 67.874,3 63.451 68.891,31 68.261 68.981,97

2 Doanh số cho vay 67.413,86 52.928 67.892,76 67.971,59 47.272

3 Doanh số thu nợ 47.455,76 42.241,82 58.801,82 51.891,92 49.489,17

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN (KPIs) VÀO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w