Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đến

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN (KPIs) VÀO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 65)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đến

đến 2020

Trong những năm gần đây, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam không ngừng phát triển lớn mạnh và là một trong những ngân hàng cổ phần có chất lượng dịch vụ tốt, đa dạng, giành được nhiều sự tin yêu của khách hàng cũng như các nhà đầu tư.

Với sứ mệnh trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Với muc tiêu là trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm. Trên cơ sở đó tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt. Đồng thời mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trong báo cáo của Ban kiểm soát Ngân hàng năm 2013 đã nêu ra một số mục tiêu đến năm 2020 sau đây:

- Tiếp tục đầu tư cho hệ thống hạ tầng, áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và kinh doanh các dự án: nâng cấp hệ thống T24, T-Risk, Dataware, đầu tư mua đất đai xây dựng trụ sở, chi nhánh, mua sắm POE, ATM, …

- Ưu tiên xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu Data Warehouse, Bussiness Intelligence, Cash Management, Risk rating, Sale Force, … nhắm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các Khối. Nâng cấp hoàn toàn hệ thống T24r7 lên T24r9 theo kiến

trúc mở đảm bảo sự phát triển dài hạn theo quy mô lớn với tốc độ nhanh của ngân hàng trong 5 năm tới.

- Xây dựng cơ chế điều chuyển vốn nội bộ rõ ràng, minh bạch, trở thành một công cụ quản lý đắc lực giúp việc xác định hiệu quả kinh doanh của các Khối, đơn vị, cá nhân chính xác. Từng bước triển khai công tác quản trị tài sản Nợ - Có, tạo ra những hỗ trợ quan trọng giúp ban lãnh đạo, hội đồng ALCO có những chiến lược, quyết định đúng đắn.

- Thực hiện các cải cách cần thiết nhằm nâng cao uy tín thương hiệu và khả năng nhận diện thương hiệu ngân hàng, đặc biệt tại thị trường Miền Nam để thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực này. Xác định khách hàng mục tiêu, các sản phẩm chiến lược, giá trị cốt lõi từ đó định vị thương hiệu, nâng cao giá trị thương hiệu.

Không chỉ có các mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ, ngân hàng còn đề ra những mục tiêu về tăng quy mô hoạt động hết sức cụ thể:

- Tổng tài sản 244382 tỷ VNĐ, tăng thêm 46,4% so với năm 2012.

- Tăng nguồn vốn huy động 228670 tỷ VNĐ nhằm trở thành Ngân hàng có vốn huy động lớn nhất trong số các Ngân hàng TMCP.

- Giảm đi nợ 3-5 còn có 1,98%. Tức giảm 0,1% so với năm 2012. - Tỷ lệ ROA: 2,12%

- Tỷ lệ ROE: 28%

- Tinh lọc chất lượng nhân viên và tăng số nhân viên từ hơn 5000 người lên gần 7000 người trong năm 2017.

- Tăng số lượng phòng giao dịch thêm khoảng 30 phòng nữa lên gần 400 phòng trên toàn hệ thống (số lượng phòng giao dịch mở rộng vào khu vực Miền Nam).

Với những mục tiêu như vậy đòi hỏi Ngân hàng phải hoàn thiện hơn nữa hoạt động quản trị nhân lực của mình.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN (KPIs) VÀO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 65)