Giải pháp về công nghệ

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp Gỗ Giang ở huyện Thạch Thất, Hà Nội (Trang 82)

Yếu tố truyền thống là yếu tố đặc trƣng của quá trình sản xuất cũng nhƣ của sản phẩm trong làng nghề. Nó đã đƣợc hình thành và phát triển rất lâu trong lịch sử và tạo đƣợc phong cách riêng của mỗi sản phẩm. Quá trình sản xuất là quá trình vận động và biến đổi không ngừng, nó tuân theo quy luật đào thải những yếu tố lạc hậu kìm hãm, phát triển những yếu tố tiến bộ để dần dần tạo nên một quy trình sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn. Ngày nay, dƣới tác động của khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến và đời sống văn hóa mới, hiện đại, một số yếu tố truyền thống không còn phù hợp nữa sẽ bị loại bỏ, những yếu tố phù hợp sẽ đƣợc bảo tồn, cải tiến và phát huy tác dụng. Đồng thời những yếu tố mới hiện đại sẽ thƣờng xuyên tác động và dung hòa đƣợc truyền thống. Nhƣ vậy sản phẩm đƣợc tạo ra vừa mang tính hiện đại, vừa mang tính truyền thống.

Áp dụng công nghệ đối với các doanh nghiệp gỗ tại làng nghề, đặc biệt với Gỗ Giang, là từng bƣớc đổi mới trang thiết bị, ứng dụng công

nghệ mới rộng rãi nhƣng phải đảm bảo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ với công nghệ truyền thống, để vừa đảm bảo nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm, vừa đảm bảo tính truyền thống và giá trị của các loại sản phẩm đặc thù. Điều quan trọng ở đây là phải biết lựa chọn những công nghệ kỹ thuật tiến bộ, phù hợp để áp dụng vào quá trình sản xuất. Đồng thời xác minh đƣợc cụ thể giới hạn về phạm vi, mật độ và phƣơng thức ứng dụng để có thể đảm bảo nguyên tắc trên. Và để thích ứng với điều kiện công nghệ hiện đại thì một loạt các yếu tố khác cũng phải đƣợc thay đổi theo. Ngƣời lao động sẽ không chỉ thuần túy là lao động thủ công, dùng cơ bắp là chủ yếu mà phải biết sử dụng máy móc. Do vậy, trình độ văn hóa, trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật phải đƣợc nâng cao và phải cần lựa chọn, kết hợp những phƣơng thức tổ chức sản xuất và phƣơng thức kinh doanh phù hợp để nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới trong sản xuất. Chi phí để thực hiên cho việc đổi mới công nghệ ở Gỗ Giang vào khoảng 30 tỷ.

Cụ thể, nội dung của giải pháp này là:

- Nâng cấp công nghệ chế biến từ khâu xẻ gỗ, sấy gỗ đến khâu chế biến. - Từng bƣớc hiện đại hóa các khâu của quá trình sản xuất.

- Nhập khẩu các loại máy cƣa xẻ gỗ, máy chà 4 mặt, máy khoan, máy tiện tự động… để cho ra chi tiết sản phẩm đạt độ chính xác cao.

- Quy mô sản xuất của công ty ngày càng mở rộng nên nhập khẩu hoặc mua trong nƣớc các quy trình lò sấy hơi nƣớc vừa rút ngắn thời gian sấy vừa đảm bảo chất lƣợng gỗ sấy.

- Đầu tƣ các loại xe nâng, xe đẩy phục vụ cho khâu bốc dỡ hàng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến vào việc quản lý dữ liệu, bán hàng qua mạng, thiết kế công trình tạo hiệu quả công việc cao.

- Ban giám đốc cử chuyên gia đi nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất, đi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các phân xƣởng, nhà máy trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài nhƣ Trung Quốc, Đài Loan, Đan Mạch… và tìm cách vận dụng những ƣu điểm vào hoạt động sản xuất thực tế ở doanh nghiệp.

- Ban giám đốc và các chuyên gia tham quan các triển lãm về máy móc thiết bị phục vụ cho ngành sản xuất và chế biến gỗ để cập nhật thông tin, công nghệ mới.

- Ban giám đốc kết hợp với phòng kinh doanh và phòng tài chính tính toán hiệu quả mang lại và chi phí đầu tƣ trƣớc khi quyết định nhập khẩu máy móc, dây chuyền công nghệ mới.

- Phòng kế hoạch đề xuất với Ban giám đốc để cử chuyên gia đến tƣ vấn, giới thiệu, hƣớng dẫn quy trình sử dụng máy móc cho đội ngũ nhân viên của các phân xƣởng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp Gỗ Giang ở huyện Thạch Thất, Hà Nội (Trang 82)