Sự phát triển của nghề mộc ở Chàng Sơn trong giai đoạn hiện nay với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp tƣ nhân nhƣ Gỗ Giang đã đem lại những lợi ích kinh tế nhất định, làm thay đổi bộ mặt nông thôn và tạo việc làm cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, song hành cùng với nó là những vấn nạn xã hội đi
kèm, trong đó ô nhiễm môi trƣờng làng nghề là một trong những vấn đề đang đƣợc quan tâm hàng đầu, bởi những hệ lụy mà nó gây ra đối với xã hội, đối với sức khỏe và không gian sống của chính những ngƣời lao động trong làng nghề. Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tại làng nghề, chúng tôi đƣa ra một số giải pháp sau:
- Trƣớc hết, chính quyền địa phƣơng cần phải chú trọng đến các chính sách phát triển bền vững làng nghề. Sản xuất kinh doanh phải chú ý cải thiện và bảo vệ môi trƣờng, không hy sinh lợi ích môi trƣờng cho lợi ích kinh tế trƣớc mắt. Nhanh chóng xây dựng, ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng làng nghề, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của địa phƣơng, các ngành, lĩnh vực hoạt động làng nghề. Chính quyền xã Chàng Sơn cần nhanh chóng xây dựng các quy định cụ thể về vệ sinh, môi trƣờng dƣới dạng các quy định, hƣơng ƣớc, cam kết bảo vệ môi trƣờng đối với cộng đồng ngƣời dân. Tăng cƣờng hoạt động giám sát môi trƣờng làng nghề và thực hiện kiểm kê nguồn thải; áp dụng công cụ kinh tế nhƣ phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải, khí thải, chất thải rắn.
- Quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trƣờng, trong đó chú trọng quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ để hoạt động sản xuất tránh xa khu dân cƣ và quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng giao thông, hệ thống cung cấp điện, nƣớc, hệ thống thông tin, thu gom và xử lý nƣớc thải, chất thải rắn để xử lý tập trung. Quy hoạch phân tán, sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp điều kiện sản xuất với cải thiện vệ sinh môi trƣờng mà không phải di rời, hạn chế tối đa việc cơi nới, mở rộng đƣờng, xây nhà cao tầng, lƣu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng để có thể kết hợp với du lịch;
- Tăng cƣờng công tác quản lý môi trƣờng tại các làng nghề. Những cơ sở mở rộng sản xuất phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trƣờng và đầu tƣ theo
hƣớng công nghệ thân thiện với môi trƣờng. Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý chất thải tại làng nghề cần bảo đảm chất thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trƣờng Việt Nam hiện hành; công nghệ đơn giản, dễ vận hành, chuyển giao; vốn đầu tƣ, chi phí thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất của làng nghề; ƣu tiêu công nghệ có khả năng tận thu, tái sử dụng chất thải. Khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề áp dụng các giải pháp sản xuất sạch để vừa giảm lƣợng phát thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cho vay ƣu đãi với lãi suất thấp đối với các chủ cơ sở áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến tạo ít chất thải;
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lý nƣớc thải, khí thải, quản lý môi trƣờng bằng cho vay ƣu đãi hoặc giảm thuế. Đa dạng hoá các nguồn đầu tƣ và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trƣờng làng nghề. Sự phát triển của làng nghề phải bảo đảm tính bền vững, hài hoà các mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng;
- Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong các làng nghề là vấn đề có tính then chốt. Các hoạt động đào tạo, truyền nghề đã có truyền thống từ xƣa với những hình thức khá đa dạng. Cần có những khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo cho ngƣời lao động các làng nghề; đánh giá đội ngũ nghệ nhân, những ngƣời đang truyền nghề tại các làng nghề. Có kế hoạch cụ thể phối hợp giữa làng nghề và các cơ sở dạy nghề có nghề. Chú trọng mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Tăng cƣờng giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và phổ biến lồng ghép nội dung bảo vệ môi trƣờng trong hƣơng ƣớc làng xã. Tuy nhiên, hƣơng ƣớc cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp với nội dung bảo vệ môi trƣờng của làng xã trong thời kỳ phát triển mới.