- Ứng dụng chức năng quản lý truy cập
Hình 2.10: Màn hình trang chủ PORTAL
2.3. Nguồn tài nguyên thông tin điện tử
Nguồn tài nguyên thông tin điện tử là hạt nhân của TVĐT. Tạo lập và phát triển nguồn tài nguyên thông tin điện tử đòi hỏi phải đầu tư lớn và liên tục.
Ngày từ năm 2005, khi được đầu tư phần mềm Smilib của công ty CMC Thư viện đã tiến hành nhập máy CSDL thư mục tài liệu mới và hồi cố tài liệu cũng như xây dựng các CSDL toàn văn bằng phần mềm Greenstone.
Khi tham gia vào dự án mới, toàn bộ CSDL của thư viện được chuyển từ phần mềm Smilib sang phần mềm Ilib 4.0; hồi cố số hoá kho sách truyền thống; thay thế toàn bộ hệ thống thẻ thư viện cũ bằng hệ thống thẻ từ nhằm quản lý bạn đọc trong quá trình lưu thông phục vụ.
Thư viện xác định việc xây dựng nguồn tài nguyên thông tin điện tử theo hai hướng, một mặt khởi tạo các nguồn tài nguyên điện tử bằng chính các nguồn tài nguyên thông tin hiện có trong thư viện và mặt khác thông qua hình thức bổ sung, trao đổi với các thư viện trong hệ thống quân đội cũng như ngoài quân đội.
Với phương án một, trước tiên Thư viện tiến hành hồi cố và xây dựng mới các CSDL thư mục tài liệu trong thư viện. Hiện tại Thư viện TTNĐ Việt - Nga đã xây dựng được hơn 16.000 biểu ghi thư mục. Kết quả thể hiện bằng việc tạo lập được các loại CSDL:
CSDL thư mục sách CSDL thư mục bài trích;
CSDL thư mục báo cáo khoa học, luận văn, luận án; CSDL thư mục CD-ROM
Stt Tên CSDL ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%) Ghi chú
1 CSDL thư mục sách Biểu ghi 7929 49.2 %
2 CSDL thư mục bài trích Biểu ghi 6762 42 % 3 CSDL BCKH, LA- LV Biểu ghi 443 2.8 % 4 CSDL thư mục CD- ROM Biểu ghi 970 6.2 % 5 Tổng số Biểu ghi 16.104 100 %
Bảng 2.2: Số lượng biểu ghi các CSDL thư mục đã xây dựng được hiện nay
49.20%42% 42% 2.80% 6.20% CSDL thư mục sách CSDL thư mục bài trích CSDL BCKH, LA-LV CSDL thư mục CD-ROM
So sánh với số biểu ghi đã làm từ năm 2006 đến nay:
Bảng 2.3: Các CSDL thư mục đã xây dựng từ năm 2006 - đến 12/2011
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 CSDL thư mục sách CSDL thư mục bài trích CSDL BCKH, LA-LV CSDL thư mục CD-ROM
Hình 2.12: Tỷ lệ biểu ghi các CSDL đã xây dựng từ năm 2006 – đến 12/2011 Stt Tên CSDL ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1 CSDL thư mục sách Biểu ghi 2748 2899 3502 4235 4412 7929 2 CSDL thư mục bài trích Biểu ghi 52 64 182 184 218 6762 3 CSDL BCKH, LA-LV Biểu ghi 70 235 280 310 356 443 4 CSDL thư mục CD-ROM Biểu ghi 27 50 180 431 460 970
Tiếp đến cách thức mà thư viện lựa chọn tạo lập tài nguyên số là số hoá tài liệu nội sinh in trên giấy hiện có với việc ưu tiên số hoá luận án, luận văn, giáo trình học tiếng, các báo cáo khoa học theo 3 hướng nghiên cứu của Trung tâm. Với sự đầu tư của dự án, thư viện đã được trang bị các máy scan chuyên dụng dành cho việc số hoá này. Việc bổ sung nguồn nội sinh trong Trung tâm như các công trình nghiên cứu khoa học: khoá luận, luận văn, luận án; giáo trình; tài liệu, đề tài nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học; kỷ yếu hội thảo, hội nghị ...) tại Thư viện TTNĐ Việt - Nga được thực hiện theo Quyết định số 582 QĐ-NĐ ngày 05/6/2006 của lãnh đạo Trung tâm Về việc ban hành Quy chế quản lý các xuất bản phẩm và tài liệu khoa học kỹ thuật của Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga. Hiện nay Thư viện đã tiến hành số hoá trên 80.000 trang tài liệu dưới các định dạng file .DOC, .PDF, .PDFA và đã tiến hành xây dựng CSDL toàn văn bằng phần mềm DLIB với trên 60.000 trang. Trước đây từ năm 2005 khi chưa tham gia vào Dự án Thư viện số dùng chung trong BQP, Thư viện sử dụng phần mềm Greenstone để xây dựng CSDL toàn văn, tuy nhiên việc sử dụng phần mềm này mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng mà chưa tiến hành phục vụ bạn đọc. Với việc được đầu tư phần mềm thư viện số DLIB khi tham gia vào Dự án, thư viện đã sử dụng để tạo lập CSDL toàn văn của Thư viện mình. Phần mềm DLIB cho phép số hoá các loại tài liệu như luận văn, luận án, ảnh, audio, video, giáo trình, sách điện tử, biến các loại tài liệu này thành các dữ liệu số của thư viện. DLIB cho phép bạn đọc truy cập và khai thác thông tin trực tuyến, cung cấp cho bạn đọc khả năng truy cập không chỉ đến các dữ liệu truyền thống mà còn truy cập đến bất k dữ liệu nào c thể số hoá được như file văn bản, bản vẽ, hình ảnh, film,…Hệ thống được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn mở, do đ dễ dàng nâng cấp, mở rộng cũng như tích hợp với các hệ thống khác. Chuẩn dữ liệu DC (Dublin Core) đã được ứng dụng vào chức năng biên mục cho mọi loại tài liệu được số hoá trong phần mềm DLIB.
Phương án thứ hai Thư viện lựa chọn bổ sung nguồn tài nguyên điện tử là thông qua mua bán, trao đổi tài liệu điện tử. Nguồn tài nguyên này chủ yếu là các CSDL được lưu giữ trên đĩa CD-ROM, VCD, DVD (gọi chung là CD).
Hiện nay Thư viện có trên 1000CD là CSDL toàn văn về kỹ thuật quân sự, chủ yếu là thông tin quân sự trong và ngoài nước, khoa học công nghệ quân sự, vũ khí trang bị cũng như tính năng tác dụng, các thông số kỹ thuật của các vũ khí trang bị đ . Ngoài ra, với nội dung này, Thư viện cũng sở hữu một lượng đĩa phim tài liệu về thông tin quân sự trong và ngoài nước, phim khoa học chuyên đề về quân sự, chính trị, các ứng dụng công nghệ được áp dụng trong quân đội và trang bị kỹ thuật Nguồn bổ sung đĩa hình, đĩa tiếng này chủ yếu tại hai cơ quan phát hành là Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự/ Bộ Quốc phòng và Phòng Thông tin Khoa học Quân sự/ Tổng cục Kỹ thuật từ nguồn kinh phí hàng năm và theo chế độ trao đổi.
Thư viện cũng bổ sung tạp chí điện tử toàn văn Science Direct bao gói trên CD với 3 nội dung: sinh thái biển, cá cảnh, san hô với hàng nghìn bài báo phục vụ bạn đọc. Có được CSDL này là nhờ công tác bổ sung trao đổi với thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự.
Ngoài ra, Thư viện cũng có hàng trăm sách điện tử chủ yếu về lĩnh vực khoa học tự nhiên phục vụ 3 hướng nghiên cứu của Trung tâm do cán bộ thư viện sưu tầm. Năm 2010 Thư viện có đầu tư mua 2 bộ từ điển điện tử là Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam và từ điển Sinh học Việt – Nga phục vụ bạn đọc tra cứu
Một số CD phản ánh công tác nghiên cứu khoa học qua các chuyến đi dã ngoại của các nhà khoa học Trung tâm được các đài truyền hình thực hiện.
Hiện nay, Kho CD của Thư viện TTNĐ Việt - Nga hiện c 970 CD phục vụ NDT. Ngoài ra là các phim khoa học chuyên đề còn có phim ảnh phục vụ kỹ năng giao tiếp bổ trợ cho việc học ngoại ngữ (tiếng Nga, tiếng Anh) cũng như phục vụ cho nhu cầu giải trí của bạn đọc.