- Thiết bị kiểm soát vào/ra: Hiện thư viện được đầu tư lắp đặt 03 camera quan sát tại Phòng đọc, Phòng máy chủ và Kho mở để giám sát, quản lý và đảm bảo
Hình 2.3: Màn hình giao diện chính phần mềm ILIB
2.2.3.1 Giới thiệu phần mềm DLIB [6]
Phần mềm thư viện số DLIB (Digital library) do công ty CMC nghiên cứu và phát triển nhằm mục đích quản lý và truyền tải những dữ liệu điện tử, những tài liệu số, những tài liệu luận văn, luận án, giáo trình, sách điện tử, ảnh, video, audio,… Những công nghệ và kỹ thuật hiện đại nhất đã được công ty CMC áp dụng để tạo ra một sản phẩm hoàn thiện trong việc quản lý các dữ liệu điện tử, dữ liệu số trong hoạt động thông tin - thư viện.
Phần mềm DLIB cho phép số hoá các loại tài liệu như luận văn, luận án, ảnh, audio, video, giáo trình, sách điện tử, biến các loại tài liệu này thành các dữ liệu số của thư viện. DLIB cho phép bạn đọc truy cập và khai thác thông tin trực tuyến, cung cấp cho bạn đọc khả năng truy cập không chỉ đến các dữ liệu truyền thống mà còn truy cập đến bất k dữ liệu nào c thể số hoá được như file văn bản, bản vẽ, hình ảnh, film,…Hệ thống được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn mở, do đ dễ dàng nâng cấp, mở rộng cũng như tích hợp với các hệ thống khác.
Chuẩn dữ liệu DC (Dublin Core) đã được ứng dụng vào chức năng biên mục cho mọi loại tài liệu được số hoá trong phần mềm DLIB.
Các chức năng chính trong phần mềm DLIB bao gồm: Biên mục, quản lý nh m, quản lý truy cập, cấu hình hệ thống, Worksheets nhập tin.
Chức năng Worksheets: tạo ra biểu mẫu nhập tin chung cho các cán bộ biên tập tài liệu số. Dựa theo chuẩn mô tả DC cán bộ biên tập đã thiết lập ra 15 nhãn trường mô tả cho các tài liệu số để quản lý trong phần mềm.
Chức năng Biên mục: biên tập chi tiết cho các tài liệu số, các tài liệu toàn văn, đính kèm file toàn văn vào biểu ghi thư mục.
Chức năng quản lý nh m: tạo ra danh sách các nh m tài liệu theo từng chuyên ngành nghiên cứu của Viện.
Chức năng quản lý truy cập: phân quyền truy cập cho bạn đọc được phép vào tra cứu và đọc tài liệu đã được biên tập và đính file dữ liệu toàn văn.
Chức năng cấu hình hệ thông: tạo ra các tham số hệ thống định sẵn trong phần mềm, phục vụ cho cán bộ trong quá trình biên tập chọn các tham chiếu trong các phân hệ của phần mềm.
Chức năng quản trị hệ thống: phân quyền truy cập sử dụng cho từng cán bộ biên tập của thư viện.