Nhận xét, đánh giá việc xây dựng thư viện điện tử tại Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện thư viện điện tử tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga (Trang 89 - 93)

- Ứng dụng chức năng quản lý truy cập

Hình 2.14: Thời gian đáp ứng NCT cho NDT

2.6 Nhận xét, đánh giá việc xây dựng thư viện điện tử tại Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga.

Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga.

* Ưu điểm:

- Với tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo đơn vị, cũng như xác định tầm quan trọng của CNTT với hoạt động thư viện và mục đích nâng cao vai trò thư viện của một cơ quan nghiên cứu, việc đầu tư xây dựng TVĐT tại đây c thể n i được quan tâm và tiến hành khá tốt. Ngay từ năm 2005 đã đầu tư mua phần mềm Smilib để quản lý tài liệu cũng như nhằm hiện đại h a hoạt động thư viện phục vụ tốt nhu cầu của bạn đọc. Đến 2011, được tham gia vào Dự án thư viện số dùng chung trong Bộ Quốc phòng chỉ là bước phát triển lên của TVĐT nơi đây. Với việc tham gia vào Dự án, bạn đọc thư viện không những có thể khai thác nguồn thông tin của thư viện mà có thể tra cứu vào mạng MISTEN quân đội, hay các thư viện của các đơn vị quân đội khác để tìm kiếm thông tin.

- Việc ứng dụng CNTT đã khiến cho diện mạo thư viện thay đổi mạnh mẽ, hầu hết các khâu, các quá trình hoạt động của thư viện đã được triển khai hoàn toàn trên máy tính giảm thiểu công sức, thời gian của cán bộ thư viện.

- Được đầu tư mới phần mềm Ilib đã khắc phục được hạn chế của phần mềm Smilib trong một số khâu nghiệp vụ như việc tích hợp module bổ sung và module biên mục, tính năng của các module nghiệp vụ khá hoàn thiện giúp cho công việc của cán bộ nơi đây được tiến hành thuận lợi và khoa học.

- Phần mềm thư viện số Dlib được đầu tư là một thế mạnh lớn trong việc xây dựng nguồn tài nguyên số của thư viện, phần mềm này h trợ không chỉ trong việc quản lý nguồn tài nguyên số của thư viện, mà công tác thống kê cũng được thực hiện khá tốt.

- Với việc áp dụng các phần mềm thư viện, Thư viện Trung tâm đã tạo lập được các CSDL thư mục, CSDL toàn văn, ưu tiên số hoá các tài liệu xám của đơn vị có giá trị nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu tra cứu và nhu cầu tin của bạn đọc.

- Bên cạnh các sản phẩm và dịch vụ của thư viện truyền thống như đọc tại ch , cung cấp tài liệu trên giấy thì nay cùng với sự phát triển thư viện điện tử các dịch vụ hiện đại cũng được thư viện triển khai như cung cấp tài liệu số, các dịch vụ tra cứu mạng internet, mạng Misten, các dịch vụ tiện ích thư điện tử, đa phương tiện nghe nhạc, xem phim,…

- Thư viện có thêm nhiều các sản phẩm và dịch vụ đa dạng như các các mục lục trực tuyến cho bạn đọc tra cứu, dịch vụ tra cứu Internet, tra cứu Misten,

- Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ thư viện cao thuận lợi trong việc tiếp nhận và triển khai dự án.

* Nhược điểm:

- Với dự án xây dựng thư viện điện tử đã thay đổi bộ mặt của thư viện hiện đại hơn, tiện nghi hơn, bạn đọc có thể ngồi tại phòng làm việc của mình tra cứu vào vốn tài liệu của thư viện cũng như có thể đọc được tài liệu trực tiếp trên máy mà không cần đến thư viện. Tuy nhiên, việc này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được do đường truyền còn kém, việc tra cứu vào mạng MISTEN, mạng Internet không phải lúc nào cũng thực hiện được do vậy còn làm mất thời gian của bạn đọc.

- Việc quản trị phân quyền hệ thống cho 3 phần mềm ILIB, DLIB, PORTAL chưa được đưa vào sử dụng, các cán bộ TT-TV của Phòng đều c thể truy cập vào các chức năng của phần mềm. Do đ việc chỉnh sửa dữ liệu, thao tác sai, xoá sửa biểu ghi nhiều khi sẽ không kiểm soát được ai làm việc đ .

- Cán bộ quản trị hệ thống không thường xuyên kiểm tra việc backup dữ liệu trên máy chủ, nếu c sự cố hỏng h c máy chủ thì việc khôi phục dữ liệu sẽ rất kh khăn cho Thư viện.

- Việc phải cài lại máy trạm nghiệp vụ thường hay xẩy ra, do hệ thống các máy trạm bị nhiễm virus, nên việc cài lại máy trạm nghiệp vụ sẽ làm gián đoạn tới công việc của cán bộ nghiệp vụ.

- Các thiết bị phần cứng được đơn vị chủ đầu tư cung cấp về thư viện đều là các thiết bị mới và hiện đại do đ cán bộ quản trị phải tự tìm hiểu và vận hành các thiết bị này, nhiều khi rất mất thời gian để tìm hiểu và vận hành được thiết bị một cách hoàn chỉnh. Ví dụ như việc in thẻ nhựa cho bạn đọc, in nhãn mã vạch ra giấy tomy, scaner tài liệu toàn văn, lắp đặt máy đọc mã vạch để lưu thông mượn trả tài liệu,…

- Việc tăng cường chất lượng và số lượng các sản phẩm, dịch vụ thư viện chưa được đẩy mạnh. Các sản phẩm, dịch vụ mới nhiều tiện ích còn hạn chế do nhiều nguyên nhân về trình độ cán bộ, về đường truyền, về các trang thiết bị hiện đại…

- Có thể thấy với trình độ và kinh nghiệm của cán bộ đã tạo nhiều thuận lợi trong việc triển khai xây dựng thư viện điện tử tuy nhiên cán bộ ở đây vẫn chưa được đào tạo về quản trị mạng và trình độ ngoại ngữ cũng còn hạn chế. Do đ cũng có một số khó khăn nhất định trong việc quản trị hệ thống, trong việc tạo lập các cơ sở dữ liệu có chất lượng cao…

- Bạn đọc của thư viện đều có trình độ cao, họ hầu hết là các cán bộ nghiên cứu làm việc tại các viện, phân viện nghiên cứu chính vì vậy nhu cầu tin rất cao, tuy nhiên trên thực tế họ chưa được đào tạo đầy đủ về kỹ năng sử dụng thư viện hiện đại nên còn hạn chế trong việc tra cứu và sử dụng thông tin.

- Việc phổ biến trang tin điện tử tích hợp PORTAL cho bạn đọc tra cứu tài liệu chưa được rộng rãi tới các phòng ban trong Trung tâm.

- Một số hạn chế từ phần mềm: việc xuất báo cáo ở các module của phần mềm chưa thể xuất ra dạng file word hoặc excel được nên việc chỉnh sửa thông tin trên báo cáo theo mong muốn của Thư viện là không thể được. Cài đặt phần mềm ILIB và DLIB trên máy trạm nghiệp vụ mất rất nhiều thao tác. Muốn cài được thì phải cài nhiều ứng dụng khác cho máy trạm thì mới vận hành được phần mềm đ .

Công tác bổ sung tài liệu muốn sử dụng cổng tra cứu Z39.50 trên phần mềm không thể thực hiện được, do tính chất bảo mật thông tin (Trung tâm đã quy định các máy tính làm công tác TT-TV không được kết nối vào mạng Internet). Điều này dẫn tới việc chia sẻ và trao đổi nghiệp vụ, chia sẻ tài nguyên thông tin với các thư viện khác trong nước và trên thế giới đều không thể thực hiện được. Đặc biệt với công tác bổ sung và xử lý nghiệp vụ cho tài liệu tiếng nước ngoài sẽ bị hạn chế, vì không tận dụng được biểu ghi sẵn c theo chuẩn biên mục MARC21 của các thư viện khác nhau trên thế giới.

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện thư viện điện tử tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)