- Máy chủ dữ liệu số: Do hệ thống thông tin thư viện cần lưu trữ rất nhiều dữ liệu đặc biệt là trong trường hợp sử dụng module dữ liệu số Không chỉ lưu giữ
1.2.1 Lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ của Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga
1.2.1 Lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ của Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga Nhiệt đới Việt – Nga
* Giới thiệu đôi nét về Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga [10, tr.28]:
Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga (TTNĐ Việt – Nga) sau đây gọi tắt là Trung tâm là một tổ chức khoa học được Chính phủ hai nước Việt Nam và Liên Xô trước đây (nay là Liên bang Nga) thành lập nhằm phát triển sự hợp tác khoa học và kỹ thuật trong các lĩnh vực: nghiên cứu đa dạng sinh học và hiện trạng của các hệ sinh thái nhiệt đới; nghiên cứu hậu quả sinh thái và y sinh học của cuộc chiến tranh hoá học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam; thử nghiệm về độ bền của vũ khí, trang bị kỹ thuật và vật liệu dưới tác động của khí hậu nhiệt đới; chuyển giao công nghệ; dịch vụ khoa học và kỹ thuật; đào tạo cán bộ khoa học trình độ cao.
Cơ quan chủ quản của TTNĐ Việt - Nga, đồng thời là thành viên của hai phía Việt Nam và Liên bang Nga là Bộ Quốc phòng Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
TTNĐ Việt – Nga hiện c 3 trụ sở: Cơ sở chính tại Hà Nội, Chi nhánh Ven Biển tại thành phố Nha Trang, Chi nhánh Phía Nam, và Trung tâm Chuyển giao công nghệ mới tại thành phố Hồ Chí Minh, m i trụ sở đều c thư viện riêng.
- Nghiên cứu khoa học theo 3 hướng: độ bền nhiệt đới (vật liệu học nhiệt đới), sinh thái nhiệt đới, y sinh nhiệt đới;
- Phối hợp hoạt động KHCN giữa các tổ chức, viện nghiên cứu của Việt Nam, LB Nga và nước thứ ba;
- Ứng dụng chuyển giao công nghệ (CGCN) và dịch vụ KHKT; - Đào tạo cán bộ khoa học trình độ cao.
Ngoài ra, Trung tâm còn c các khoá đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ trong đơn vị và các đơn vị trong Bộ Quốc phòng.
Trong những năm qua, TTNĐ Việt - Nga đã tập hợp được một lực lượng đông đảo cán bộ khoa học từ nhiều viện nghiên cứu và trường đại học của hai nước tiến hành nghiên cứu khoa học phục vụ nền kinh tế quốc dân, giải quyết những nhiệm vụ cấp bách của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bằng những công trình khoa học đã xuất bản; bằng những kết quả khảo sát, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, TTNĐ Việt - Nga đã khẳng định vai trò và vị thế của mình không chỉ ở LB Nga và Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác.
Đội ngũ cán bộ nghiên cứu của TTNĐ Việt - Nga hiện c gần 600 cán bộ Việt Nam và khoảng 150 chuyên gia Nga. Tất cả các cán bộ nghiên cứu đều c trình độ đại học và trên đại học. Trong số đ có 15% là giáo sư, tiến sĩ, 20% là thạc sĩ, với chuyên ngành đào tạo chính là điện tử, vật lý, hoá học, sinh học, công nghệ sinh học, y học, dược học, địa lý, nông nghiệp, ngoại ngữ...
Những tri thức mới và kỹ năng thực hành mà TTNĐ Việt - Nga đạt được đã tạo nền tảng cho sự phát triển c hiệu quả của khoa học, kinh tế, giáo dục, quốc phòng và an ninh. TTNĐ Việt - Nga được coi là một hình mẫu của sự hợp tác giữa hai nước về khoa học và công nghệ vì đã c những đ ng g p lớn lao, đáp ứng những lợi ích của hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.
* Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga:
Thư viện TTNĐ Việt - Nga sau đây gọi tắt là Thư viện Trung tâm được thành lập tháng 4 năm 1995, trực thuộc Phòng Kế hoạch và Quản lý khoa học.
Năm 1999, Thư viện và Phòng Máy tính sát nhập lấy tên là Phòng Thông tin Khoa học - Máy tính và nay là Phòng Thông tin Khoa học – Quân sự.
Phòng Thông tin khoa học – Quân sự thực hiện chức năng tham mưu và tổ chức phục vụ thông tin khoa học và tư liệu - thư viện thuộc các lĩnh vực chuyên ngành KHCN; giúp Ban Tổng Giám đốc quản lý thống nhất các hoạt động thông tin thư viện trong toàn Trung tâm cũng như g p phần nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong Trung tâm .
Cơ quan chỉ đạo nghiệp vụ cấp trên là Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự/Bộ Quốc phòng và Thư viện Trung ương Quân đội (TVQĐ).
Thư viện TTNĐ Việt - Nga c các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu nhu cầu tin (NCT) của người dùng (NDT) ở TTNĐ Việt - Nga, tổ chức việc tạo nguồn, thu thập, bảo quản và lưu trữ các nguồn thông tin khoa học về các hướng nghiên cứu của Trung tâm. Xây dựng nguồn thông tin, tư liệu đáp ứng yêu cầu phát triển NCKH, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ trình độ cao tại Trung tâm.
- Xử lý các nguồn thông tin tư liệu, tạo ra sản phẩm thông tin khoa học đáp ứng NCT của các đối tượng NDT trong toàn Trung tâm.
- Tổ chức cung cấp thông tin, tư liệu, phục vụ thông tin theo yêu cầu của lãnh đạo chỉ huy, in sao băng, đĩa phục vụ lãnh đạo...
- Ứng dụng c hiệu quả CNTT trong hoạt động TT-TV xây dựng ngân hàng dữ liệu (CSDL thư mục và CSDL toàn văn) đáp ứng tốt yêu cầu của NDT. Xây dựng các sản phẩm thông tin khoa học phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công tác đào tạo ngoại ngữ trong Trung tâm.
- Tổ chức triển khai và ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động thông tin tư liệu (phòng Thông tin Khoa học Quân sự chịu trách nhiệm chính về xây dựng, quản trị, cập nhật thông tin, kiểm duyêt nội dung thông tin khi đưa thông tin lên trang Website của Trung tâm).
- Hướng dẫn và chỉ đạo thống nhất nghiệp vụ cho các đơn vị đầu mối trong Trung tâm về công tác TT-TV. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ thư viện, tin học cho cán bộ làm công tác TT-TV của hai chi nhánh và cán bộ kiêm nhiệm công tác thông tin khoa học ở các đơn vị đầu mối trong Trung tâm. Hướng dẫn NDT về kỹ năng khai thác, xử lý thông tin khoa học và thông tin tư liệu.
- Quản trị, thu thập, biên tập xử lý thông tin cập nhật trên trang Website của Trung tâm.
- Tuyên truyền và phổ biến các thành tựu và kiến thức khoa học về các lĩnh vực nghiên cứu của Trung tâm cũng như kiến thức KHCN chung khác.
- Phối hợp cùng các cơ quan c trách nhiệm trong và ngoài Trung tâm xuất bản các ấn phẩm thông tin khoa học; tổ chức các hoạt động trao đổi thông tin, tuyên truyền giới thiệu sản phẩm thông tin giữa các cơ quan TT-TV với nhau. Hiện nay phòng Thông tin Khoa học Quân sự phối hợp cùng phòng Chính trị phát hành thông tin nội bộ Thông tin Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga hàng quý.