4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.3. Kiểu nhân vật ngƣời ra đi
Trong xã hội thực dân nửa phong kiến, cuộc sống của ngƣời dân vô cùng khó khăn, ngƣời ta phải tìm cách để thay đổi cuộc sống và đã có rất nhiều những sự lựa chọn khác nhau, trong thơ Thâm Tâm đã ấp ủ một giấc mộng ly khách:
Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ Chí lớn chưa về bàn tay không Thì không bao giờ nói trở lại Ba năm mẹ già cũng đừng mong
(Tống biệt hành)
Trong văn xuôi, Thâm Tâm vẫn tiếp tục đề tài này và hình ảnh ngƣời ra đi đã xuất hiện lặp lại khá nhiều. Trong một số tác phẩm, Thâm Tâm hay đặt nhân vật vào một hoàn cảnh tù đọng và sự nỗ lực vƣợt thoát ra khỏi hoàn cảnh ấy. Một kết luận rút ra là: cuộc sống cần đổi khác, tĩnh đọng là tàn lụi. Trong truyện ngắn Cung đàn ly hương, Lý Thái Vân cam chịu cuộc sống làm điếm nơi xứ ngƣời dù ngƣời bạn cùng quê hƣơng có rủ về thế nào đi chăng nữa nàng cũng không thay đổi. Ngƣời bạn cố gắng thuyết phục bởi anh không tin rằng “kẻ đã điếm lòng rồi, khó thể cứu vớt đƣợc một phần nào lại”, anh muốn cha mẹ nàng gặp lại đứa con đã tuyệt vọng từ lâu rồi. Nhƣng sự chân thành của ngƣời bạn chỉ nhận đƣợc ở Thái Vân cái lắc đầu và cái cƣời lả lƣớt của những đêm rƣợu phấn son. Ngƣời đàn ông tên Lầm Dzuỳn là ngƣời Trung Quốc, lấy vợ Việt Nam, ở Việt Nam, sinh đƣợc hai cô con gái, hai cô đều lấy chồng ngƣời Việt, họ lại sinh con đẻ cái, ấy thế là đến đời đứa cháu thì dòng máu Trung ấy đã bị pha nhạt đi rất nhiều. Ông không thể làm gì đƣợc, ông không thể bắt mọi ngƣời trong nhà nói tiếng Trung, làm đám cƣới cho con gái theo tục lệ của ngƣời Trung… Thời gian cứ đi mà chẳng đợi ai, Lầm Dzuỳn cũng tặc lƣỡi mà cho qua, thế là huyết thống hồn cốt dân
35
tộc cứ vậy mất dần, đến cái tên hoàn toàn Việt Nam là Lâm Hoàn ông cũng đồng ý để mọi ngƣời gọi mình.
Ấy vậy cho nên không chấp nhận cuộc sống thực tại thì phải thay đổi, phải lên đƣờng dù chƣa biết đƣợc cuối con đƣờng có gì đang đợi ra. Trong truyện Loài chim mùa vải chín có một có một nhân vật sầu não bị thất tình, giam mình cả ngày với con chim yến- kỉ vật của ngƣời yêu để lại. Ngƣời bạn ở cùng phòng không thể chịu nổi hoàn cảnh ấy đã quyết tâm bỏ lại bạn mà ra đi, anh ta cũng khuyên bạn không nên ở lại chốn này: “Sao ta cứ lƣu luyến mãi chốn cùng sầu này cho tiêu ma hết ngày xanh? Phải bỏ và phải đi cho thoát: buổi chiều vĩ đại hơn nó chờ ta ở đằng sau những tấm bia công nghiệp của ông cha… Tất cả những gì ta cố tiếc thƣơng, không còn nữa! Hãy xây dựng lấy về sau” [7, tr20]. Nhân vật thất tình nhận thấy ngƣời bạn bỏ đi là để cƣời cái chí làm trai của mình bị bao vây trong bức màn tình ái. Cuối cùng, nhờ tiếng hót của con chim kêu liền năm tiếng hết mà anh ta đã thức tỉnh, nhận ra mình đã mê ly trong tình yêu một cách xuẩn động, phải “Đặt một cái bóng đàn bà lên cuộc đời để cho cuộc đời có hoa, chứ không phải đem cuộc đời vào trong hồn đàn bà để bình yên mà ngủ” [7,tr23]. Và “Lẽ sống là không khóc than vô ích, hãy cất đi nƣớc mắt và xếp lại mối lòng vào bên trong… Bởi rằng cõi đời rộng quá, không ai chết sầu một nơi chật hẹp” [7, tr24].
Nhân vật tôi trong Một cuộc tiễn hành vô cùng cảm động đã quyết tâm dứt áo ra đi khỏi Hà Nội bởi anh thấy chán những ngày ở Hà thành vô vị rồi, Hà thành không thể còn một miếng đất nào để nhân vật tôi thấy đủ ánh sáng của sự sống mà chân trời thì đẹp, bao la, là một lối đi không ai bị ngăn giữ. Hành trình của anh đi từ Hà Nội xuống Văn Điển, đi Nam Định, vào Gia Định, quay ra Huế và về Hà Nội mà không thu đƣợc một kết quả gì cả. Quay lại Hà Nội để không xấu hổ với bạn bè anh viện lí do bị ốm dọc đƣờng rồi
36
vào trong Gia Định lạ lung bỡ ngỡ khó làm ăn. Thậm chí anh ta còn tiêu hết số tiền bạn bè tiễn anh vào việc đi hát, rốt cuộc để lấy tiền đi tiếp vào nam anh ta phải bán bộ quần áo, va li đựng đồ ở dọc đƣờng và nhất là mánh khóe để xin đƣợc tiền của bạn để về Huế, còn phải giả vờ ốm để xin tiền chị gái từ Huế về Hà Nội. Một chuyến đi nhằm thay đổi cuộc sống nhƣng thất bại thảm hại.
Chàng Huyền sinh trong Lá quạt hoa quỳ cũng là mẫu ngƣời ra đi vì chí lớn. Chàng quyết lấy công danh sự nghiệp bằng con đƣờng khoa cử truyền thống, tìm vua tốt mà phò tá. Ý tƣởng truyện nhất quán với một số bài thơ của Thâm Tâm hay nói đến chuyện lên đƣờng của ly khách. Lên đƣờng để thay dổi cuộc sống là một chủ đề kéo dài từ thơ sang văn xuôi.
Hầu nhƣ các nhân vật kiểu người ra đi đều trở thành kẻ thất bại sau những chuyến đi. Nhân vật Phùng trong truyện Vì chữ T là một trƣờng hợp nhƣ vậy. Thất bại trong tình yêu đơn phƣơng, Phùng quyết ra đi làm việc ở một nơi xa xôi vì Phùng tin rằng “đƣợc hành động nhiều, đƣợc ở lọt vào núi, vào rừng, là đƣợc khỏe tâm hồn để khỏi đau đớn” [7, tr204]. Tuy nhiên, Phùng trở về sau một thời gian trong hình hài một con ngƣời ốm yếu mất hết sinh lực để rồi chết bên đƣờng vì ngã nƣớc nặng, mất đi một tài năng âm nhạc. Từ đây chúng ta vỡ ra một điều rằng tuổi trẻ sẽ mắc sai lầm nếu nhƣ lấy ái tình làm thuốc độc giết chậm cái đời mình, trong khi đáng lẽ phải lấy ái tình làm thứ rƣợu mạnh giúp thêm cho sức phấn đấu một sự nghiệp tƣơng lai.
Có một số nhân vật là thôn nữ, con nhà nề nếp, sống giản dị nhƣng bị mất chỗ dựa nên đã đi vào con đƣờng nhơ bẩn nhƣ Thanh My hay một cô Mậu (Chân sim bóng đá tiếng ve gợi sầu) còn hồn nhiên tƣơi trẻ mƣời sáu tuổi bị cảm dỗ bởi những ngƣời đàn bà đi trảy hội chùa Tuyết vốn đài điếm mà Mậu thấy ai cũng cƣời, ai cũng sang và ai cũng tử tế. Mậu quyết tâm đi
37
tìm chút ánh sáng để thoát khỏi cảnh khổ sở giữa một gia đình không phải là của mình. Nhƣng mậu đâu ngờ nơi phồn hoa ấy, nơi sống nhƣ thần tiên ấy đang dành một chỗ thật nhơ nhớp cho mình.
Hình ảnh ngƣời ra đi từ thơ đến văn xuôi trong sáng tác của Thâm Tâm đã có sự thay đổi. Trong thơ là những chàng trai đầy ý chí quyết tâm nhƣ tráng sĩ Kinh Kha ra đi làm đƣợc việc lớn mới dám quay về. Nhƣng trong văn xuôi hình ảnh này đời thực hơn, gần gũi hơn bởi đó là những mảnh đời thƣờng thấy hàng ngày. Chủ nghĩa xê dịch đƣợc Nguyễn Tuân nâng lên thành một triết lí sống. Với Nguyễn Tuân đi là một hình thức tốt đẹp nhất của sự thoát ly, thoát ly khỏi cái tủn mủn của cuộc sống hàng ngày; đi tức là hạnh phúc; đi để thay đổi thực đơn cho giác quan; đi mới gợi đƣợc ý nghĩa của đời sống đích đáng… Chủ nghĩa xê dịch của Nguyễn Tuân là một hình thức thoát ly vào không gian, là cách phản ứng lại với hoàn cảnh xã hội tù đọng, trì trệ, nô lệ của xã hội thực dân nửa phong kiến, ngƣời dân mất nƣớc sống giữa quê hƣơng mà vẫn thấy xa lạ, cảm thấy thiếu quê hƣơng.
Tâm lí ra đi là phổ biến ở thời đại Nguyễn Tuân và Thâm Tâm sống. Trong sáng tác của những nhà văn, nhà thơ ở giai đoạn này đều có thấp thoáng hình ảnh ngƣời ra đi để tìm cách thay đổi cuộc sống thực tại. Cuộc sống luôn luôn vận động và phát triển, nếu chúng ta không thay đổi sẽ trở nên lạc hậu. Tuy không thể lƣờng trƣớc đƣợc những gì sẽ xảy ra với mình trên con đƣờng đi tìm kiếm một hạnh phúc mới, một cuộc đời mới nhƣng hãy dũng cảm và mạnh dạn, kiên cƣờng để không bị sa đọa, bị lôi kéo, tha hóa thành con ngƣời thừa, sống mà không khác gì con vật.
38