4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1.1.1 Trần thuật theo điểm nhìn tác giả
Ở đây, tác giả đóng vai trò là nhân vật thứ ba, đứng ngoài tình huống truyện. Ngƣời kể chuyện này nhƣ một ngƣời quay phim làm nhiệm vụ quay bao quát toàn cảnh nhƣ khung cảnh thiên nhiên, môi trƣờng hoạt động của nhân vật, giới thiệu nhân vật, quan sát mọi hoạt động sống của các nhân vật trong câu chuyện và tƣờng thuật lại tất cả những gì mắt thấy tai nghe. Ví dụ nhƣ: “Một buổi chiều mùa xuân ánh nắng phơn phớt nhƣ tơ nhẹ, cái rét cuối mùa chỉ dành một hơi sớt lạnh, không đủ làm se đôi má dậy lên mầu máu đƣơng thì. Mậu đào ửng đôi má, chớp mắt ở dƣới tà dƣơng. Cô thấy ấm áp,
49
vì đứng cạnh một ngƣời. Cô yêu chiều đẹp của tháng xuân, bởi lòng cô có bạn. Ất là một thanh niên phơi phới bƣớc vào đời. Cái vui sự nghiệp đang bốc lên, ngọt và say dịu, nhƣ men rƣợu mùi, lại pha bởi ái tình đằm thắm. Hai ngƣời ấy vừa dắt tay nhau lên cao, và đứng lại ỏ lƣng chừng đồi. Gió hây hây. Cỏ mƣơn mƣớt. Giời không biếc lắm, nhƣng cũng không đục bằng mùa đông”.
Tuy nhiên trƣớc một hiện tƣợng, sự việc, ngƣời kể chuyện không đơn thuần chỉ là tƣờng thuật lại mà còn bộc lộ cả suy nghĩ và thái độ của mình, đó có thể là những bình luận, đánh giá về những thông tin. Trƣớc hình ảnh ông giáo đứng trƣớc bọn học trò nhỏ ở tiết cuối buổi học cuối cùng của tháng ngày ba mƣơi tây, ngƣời kể chuyện tự hỏi: “Ông ta hy vọng gì trên những mái tóc còn mềm ấy nhỉ? Cái tƣơng lai của bọn trò nhỏ, đã đành rằng ông vẫn nhắc đến để tự quý trọng cái nghề của mình. Nhƣng, không còn một bài luân lí nào cả, chỉ có sự tan học, chỉ có những bữa cơm sốt dẻo đang đƣợc ở dƣới những mái nhà các cậu bé”. Nỗi băn khoăn ấy của ngƣời kể chuyện kéo dài đến tận cuối chuyện làm réo rắt âm vang xót xa trong lòng bạn đọc: “Biết bao nhiêu đứa, chỉ vì giờ tan học cuối tháng, mà thấy đời đã khổ. Thế là sau buổi học cuối tháng, có những gia đình bặt hẳn tiếng học bài sang sảng mỗi đêm, cái tiếng học bài do giọng trong nguyên vẹn của những trẻ thơ ngây, cái tiếng học bài hay nhƣ một bản cầm ca muôn đời văng vẳng… Vài ba đứa kia đi đâu? Hay xếp sách vở lại từ đó, làm một kẻ thất học ngay từ đầu đƣờng sự nghiệp. Nó có oán gì ai không? Nó có oán gia đình nó nghèo nàn không cho nó học cho trót, nó có oán thầy giáo đã tàn nhẫn mà đuổi nó về?... Có bao giờ ở dƣới mái nhà, cha mẹ chúng bỗng nhớ cái tiếng học bài sang sảng của con? Tiếng ấy mới vui sao, nhƣng đã mất! Lòng cha mẹ hẳn se đi…”.
Trong truyện Cái áo của người đã chết, Tùng cầm chiếc áo của ngƣời yêu đã chết- món quà kỷ niệm còn lại duy nhất giải lên giƣờng, ngƣời kể
50
chuyện thắc mắc: “Ôi, Mậu có ý để lại tấm áo dài trắng ấy để làm gì? Để cho Tùng yêu lấy bóng vía nàng ƣ? Để cho Tùng còn giữ đƣợc ít nhiều hơi hƣớm của nàng ƣ? Cái gì cũng buồn thảm cả!”. Ngƣời kể chuyện cũng cảm nhận đƣợc những cảm giác của Tùng khi áp mặt vào chiếc áo: “Tùng khẽ vuốt bàn tay lên ngực áo cho phẳng ra. Lụa lạnh và nhũn. Tự dƣng Tùng có cảm giác nhƣ thấy Mậu hiện ra ở trên giƣờng mặc tấm áo trắng ấy và đang ngủ… nhƣ ngày xƣa. Lòng Tùng muốn khóc. Chàng áp mặt xuống ngực tấm áo và mắm chặt lấy tay áo. Chỗ nào cũng rỗng và phẳng. Nhƣng Tùng hít lấy một mùi thơm nhè nhẹ, có lẽ hơi hƣớm ở da thịt Mậu đƣợm vào lụa áo chƣa tan đi hết. Đúng là một mùi da thịt quen thuộc mà Tũng vẫn nhớ, một mùi thơm rất mát nó khắc khoải ở trong khứu quan đã bao nhiêu lâu, nhƣ một thứ hƣơng lạ mà ngƣời ta đƣợc hƣởng có một lần để rồi khao khát mãi.”
Có trƣờng hợp ngƣời kể chuyện là ngƣời thông tuệ biết tất cả mọi thứ, không chỉ dừng lại ở việc thuật lại những gì quan sát đƣợc ở bên ngoài mà ngƣời kể chuyện còn thấu hiểu mọi ngõ ngách đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, thấu hiểu những tình cảm, cảm giác, suy tƣ, day dứt. Đây gọi là ngƣời kể chuyện tƣờng minh hay biết tuốt. Đọc những chuyện kiểu này ngƣời đọc cảm thấy dễ dãi trong việc tìm hiểu tác phẩm mà đôi khi mất đi hứng thú muốn tìm hiểu, say sƣa theo hành động của nhân vật. Nếu nhƣ ngƣời kể chuyện không khéo léo dẫn dắt câu chuyện sẽ làm cho ngƣời đọc nhàm chán vì thiếu tính bất ngờ, đồng sáng tạo ở bạn đọc. Ngƣời kể chuyện tƣờng minh thành công khi đƣa ra đƣợc những bình luận, đáng giá đúng thông tin và cao hơn là triết luận về bản chất của hiện thực đời sống.
Trong ba mƣơi tám truyện ngắn của Thâm Tâm thì có đến hơn hai mƣơi truyện đƣợc xây dựng với ngƣời kể chuyện kiểu này. Truyện của Thâm Tâm miêu tả chủ yếu những tình huống nhỏ, trên phƣơng diện tinh thần của nhân vật nhƣng Thâm Tâm lại không đi sâu khai thác đến cùng vào thế giới
51
nội tâm nhân vật nhƣ các sáng tác của Nam Cao mà nhân vật thiên về hành động nhiều hơn. Chất thông tuệ, triết lí của ngƣời kể chuyện trong truyện cũng chƣa đạt đến độ sâu nhƣ truyện của Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng… Trong văn học hiện đại Việt Nam, tính chất khách quan của điểm nhìn trần thuật từ ngôi thứ ba đƣợc thể hiện gần nhƣ tuyệt đối trong mỗi câu chữ, lời văn của Nguyễn Huy Thiệp. Đó là sự cô đúc, ngắn gọn, cô đúc, sự kiện trần trụi; về hình hình thức lời văn khô khan nhƣ một lời thông báo ngắn gọn không hề có chút tình cảm riêng tƣ trong đó nhƣng văn của Nguyễn Huy Thiệp có một sức lôi cuốn kì lạ.