Giọng điệu trữ tình

Một phần của tài liệu Đặc điểm của truyện ngắn Thâm Tâm (Trang 67)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.2.1 Giọng điệu trữ tình

Có ý kiến nhận xét rằng truyện ngắn của Thâm Tâm là những bài thơ văn xuôi thế sự tâm tình, cho nên ngôn ngữ truyện của Thâm Tâm có rất nhiều chỗ mang hơi văn biền ngẫu, đăng đối nhịp nhàng nhƣ thơ văn xuôi và những từ Hán- Việt xuất hiện với mật độ khá dày. Ví dụ: “Hơi hƣớng mê rồi, chút tình thơm; tình ấm ƣớp tƣơi chín vào da, vào thịt, tôi còn thế nào ghét

66

đƣợc ngƣời ta. Trong sự căng giãn những đƣờng gân, mạch máu, tôi tiêu phí mòn mỏi sức sung mãn của tâm tƣ… Bản trạng tôi, đòi phen bóng xế, mƣa reo, đã thú thực sự nhƣợc nhã của bệnh mình. Tháng ba xuân, dƣơng quang suy đi qua những tầng trứng muỗi; muỗi đánh thành tảng trên mặt nƣớc cống tắc ứ và kết màng là là trong không khí oi ả mỗi buổi sáng trái mùa” (Loài chim mùa vải chín). Hoặc “ Một buổi chiều xuân, giời êm ái, mầu sắc điều hoà. Có một ngƣời trai trẻ vừa ở xa về tới kinh thành, mái tóc bồng lên nhƣ mới bị một cơn gió dọc đƣờng tơi táp. Kinh thành chiều đó đẹp lạ lùng. Những cây bàng mới nảy lộc xanh ngát nhƣ lúa mạ. Lòng thiếu tráng cũng tƣng bừng lây. Một chuyện gì đẹp đẽ nhƣ cánh áo giai nhân đã hứa trƣớc con ngƣời vui tính đó. Gã hí hứng dạo tung tăng các phố, những phố phồn hoa mà gã chắc chắn sẽ bắt gặp những tên bạn có thể góp với gã những cái cƣời đằm thắm nhất đời” (Ôi là mái tóc gió sương). Những trang văn xuôi của Thâm Tâm chứa đựng những suy nghĩ, tình cảm xót xa và thấu hiểu cho những kiếp ngƣời thiếu may mắn, những cảnh ngộ éo le, những mong ƣớc chính đáng mà không có khả năng biến thành hiện thực cùng những cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên, cuộc sống đời thƣờng. Với giọng văn trầm buồn, man mác, bâng khuâng, xa vắng, tác giả thƣờng đặt nhân vật trong một không gian hẹp bức bối, tĩnh lặng hay trong một không gian phiêu dạt mênh mông một mình mà suy nghĩ, độc thoại tự vấn lƣơng tâm về cuộc đời, gia đình, tình yêu, tình bạn… với tầm nhìn, hình dung mơ hồ về thế giới bên ngoài.

Nhắc đến các cô gái điếm hẳn không ít ngƣời có thái độ coi thƣờng, khinh rẻ họ. Thâm Tâm nhìn họ với con mắt đầy cảm thông. Kể về họ, Thâm Tâm dùng từ rất nhẹ nhàng “nàng” chứ không dùng những từ nhƣ: ả, cô ta…để tỏ thái độ miệt thị. Thái Vân- cô gái gốc Việt trôi dạt trên đất khách

67

hơn mƣời năm nay, làm nghề gái điếm nuôi thân. Khi nghe Thái Vân kể lại chuyện cuộc đời của mình, nhân vật tôi hoàn toàn thông cảm với cảnh ngộ của Thái Vân. Anh xót thƣơng cho một số phận, anh dùng từ “nàng” khi kể lại chuyện của Thái Vân để tỏ ý trân trọng. Một cô gái trôi dạt xứ ngƣời nhƣng lúc nào cũng nghoảnh mặt hƣớng về phía Nam để tạ tội với quê hƣơng và cha mẹ dù cái tội ấy không phải do cô gây ra. Anh không tin vào thuyết “Kẻ đã điếm lòng rồi, khó có thể cứu vớt đƣợc một phần nào lại” nên anh tha thiết muốn đề nghị Thái Vân hoàn hƣơng, để cha mẹ nàng gặp đứa con đã tuyệt vọng từ lâu. Lan trong Bông lan trần mộng cũng là một cô gái điếm, bên ngoài vẻ đẹp ngoại hình, Lan còn là đứa con có hiếu với cha già. Nhƣng Lan là con nhà ca xƣớng, nàng bị tuyên án tàn nhẫn bởi ngƣời đời, lại bị khuôn vào lề thói nhà, bị hoàn cảnh vô đạo chia rẽ ác liệt tình máu mủ mẫu tử. Số phận của nàng, vì nàng tên Lan, cũng giống nhƣ số phận của bông lan- một bông lan trần mộng đẹp nhất. Bông lan sinh tử trong mùa giá rét. Đời Lan lớn lên đã cúi đầu trong mƣa gió và cũng ngã xuống ở đó, còn chút lòng thì không đƣợc mở, có chút tình thì không đƣợc dùng. Cuối truyện là tiếng chuông chiều kéo dài nhƣ tiếc thƣơng cho một hồng nhan. Một cô gái điếm nhƣ Lan không có tội với ngƣời yêu, với đứa con khi cô không có khả năng chăm sóc cho nó, bảo vệ nó. Cô cũng chỉ là một nạn nhân của chế độ xã hội mà thôi.

Trong truyện Lầm Dzuỳn khách lai, Lầm Dzuỳn là con lai giữa một ngƣời mẹ Việt Nam và cha là ngƣời Trung Quốc nhƣng Lầm Dzuỳn lại sống ở Việt Nam từ bé. Giống nhƣ Lý Thái Vân bị trôi dạt bên xứ ngƣời, đến tuổi xế bóng, Lầm Dzuỳn thƣờng nghĩ ngợi, tâm trạng băn khoăn về một nửa linh hồn phảng phất nỗi nhớ quê hƣơng, nhớ thƣơng cái mái ngói cong cong mà sinh thời cha Lầm Dzuỳn thƣờng kể. Lầm Dzuỳn mang một sự khao khát trong cặp mắt thƣờng ƣớc lƣợng nẻo nghìn dặm dài tuy Lầm Dzuỳn thƣờng

68

nhìn thấy đất nƣớc qua dáng đi điệu đứng của một vài ngƣời đàn bà Tàu, mái tóc bàng bạc trong một chiếc mũ nhung, bƣớc đi khó khăn vì bàn chân bó vào đôi hài nhỏ. Lầm Dzuỳn nhớ quê da diết tuy vật sắc của xứ ấy chỉ lờ mờ hiện qua sự tƣởng tƣợng hoặc qua tranh ảnh, nhƣ một cõi lạ lùng còn nhớ trong một giấc mơ không rõ rệt. Nỗi nhớ quê hƣơng khiến Lầm Dzuỳn cảm thấy từng mạch sông, từng thế núi với Lầm Dzuỳn quen thuộc ghê gớm, tƣởng chừng cái mầu đất, cái khí nƣớc đã góp phần làm nên sự trƣởng thành ở Lầm Dzuỳn. Nhiều khi tiết thu se lạnh và mƣa, nghe thấy tiếng nhạc của nƣớc mình hay đi xem thời sự có bóng dáng nhân vật Trung Hoa thì Lầm Dzuỳn lại rung động đến những mạch máu, đƣờng gân để thấy mình là một kẻ đi đầy chung thân mà cái lòng mong về vẫn thổn thức: “Lầm Dzuỳn thực ra cũng không có cái hồn thi sĩ để mơ màng đến những hình bóng êm ái của nƣớc Tàu cổ xƣa, nhƣng y có tấm lòng thèm thuồng những cảnh thú xa vắng, huống chi những cảnh thú ấy y lại có quyền đƣợc có, đƣợc nhận là của chính cố hƣơng ông cha mình”. Lầm Dzuỳn cũng mơ ƣớc yêu và lấy một cô gái không biết gì về Việt Nam, ngƣời con gái nói đặc tiếng Quảng Đông và còn giữ nguyên đƣợc mầu sắc quê cha đất tổ. Lầm Dzuỳn nhìn thế giới bên ngoài trong sự mơ hồ, tƣởng tƣởng và thƣơng nhớ. Nhƣng Lầm Dzuỳn phải đối diện với một sự thật: Lầm Dzuỳn sống với một ngƣời mẹ Việt Nam mà ngƣời mẹ lại quán xuyến gia đình theo tập tục nƣớc Việt, mầu sắc của Tầu phai nhạt theo lề sinh hoạt của một ngƣời đàn bà ăn trầu cắn chỉ và luôn mồm những câu ca dao tục ngữ hàng ngày. Vợ Lầm Dzuỳn cũng là ngƣời Việt chính gốc- ngƣời vợ đẹp ấy đã làm mờ đi những hình ảnh xa xôi, mờ những bóng giai nhân xứ tuyết, ngàn mai nhƣ thời cổ, mờ cả những núi sông lác đác ông già lụng thụng áo mã khoa, lêu nghêu chiếc tẩu dài nhƣ chiếc gậy đầu mâu. Lầm Dzuỳn lại có thêm hai cô con gái, đến đời con thì dòng máu Trung Hoa đã bị phai nhạt đi rất nhiều. Tiếng Trung, Lầm Dzuỳn hầu

69

nhƣ không còn sử dụng nữa. Kẻ vong bản thƣờng bắt đầu từ ngôn ngữ mà đi, mất ngôn ngữ chính là mất đi bản sắc dân tộc. “Lâu lắm, mới lại có một hoàng hôn sƣơng mù qua cặp mắt tƣ lự của Lầm Dzuỳn. Lâu lắm, mới lại có một áng mây trắng ở phƣơng Bắc dâng lên, tƣởng chừng nhƣ hơi khói nƣớc ở tỉnh Quảng Đông bay đi trăm dặm, ngàn dặm…”. Cuộc sống sinh hoạt của Lầm Dzuỳn dần ngả theo những thói tục của nhân dân Việt Nam. “Lầm Dzuỳn không còn sức để gợi lại dòng máu cũ. Sự cảm thông với mảnh đất phƣơng Bắc, đã đứt hẳn”, Lầm Dzuỳn cũng chấp nhận cái tên Lâm Hoàn hoàn toàn Việt Nam mà hàng xóm gọi. Cái lẽ uống nƣớc nhớ nguồn chỉ làm sôi huyết linh Lầm Dzuỳn khi Lầm Dzuỳn còn trẻ mà thôi. Cả truyện ngắn là một bài thơ buồn, giọng buồn man mác của một ngƣời có tuổi khi nhớ về quá khứ, cha mẹ, tuổi thơ và tiếc than về sự lụi tàn của một dòng máu, bất lực trong việc gìn giữ giống nòi.

Truyện Chân sim bóng đá tiếng ve gợi sầu- ngay từ cái tên truyện cũng thể hiện truyện này ắt kể nỗi buồn. Gợi sầu- sầu về một cô gái sớm mồ côi mẹ, sống cùng với ngƣời cha hơi cay nghiệt với tấm lòng rắn nhƣ lƣỡi dao đi rừng. Cô sở hữu một đôi mắt có cái nhìn xa xôi nhƣng xa mấy cũng chƣa vƣợt khỏi núi non trùng điệp bao quanh. Ánh mắt ấy năm mƣời sáu tuổi lại nhìn lâu vào một tà áo thắm sắc của cô gái tân thời, cô cảm thấy rằng những cô gái thành thị ấy không có ai buồn, khổ và cô đơn nhƣ mình cả, ai cũng hớn hở, cũng sƣớng, cũng đẹp, có những giọng cƣời mà Mậu không bao giờ có. Thật đáng thƣơng cho một cô gái chỉ suốt ngày phải làm lụng vất vả, hiếm có đƣợc những giây phút thảnh thơi để có thời gian đi tìm hiểu cuộc sống thực ở bên ngoài những dãy núi cao đó. Thế là một ngày kia Mậu quyết tâm bỏ xóm núi đi tìm ánh sáng nơi kinh thành hoa lệ, nơi sống nhƣ thần tiên mà Mậu thấy qua những ngƣời về đây đi lễ. Nhƣng Mậu có biết đâu Mậu đang tự dấn mình vào một cuộc đời sống những ngày ô nhục tiếp theo, đâu

70

biết sự ra đi của mình để lại một nỗi mất mát lớn trong lòng một chàng trai tên Ất. Mậu và Ất đã có những ngày vui vẻ trong làn nắng chiều. Họ nhƣ Ađam và Eva vui đùa trong vƣờn địa đàng với nắng, gió, bƣớm… trong những rung động, tình cảm trong sáng dành cho nhau: “Một sƣờn núi rẽ. Vài con bƣớm từ từ nơi đó bay ra, liệng chập chờn. Vài con rồi mƣơi con, cánh hơi lặng lờ, nhƣ là hoa tầm xuân rụng chậm… Nhô ra một cách đột nhiên, không một tiếng động, không hơi gió. Ất là một ngƣời trai tráng bắp thịt chắc và dẻo nhƣ cái mình vƣơn uốn của con hùm, con beo. Quần sắn ống, áo sắn tay, gã bƣớc xuống thấp mấy nấc đá chồng chất, giữa đám cỏ cây hoang dại bà xòa, cái lƣng cong, đôi chân vững chãi, bàn tay phải lăm lăm con dao đi rừng, bàn tay trái một bó thuốc lá lẫn với rau sắng và một chùm vải đỏ tƣơi. Đàn bƣớm vây quanh lấy mình gã mà liệng. Có lẽ chúng đã theo nhƣ thế từ xa, vì cái mùi thơm của những quả vải chín mọng. Chƣa bao giờ Mậu đƣợc thấy một ngƣời trai trẻ đẹp nhƣ thế giữa cái đẹp hùng vĩ của núi non và cái đẹp êm ả của đàn bƣớm rập rờn… Dáng Ất ngay thẳng nhƣ điệu đứng một pho tƣợng cổ, mà chung quanh linh động những nhành hoa, cánh hoa bằng bƣớm… Gặp buổi sớm cũng nhƣ buổi chiều. Ất thấy gần Mậu là sung sƣớng, nhƣng gã không biết nói một câu gì để tỏ nỗi ấy với Mậu đƣợc. Gã cho Mậu một quả vải, một quả mơ, có khi một thứ hoa núi trắng, có khi một thứ củ, một thứ lá rừng, dùng làm vị thuốc, là mong để Mậu cƣời với gã một cái cƣời êm ái mà thôi”. Nhƣng Ất chƣa kịp thổ lộ tình cảm thì Mậu đã bỏ đi. Tiếng ve kêu ra rả trong những ngày đầu hè càng gợi sầu cho kẻ đã một lần yêu và một lần đau, yêu mà không dám bày tỏ, ngƣời yêu ra đi mà không hiểu vì sao: “Sao lại đi ra tỉnh? Sao lại đi ra tỉnh làm gì?”. Ất không biết làm thế nào để đi tìm Mậu về, ngày tháng chỉ biết buồn: “…buồn vẩn vơ mỗi chiều. Ất đã đánh mất một cái gì quý báu. Gã bắt đầu thấy nhớ đôi mắt đen lúc nào cũng không nhìn qua đỉnh núi kia, và nhớ cả giọng cƣời trong trẻo,

71

và nhớ cả điệu ngồi õng ẹo của ai trên mình con trâu. Ngƣời trai tráng đã buồn một cuộc đời thứ nhất. Ở vách núi nào, ở bóng đá dầy đặc nào, Ất cũng chỉ thấy có cái vết một mình gã đi thơ thẩn. Những buổi chiều quạnh quẽ làm sao! Cái bàn tay mạnh mẽ xƣa thƣờng khiến cao dao quai nổi gân guốc, nay đã tê mê nhƣ đâu đâu cũng chạm phải cái thứ nhũ đá ngày cực hàn. Gót chân không lên khoe những bậc núi tai mèo khúc rắn. Gã không biết rằng có một bông hoa nở làm gì nữa. Gã cũng không thích ăn trái cây. Những rặng núi thành xa xôi. Mà cặp mắt thì luôn luôn mỏi mệt”. Ngày tháng trôi qua, Ất quẩn quanh tƣơng tƣ với tiếng vọng lại từ vách núi tƣởng tiếng ngƣời yêu đáp trả. Nỗi cô đơn của Ất càng bị nhân lên gấp bội vì bị bao trùm bởi một thiên nhiên núi rừng rộng lớn trong khi con ngƣời vô cùng bé nhỏ.

Những rung động tình yêu trên ta gặp lại ở truyện Thanh My. Anh chàng điêu khắc mới thành tài đã bất ngờ trƣớc vẻ đẹp thanh khiết của cô gái mƣời sáu tuổi, một cô gái mới chỉ biết đến sự hiền hậu của tình cha và những niềm yêu mến nhẹ nhàng của những dân quê chân chất. Trƣớc vẻ đẹp ấy, anh có lúc đã xao xuyến: “Tôi bèn lấy giấy khác, chép thơ bằng lối chữ đúng nhƣ trong “tập đồ”. Thanh My khen đẹp. Tự dƣng lúc ấy, tôi có cái hoảng hốt lạ lùng, tôi nắm chặt lấy tay Thanh My, mà hỏi: -Cô chê chữ tôi viết trƣớc là xấu, thế ví thử có ngƣời hỏi cô làm vợ mà cũng viết chữ xấu nhƣ vậy, thì cô… Bỗng Thanh My đỏ mặt lên, gỡ tay ra và rút về, rồi cúi đầu den dén nói:- Em không biết. Đoạn, cô lảng mất.”. Vài tuần sau anh đi, vẻ mặt hớn hở của Thanh My đã thoáng có chút buồn, cô dặn anh: “Em xin đƣợc theo hết những lời anh bảo. Đến bao giờ em cũng vẫn là em My bây giờ của anh”. Tình cảm thiêng liêng ấy khiến ta nhớ đến đôi bạn trẻ trong truyện ngắn

Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam. Dưới bóng hoàng lan là một áng văn tao nhã, một không gian thi vị với hƣơng thơm của hoa thiên lý và hoàng lan, một tình cảm đơn sơ nhƣng đậm đà- tình bà cháu dịu dàng và trìu mến, một

72

tình cảm ngây thơ và trong sáng với cô bé hàng xóm mà đôi lúc Thanh tƣởng nhƣ em ruột mình. “Đêm ấy, một bà, một cháu với một cô bé láng giềng chuyện trò dƣới bóng đèn mãi tới khuya. Khi trăng lên, qua vƣờn Thanh tiễn Nga ra đến cổng, đi qua hai bên bờ lá đã ƣớt hơi sƣơng. Mùi hoàng lan thoang thoảng bay trong gió mát. Không lƣỡng lự, Thanh cầm lấy tay Nga để yên trong tay mình. Nga cũng đứng yên lặng. Lúc lâu Nga rút tay khẽ nói:- Thôi em về!”. Căn nhà miền quê là nơi thơm tho xinh đẹp và tràn trề tình cảm, là nơi Thanh trở về nghỉ ngơi sau thời gian làm việc để hƣởng những ngày tƣơi đẹp. Cả hai truyện Thanh MyDưới bóng hoàng lan đều phảng phất nỗi buồn man mác, cái chỗ dựa về mặt tinh thần ấy không thể vững chãi mãi đƣợc trƣớc dòng đời xô đẩy này. Ở truyện Dưới bóng hoàng lan chỉ là dự cảm, còn ở Thanh My cái chỗ dựa ấy đã mất hẳn, cuộc đời nghiệt ngã đã biến nàng Thanh My trong sáng thành một con ngƣời khác hẳn.

So sánh truyện của Thâm Tâm và Thạch Lam chúng ta thấy có nhiều điểm giống nhau. Truyện ngắn của họ mang giọng điệu nhẹ nhàng, bâng khuâng, man mác, êm ái, tình cảm và giàu yếu tố hiện thực tuy nhân vật không dữ dội nhƣ Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao hay bị đày đoạ nhƣ chị Dậu của Ngô Tất Tố. Cái độc đáo của hai nhà văn này chính là ở lòng nhân ái và vẻ đẹp tâm hồn. Nhân vật ở trong hoàn cảnh nào cũng ánh lên bản chất nhân ái. Lời văn của Thạch Lam có phần nhẹ nhàng, tinh tế hơn của Thâm Tâm. Nhƣng Thâm Tâm lại có những câu văn nhiều giọng điệu hơn tạo nên

Một phần của tài liệu Đặc điểm của truyện ngắn Thâm Tâm (Trang 67)