Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu Đặc điểm của truyện ngắn Thâm Tâm (Trang 64)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.1.2 Ngôn ngữ đối thoại

Đối thoại là sự giao tiếp bằng ngôn từ giữa các nhân vật trong tác phẩm, thể hiện các đặc điểm tính cách thông qua những mối quan hệ trực tiếp. Có các hình thức đối thoại:

Đối thoại nhân vật với nhân vật: đây là hình thức đối thoại phổ biến trong tác phẩm tự sự. Nhà văn tạo cho nhân vật một môi trƣờng va chạm bởi nhiều mối quan hệ. Thông qua các cuộc đối thoại với nhau, nhân vật thể hiện tính cách, suy nghĩ và quan niệm tƣ tƣởng của mình. Trong truyện Bông lan trần mộng, cuộc đối thoại giữa Lan và ngƣời cha, cha cô vốn là một ngƣời lạnh lùng, Lan lại thể hiện là một con ngƣời yếu đuối, thƣơng cha, chấp nhận hy sinh tấm thân vì cuộc sống của cha già hàng ngày đốt trên ngọn đèn nha phiến, ngƣời cha cấm con gái yêu mà nàng cũng không dám đứng lên bảo vệ tình yêu, nàng chấp nhận số phận nhơ nhớp của một ca kỹ không có quyền yêu và sống cho riêng mình:

Ông già nghiện phải có gì để sống!

Người con gái còn có cha già! Tuy vậy, Lan cũng kêu lên:

- Đời còn gì nữa, thày ơi! Ông già nghiện vốn lạnh! Lan lại kêu lên:

63

Ông già nghiện lần này ngồi khóc…

Lan không kêu gì nữa. Nàng cười khanh khách…

Cuộc đối thoại đầy tâm trạng, chỉ có tiếng nói của Lan vang lên nhƣng những khoảng trống trong cuộc đối thoại chất chứa nỗi đau không cất nên lời của một ngƣời cha đã già nua yếu đuối, trở thành gánh nặng cho con gái. Trong cuộc đối thoại đầu tiên với Bính, Lan lại tỏ ra là một cô gái mạnh mẽ, lém lỉnh mang vẻ kiêu sa. Cuộc đối thoại cuối cùng với Bính trƣớc khi từ giã cõi đời Lan lại vô cùng đáng thƣơng, kết thúc một giấc trầm mộng đầy tiếng kêu than:

Lan: Giời ơi! Anh Bính!!!

Bính: Em… em khổ đến thế này à?

Lan: Em chết mất.

Bính: Anh đã về đây!

Lan: Em chết!

Bính: Anh van em!

Lan: Anh về, thế là em đi được.

Bính: Giời ơi, Lan!

Lan: Con anh.

Bính: Hở?

Lan: Con anh…ở nhà hội Tiểu nhi.

Bính: Sao? Em nói cho rõ. Anh đây mà!

Lan: Vâng, Bính của em… Thôi thế là em yên tâm chết. Em đẻ xong thì ốm liệt… Thày em cho cháu vào trong nhà hội Phước, mà giấu em…

Bính: Lan!

64

Tác giả sử dụng ngôn ngữ kịch trong cuộc đối thoại để nhân vật lột tả hết sự đau thƣơng, tàn tạ, nghiệt ngã của cuộc đời dành cho một ca nƣơng thanh sắc và gợi lên sự đồng cảm, tiếc thƣơng ở bạn đọc.

Đối thoại giữa ngƣời kể chuyện với độc giả ẩn tàng: đƣợc thể hiện ngay trong những phần bình luận, trữ tình ngoại đề của tác phẩm. Thật ra hình thức đối thoại này giống nhƣ độc thoại giữa ngƣời kể chuyện và độc giả nhƣng thiên về phía ngƣời kể chuyện. Ngƣời kể chuyện đƣa ra ý kiến, bình luận, đánh giá hƣớng tới độc giả mà không cần sự phản hồi lại. Các đoạn này xen kẽ không làm đứt mạch truyện mà lại tạo đƣợc sự thoải mái trong tiếp cận đối với ngƣời đọc. Trong truyện Bán sách cũ, trƣớc hình ảnh ông già ngồi gần nhƣ bất động trƣớc quyển sách có ép lá cỏ khô của cô con gái để lại, ngƣời kể chuyện liên tƣởng: “Ông già vẫn yên vị. Hình thù ấy nhắc lại pho tƣợng nào ngửa mặt lừng lững in trên nền trời, để sƣơng nắng gội cái han gỉ khắp mái tóc và đôi vai. Vốn ông già mặc chiếc áo dài thâm đã bạc và chiếc áo nào lại chẳng bạc từ trên giở xuống! Hẳn là đã có một chiều kia trên đồi nào đó, gia đình ông già đi lấy gió. Mây đùn tự chân trời, cỏ cao ngun ngút phà qua nền mây… Con gái ông già ngắt một cánh cỏ đánh giấu trang sách xem dở, vì bấy giờ đẹp quá, có lời nào trong sách vở đẹp bằng!”. Hay trong truyện Cái áo của người đã chết, khi chiếc áo đã bị nhét kỹ dƣới đáy hòm rồi nay ngƣời ta lôi ra, ngƣời kể chuyện đã sử dụng biện pháp nhân cách hóa, coi chiếc áo cũng là một nhân vật biết suy nghĩ: “Ôi! Không phải cái giƣờng này xƣa kia ta đã trằn trọc! Không phản bàn tay này xƣa kia đã nâng giấc ta!”. Thế bàn tay ấy là của ai? Chi tiết gây cƣời này tạo cảm giác vui vẻ, tò mò ở ngƣời đọc.

Đối thoại nhân vật với độc giả trìu tƣợng: hình thức này thể hiện rất rõ trong các đoạn tác giả để nhân vật tự kể về mình. Mặc dù về hình thức là đối thoại hƣớng tới đám đông độc giả, nhƣng thực chất những lời nói ấy không

65

cần hồi âm. Kiểu đối thoại này tƣơng tự nhƣ hình thức diễn trên sân khấu, bảo là nói chuyện với độc giả nhƣng thực chất là độc diễn. Nhân vật tôi trong truyện Một cuộc tiễn hành vô cùng cảm động giới thiệu câu chuyện định kể của mình thế này: “Tôi run tay mà viết cái đề trên này, bởi vì tôi kể câu chuyện thực của tôi ra… Sự thực nó thế này: Tôi chỉ công bố ở Hà Nội là vào trong Huế, vậy mà hiện giờ đây, tôi đã đƣờng hoàng sống giữa cái tỉnh Gia Định ở mãi phƣơng Nam. Thì ra việc đời nó phiền toái lắm, không thể tính trƣớc đƣợc một điều gì mà về sau không chuyển biến đi. Tuy nhiên một chuyến “giang hồ” nhƣ vậy, không phải là toàn vinh, hay toàn nhục. Tôi run tay, tôi vẫn còn run tay, bởi vì đây mới thực bắt đầu vào câu chuyện của tôi”, tiếp theo đó nhân vật tôi kể lại một lèo chuyến đi của mình khởi đầu từ căn nguyên vì sao lại ra đi. Ngƣời đọc cứ thế bị cuốn đi theo diễn biến câu chuyện, bị hấp dẫn bởi một giọng kể hài hƣớc. Những truyện ngắn nhƣ Loài chim mùa vải chín, Cái nạn thi vị hoá, Gã thanh niên mù ấy là tôi… Thâm Tâm cũng xây dựng truyện theo kiểu đối thoại này.

Đối thoại và độc thoại là hai hình thức giao tiếp của nhân vật để đi tìm câu trả lời: mình là ai? Nhiều lúc nhân vật đối thoại với ngƣời khác rồi lại chìm vào trong những suy nghĩ riêng của mình, khiến cho ngƣời đọc nhƣ bị cuốn vào những dòng chảy của ý thức nhiều hơn là các sự kiện.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của truyện ngắn Thâm Tâm (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)