Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm của truyện ngắn Thâm Tâm (Trang 40)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật

2.2.1 Ngoại hình nhân vật

Trong văn học trung đại, khi miêu tả nhân vật các nhà văn thƣờng sử dụng lối tả ƣớc lệ nhƣ tả tóc, màu da, sắc đẹp, nụ cƣời … họ dùng những câu nhƣ:

-Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang -Hoa cười ngọc thốt đoan trang

-Mây thua nước tóc, tuyết nhường mầu da -Làn thu thuỷ, nét xuân xanh

-Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

(Truyện Kiều)

Sang giai đoạn văn học hiện đại, các nhà văn ngày càng sử dụng ít đi lối miêu tả này. Thâm Tâm thƣờng sử dụng bút pháp tả trực diện khi miêu tả ngoại hình nhân vật. Nhìn mặt mà bắt hình dong- qua hình dáng nhân vật, nhà văn lột tả bản chất, nội tâm nhân vật.

Trong truyện Gót sen, có một thiếu nữ đi xem phim mặc cái áo chiều mầu gắt quá trong một buổi tối không mát lắm sở hữu một đôi gót sen, gót sen đẹp nhƣ những cánh sen trắng rớm hồng, mầy mậy ửng lên nhƣ đọng máu, dáng gót thon mà đậm đà, hồng mà nhẹ nhõm, chúng đã rung lên một bản nhạc êm ái hơn là những bản nhạc của màn ảnh chiều. Nhìn nàng cũng tình tứ, ăn mặc diêm dúa nghĩa là kém đứng đắn nên đôi gót sen không đắt mấy, không phải thứ sen vàng nhƣ của Quý Phi thời xƣa nên có muốn chuốc cũng dễ. Lê thấy ngƣời thiếu nữ có đôi gót sen đẹp đã cho Lê những phút êm ái thần tiên hơn là những cử chỉ âu yếm quê mùa của vợ. Lê tin chỉ những ngƣời có đôi gót thanh tao nhƣờng ấy mới mang nổi một tâm hồn thanh cao hơn ai. Nên cứ mối tối thứ bảy Lê lại đến rạp chiếu bóng để tìm gót sen. Thâm Tâm tả cận cảnh gót chân thật sống động với nhiều mầu sắc và nhạc

39

điệu. Từ cách ăn mặc diêm dúa, nụ cƣời lả lƣớt đến đôi gót sen vàng đã cho thấy nàng đúng là một “con yêu đàng điếm”, “bà chúa của những loài quỷ dữ”. Nên ngƣời bạn thân đã khuyên Lê nếu muốn một ngày kia tự tử vì hối

hận, vì công nợ thì hãy dúng vào những gót chân tàn nhẫn ấy. Liễu- vợ của Lê- vốn không đẹp, có đôi môi mỏng và khuôn mặt mang nhiều

góc cạnh, đó là tƣớng đa ngôn, là ngƣời đàn bà kín đáo trong quỷ quyệt, có phản bội lại thì cũng phản từ từ, phản ở dƣới một miệng cƣời tủm tỉm. Liễu đã phản bội Lê nhiều lần, sự ranh mãnh của Liễu không làm Lê nghi ngờ, thậm chí Lê còn hối hận là mình đã nghĩ không phải về một ngƣời vợ tốt.

Ngoại hình của nàng Thái Vân trong truyện Lá quạt hoa quỳ chỉ đƣợc khắc họa vài nét qua điểm nhìn của Huyền sinh. Nàng có khuôn mặt tròn, buông đuôi gà qua vai mƣợt mà và đằm thắm, tóc dài và rậm nên số vất vả. Nàng có ngón tay bé nhỏ, trắng nhƣ ngó cần. Cái số vất vả chính là cuộc đời không cho nàng “xin nhƣ nƣớc giếng trong soi, xin nhƣ vành quạt đời đời tròn trăng”, không cho nàng sống yên ổn trong thân phận một ngƣời vợ bình thƣờng. Vì có nhan sắc nên bị tiến cung, than khóc cũng chẳng ích gì, nàng chỉ còn biết thƣơng nhớ. Sự tơ tƣởng sâu xa nhƣ khắc khiến Thái Vân say sƣa khắc hình ảnh ngƣời yêu lên cánh tay. Cùng với những giấc sầu mênh mông, nàng Vân gác cánh tay qua mắt để che hết nghịch cảnh, để chỉ nhìn thấy có một hình ảnh rất âu yếm của Huyền sinh mà thôi. Trƣớc mặt ông vua dâm ô tàn ác, nàng yểu điệu nhƣng không hé miệng cƣời, một nàng Vân vàng bạc chói loà, phấn son loè loẹt, bị vua cắt mất miếng da in hình ngƣời yêu trên cánh tay. Nàng cƣớp lấy và nuốt, cất cao tiếng hát sắc nhƣ gƣơm ca ngợi ngƣời yêu là đấng trƣợng phu không thờ bạo chúa.

Thanh My- tên nàng đặt theo đôi mày rất đẹp của nàng, cái thứ lông mày xanh nhạt nhƣ dáng núi mùa xuân, mắt nhƣ đôi chim câu, da cô trắng, hay chít tấm khăn vuông láng sẫm, dẫm chân không trên nền đất lạnh, nói

40

chuyện hay chúm chím cƣời, hàm răng nhuộm đen. Làn tóc mềm xoã ngang vai, cái mềm căng đầy của đôi má sữa, cái mềm còn nõn của chiếc cổ ba ngấn mỡ đông, má lúc nào cũng đỏ ửng lên nhƣ xát phẩm hồng. Thanh My mƣời sáu tuổi mang một vẻ đẹp thuần khiết, trong sáng với những phẩm chất tuyệt vời của một ngƣời phụ nữ Việt Nam cần cù, chịu khó, đảm đang, có hiếu. My đọc thuộc Kiều nhƣ cháo, giọng ngâm nặng, trầm xuống và má hồng lên là báo một số phận long đong nhƣ nàng Kiều với một cuộc đời vất vả hay có thể chỉ nửa chừng xuân. Quả đúng vậy, tám năm sau: My xuất hiện ở nơi phồn hoa đô hội, trong cái thành phố mà đàn bà phấn son vàng trời. My thay đổi lắm, không còn dáng vẻ gì của cô My ngày xƣa. My bây giờ ngƣời ta gọi cô là nàng. Cô đã và đang ở vào kiếp hồng nhan.

Trong truyện Sáu giờ chiều, vợ Hoàng mặc áo vàng cũng là lúc cái ráng vàng của bầu trời chiếu thẳng vào, có lẽ Hoàng bị nhầm mầu áo vì Hoàng tỉnh dậy vào lúc hoàng hôn úa gắt, cặp mắt thì ngai ngái, vàng xọng, một chút rử mắt còn vƣớng ở lông mi nên làm cho cái nhìn bị cành cạnh và bắt cứ đâu cũng lờ mờ có chấm đen. Hoàng nhắm mắt lại nhƣng cái sắc nắng khó chịu vẫn cứ vẩn lên trong cõi tối mù. Hoàng lại mở mắt, cái bóng đen lại hiện thành bóng, lẫn với những đốm màu khác làm quáng sự nhìn xa. Trong mắt Hoàng, mầu vàng thể hiện địa ngục, vợ Hoàng đánh con tàn nhẫn giống nhƣ một tên quỷ sứ hung hãn nhất đời, cánh tay vợ Hoàng cứ giơ cái roi mà vút xuống nhƣ mƣa trên mông đứa con đang rẫy rụa. Một buổi chiều vàng vọt, trời đầy mây đầu quỷ, quỷ xứ nhƣ nhập vào ngƣời Hoàng và vợ, vợ Hoàng là một ngƣời đẹp- đẹp đến mức Hoàng yêu đến mê đi, đây là lần đầu tiên Hoàng đánh vợ dã man thế, vợ Hoàng cũng đánh con dã man thế.

Thâm Tâm cùng các nhà thơ trong xóm áo bào gốc liễu ƣa thích lối văn phong cổ nhƣng trong sáng tác văn xuôi Thâm Tâm đã có nhiều cách tân hiện đại. Lối miêu tả ngoại hình theo cách trực diện tạo cảm giác chân thực,

41

dễ hình dung. Bắt đầu vào truyện, Thâm Tâm thƣờng giới thiệu miêu tả ngoại hình nhân vật khá đầy đủ. Từ ngoại hình nhân vật, tác giả thƣờng hé mở tính cách, nội tâm và dự báo trƣớc tƣơng lai số phận của nhân vật.

2.2.2 Tâm lý nhân vật

Truyện ngắn của Thâm Tâm thuộc kiểu truyện trữ tình. Các nhân vật đƣợc quan tâm, khai thác sâu, mô tả ở phƣơng diện tinh thần. Những suy tƣ day dứt, những cảm xúc và tâm trạng, nội tâm nhân vật, tâm lí nhân vật đƣợc nhà văn chú ý khai thác. Mỗi truyện là một tâm trạng, một nỗi niềm.

Gương mờ là câu chuyện tình yêu hài hƣớc về một đôi vợ chồng nhà chài. Một thiên diễm tình trên sông nƣớc: Một con thuyền thả cho trôi mãi trên sông, hai vợ chồng nằm gối tay nhau mà ngắm trắng soi đầy khoang… Nhƣng khi xuất hiện cái gƣơng thì cuộc sống của họ bị đảo lộn. Chồng đã bốn mƣơi tuổi, vốn lành nhƣng cục. Chị vợ mới tam tuần nhƣng lại trai lơ vì chị còn xuân. Hàng ngày muốn soi gƣơng thì cứ cúi nhìn xuống mặt nƣớc là xong nhƣng chị vợ không thích thế nữa, chị còn trẻ, phải làm dáng để đẹp với chồng. Nhƣng chồng không bằng lòng vì nghĩ vợ làm đẹp là cho thiên hạ ngắm và từ đây xảy ra nhiều tình huống hiểu lầm, bi hài giữa hai vợ chồng. Tác giả để cho mỗi ngƣời tự độc thoại, những cuộc độc thoại song song đi về hai hƣớng ngƣợc chiều nhau:

Chồng: “À, thì ra chị ả muốn làm đỏm! Đã hàng mấy năm trời nay, chị ả không nhớ đến sự làm đỏm với chồng, vậy bây giờ chị toan làm đỏm với ai? Hỏng! Hỏng!”

Vợ: “Ồ!, thì ra mặt mũi còn đầy đặn chán. Nhƣng đẹp lúc bấy giờ thì đẹp để cho ai nhìn? Trời ƣ? Nƣớc ƣ? Không! Phải là một ngƣời đàn ông chứ!... (cái đức anh chồng cục mịch của mình) mà gặp mình đi chơi với trai ngoại, thì cứ gọi là “nó”… đâm chết! “nó” lành thật đấy, nhƣng “nó” ghen chứ lại!”, nên tất nhiên là chị làm đỏm với anh chồng rồi.

42

Chồng: “À hả! đêm tối thế này, chồng thì say rƣợu ngủ vùi, mà ngƣời đàn bà ba mƣơi tuổi lại đi vuốt ve mày mặt, thì ve vuốt để cho ai?”

Chồng: “… con mụ ấy lại định ve vuốt mặt mày để đi chim ai và để nằm ở thuyền ai, mới đƣợc? Hỏng, hỏng! Con mụ ấy đã hỏng với một cái gƣơng rồi! Sự đến thế, còn tiếc của làm gì nữa, mà ngƣ nhân chẳng ra cái hàng thịt chó bên kia cầu, đánh cho một bữa thật say?”

Chị vợ tính đi tìm chồng về vì sợ chồng rƣợu say ngã xuống nƣớc thì khốn, chị vợ lại soi gƣơng để sửa qua tóc, bôi phẩm cho môi đỏ lên… chị làm đẹp để làm lành với chồng vì: “Đàn ông ai lại không thích đẹp?”

Chồng uống say cũng tính về làm lành với vợ nhƣng khi gặp vợ thì: “Nhƣng sao môi vợ lại đỏ. Chết rồi! Đàn bà giận chồng đi chơi đêm, mà môi lại đỏ? Hèn nào mà đi mua gƣơng! Hỏng, hỏng!”

Chị vợ âu yếm làm lành, chồng thấy khó chịu: “Hừ! Đàn bà gì vừa đi với trai ngoại, gặp chồng, lại giả vờ âu yếm chồng đƣợc ngay? Hỏng, hỏng! Vợ lại cứ tủm tỉm cƣời à? Thật đáng ghét! Vợ lại cứ trực ôm cánh tay chồng à? Thật đáng ghét! Đồ đi với trai ngoại, đáng ghét! Đáng ghét lắm!”

Trong trạng thái tức giận đến cùng cực, mâu thuẫn đẩy đến cao trào, ngƣời chồng trong cơn bấn loạn đã đẩy ngƣời vợ đáng ghét từ trên cầu xuống sông cho đỡ ngứa mắt. Truyện ngắn này tác giả xây dựng cốt truyện nhƣ một vở kịch cổ điển với đầy đủ các phần lần lƣợt nhƣ mở đầu, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, mở nút, kết thúc. Các nhân vật chính liên tục độc thoại nội tâm để tìm hiểu đối phƣơng, từng diễn biến tâm lý nhân vật đƣợc tác giả khắc họa rất rõ.

Nhân vật tôi trong truyện Chiếc vòng bốn gân máu luôn ở trong tâm trạng trăn trở, băn khoăn trong việc đối xử tình cảm với Thu- đứa em cùng cha khác mẹ nhƣ thế nào cho đúng vì cô thấy mình đã may mắn có đủ hạnh phúc hơn khi có một ngƣời mẹ bên cạnh mà Thu thì không bao giờ tìm thấy

43

mẹ. Cô quyết đeo chiếc vòng gia bảo vào tay cho Thu vì cô nghĩ rằng “hãy mƣợn một tấm lòng ngƣời khác để sống những phút tình cảm mà tấm lòng đơn tủi của mình chờ đợi, khi tấm lòng chính thức không thể nào có nữa”. Mọi hành động, suy nghĩ của cô luôn gắn liền với tình cảm, lợi ích của Thu. Cô nghĩ rằng mình khéo ăn ở cũng làm Thu phải nghi ngờ lòng tốt của mình, còn cô không lúc nào cô nghĩ xấu về Thu: “ Chiếc vòng lên nƣớc, nhƣ có hào quang, đẹp trội một cách lạ lùng, chiếc vòng mẹ tôi vẫn giấu kỹ, không bao giờ chịu đeo, chiếc vòng quý báu thế thì không ai thích cho đƣợc? Con Thu vẫn lặng lẽ nhìn, nó thèm lắm hay sao? Không, không bao giờ tôi nghĩ xấu về nó, không bao giờ tôi dám ngờ rằng nó thèm chiếc vòng ngọc thạch của tôi! Tôi nhìn kỹ vẻ mặt u trầm của Thu rồi đoán và tin rằng nó có thèm chỉ là thèm một bàn tay một ngƣời mẹ, bàn tay ngƣời mẹ khi ra đi để không bao giờ về nữa, cũng run run trao cho Thu một chiếc vòng…”. Cô có ngƣời yêu, cô đoán biết rằng Thu cũng có tình cảm với ngƣời ta và cô thấy buồn, cô luôn bị ám ảnh bởi ánh mắt u trầm của Thu. Cô bao giờ cũng muốn Thu có đƣợc những điều tốt đẹp nhất và cô sẵn sàng nhƣờng cho em tất cả, ngay cả những tình cảm ban đầu đẹp nhất của mối tình đầu. Ngày tháng trôi đi, khi cô có cuộc sống hạnh phúc, viên mãn bên ngƣời chồng thƣơng yêu cô hết mình thì cô càng cảm thấy mình có lỗi với Thu khi chứng kiến duyên số của em mình chả ra sao, cuộc đời em còn oan nghiệt hơn. Cô thấy mình có tội, tội cƣớp đi ngƣời đàn ông bây giờ đáng lẽ phải là của Thu tuy ngƣời đàn ông ấy yêu cô, chọn cô chứ không phải yêu và chọn Thu. Hàng ngày cô cƣời nói hạnh phúc với chồng con nhƣng bên trong lòng cô là sự dằn vặt, xót xa. Nỗi buồn đeo bám cô từng ngày khi cô còn thấy cuộc đời đau khổ của Thu. Nếu nhƣ ngày xƣa cô quyết tâm cứ nhƣờng lại ngƣời đàn ông ấy cho em thì có lẽ bây giờ lòng cô sẽ thanh thản hơn.

44

Truyện Quán thu phong đứng bóng tà huy lại là bức thƣ tâm sự của một cô gái bán lụa lỡ làng trong tình duyên. Mối tình đầu tan vỡ khi cô mới mƣời tám tuổi vì ngƣời yêu cô là ngƣời ghen lạ lùng, ghen bóng, ghen gió. Cô yêu ngƣời thứ hai nhƣng tình đầu vẫn thắng lòng nên cô lại từ bỏ. Năm hai mƣơi tuổi cô phải xuất giá, cô thử yêu chồng nhƣng cũng thất bại. Lƣơng tâm cô nổi lên hành phạt cô về sự đã lấy chồng mà không yêu và không thành thật với chồng. Cô đã không ở trọn đƣợc cái Đức lại còn phản lại cái Nghĩa nên cô cảm thấy hổ thẹn trong vai trò một ngƣời vợ. Cô bỏ về nhà đẻ thì ngƣời cha thịnh nộ không chấp nhận mang tiếng chứa chấp đứa con gái bỏ chồng nên đã quyết liệt đuổi cô đi. Cùng đƣờng, cô quyết định tìm đến cái chết để giải thoát khỏi cuộc đời đã hết cửa ngỏ dành cho cô: “Thế là hết. Hồn em lắng xuống rồi, không còn gì ƣớc ao, không còn gì cầu nguyện, không còn gì mơ mộng nữa! Chợ chiều mọi ngƣời đã về hết, em đứng ngẩn ngơ dƣới chiếc lều cuối cùng, gió lùa trống trải, mà nhìn bằng nƣớc mắt cái gánh lúa đã bị những bàn tay làm nhầu nát và có dấu vết kia.” Tâm hồn cô đã bị tổn thƣơng, mặc dù chiều trời mùa hạ vàng ối cuối chiều nhƣng cô chỉ nhìn thấy một mầu tím bầm, tím ngắt. Mầu tím này Thâm Tâm thƣờng dùng để mã hoá nỗi đau, tâm hồn bị tổn thƣơng. Ta gặp lại mô típ này trong truyện

Lòng ta đầy sắc tím. Đọc tên truyện ta cứ ngỡ đây là chuyện viết về tình yêu và cái sắc tím kia khiến ta liên tƣởng đến lòng thuỷ chung và chờ đợi. Nhƣng khi đọc truyện mới vỡ lẽ ra cái sắc tím đó là sự thâm thù đau đớn của một anh thanh niên đã bị mụ dì ghẻ dùng quỷ kế làm hại anh, đẩy anh tìm đến cái chết đầy oan uổng để minh oan.

Đọc truyện Bán sách cũ của Thâm Tâm ta thấy truyện phảng phất gần giống với truyện Lão Hạc của Nam Cao, sự trùng hợp đến ngạc nhiên nhƣ ở nhạc điệu của hai câu thơ:

45

Ngươi chẳng thấy

Thao thao Hồng Hà vạn thuở chảy…

(Can trƣờng hành) Và

Quân bất kiến

Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai…

(thơ của Trung Quốc)

Thời điểm Lão Hạc ra đời là năm 1943, Thâm Tâm viết Bán sách cũ

đăng trên báo tháng 8 năm 1942. Số lƣợng nhân vật trong hai truyện khá giống nhau: Truyện Lão Hạc gồm các nhân vật lão Hạc, thầy giáo, con Vàng và vài nhân vật xuất hiện thoáng qua là anh con trai lão Hạc, vợ thấy giáo, Binh Tƣ, mấy ngƣời hàng xóm; còn trong truyện Bán sách cũ có hai ông cháu, ngƣời mua sách và các nhân vật vắng mặt nhƣ bố mẹ đứa trẻ, ngƣời con gái của ông già. Cả hai truyện đều nói về số phận thê thảm của ngƣời nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống tù túng đã để lại xúc động sâu sắc trong lòng ngƣời đọc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của truyện ngắn Thâm Tâm (Trang 40)