Kiểu ngƣời phụ nữ truyền thống

Một phần của tài liệu Đặc điểm của truyện ngắn Thâm Tâm (Trang 29)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Kiểu ngƣời phụ nữ truyền thống

Trong xã hội Việt Nam phong kiến trƣớc năm 1945, cá nhân không có quyền sống riêng. Từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội, con ngƣời phải hành xử theo những quy tắc khắt khe, nghiệt ngã: Về kỉ cƣơng xã hội thì quân, sƣ, phụ; về đạo lí làm ngƣời thì nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; về ứng xử trong gia đình thì “tại gia tong phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tong tử”… Trong xã hội ấy, ngƣời phụ nữ nổi lên một thận phận cam chịu, ràng buộc, ít có quyền trong cuộc sống gia đình. Ngƣời phụ nữ trong những truyện ngắn

28

Thâm Tâm có một mẫu số chung là đẹp. Cái đẹp toát ra từ hình thể, tính cách và phẩm chất. Nàng Thanh My trong truyện cùng tên có đôi mày rất trẻ đẹp, cái thứ lông mày xanh nhạt nhƣ vẻ núi mùa xuân. Mắt Thanh My nhƣ đôi chim câu, làn da trắng mịn. Co hay chít một tấm khăn vuông láng thâm, dẫm chân không trên nền đất lạnh và nói chuyện hay chúm chím hé mộ chút mầu đen của hàm răng nhuộm. Ở với cha già, trong cái gia đình giản dị ấy Thanh My thật khéo léo và khôn ngoan trong công việc đồng ruộng, bếp núc.

Ngƣời cô của nhân vật tôi trong truyện Khà một giấc bên hồng có những ngón tay với móng hồng mà bóng nhƣ những cánh nho nhỏ của búp hoa hồng bạch. Một nét đẹp mà khiến cho đàn ông say mê, không lấy đƣợc nàng mà hai mƣơi năm tiếp theo sống vật vờ, chỉ ngắm nhìn luống hồng để tƣởng nhớ đến những móng tay hồng của nàng.

Con gái con ông chủ yếu thuốc ở truyện Tâm bệnh đây mà là một ngƣời nhanh nhẹn và rất đẹp hiện lên qua đôi mắt của một bệnh nhân: “Cô ta gẩy bàn toán, những ngón tay trắng và xinh nõn nhƣ ngó cần xê xích những con toán trông đẹp lạ… Cái tiếng con toán chạy hình nhƣ là chảy ra tự những móng tay son, móng tay trong nhƣ hạt lựu có thể cắn ra nƣớc đƣợc… Đôi mắt cô hàng thuốc mới ƣớt và đầy sức xuân làm sao! Cô đang mở thuộc lòng từng ô rút một, vốc ra từng nắm thuốc một, thoăn thoắt để lên cân, lịa thoăn thoắt đổ xuống giấy. Bàn tay trắng muốt nổi lên trên mầu giấy trắng phau, điều hòa với những miếng thuốc sắc vàng, sắc nâu, sắc đen, lẫn một chút dấu hiệu đỏ, nhƣ một bức tranh tố nữ trang nhã mà cổ kính lạ thƣờng… mặt thiếu nữ có vẻ phúc hậu lắm. Ôi! Cái diện mạo của nàng tiên cứu thế cũng đến vậy thôi! Nàng từ bi, nàng êm ái, nàng bốc cho một thang thuốc trƣờng sinh, nàng cứu lấy mệnh kẻ thanh niên xanh xao kia, tuy nàng không phải là lang y, nhƣng nàng có những ngón tay quý báu nhƣ những củ nhân sâm trắng nõn; ngậm vào chắc là ngon bổ xiết bao! Kìa! Những đầu ngón tay mây mẩy,

29

ứ những máu vừa trong vừa ấm, thắm lạ thắm lùng, giá mà gã thanh niên đƣợc nâng lên, cắn một cái, cho máu giỏ giọt vào lòng mình đang thiếu khát, thì cuộc đời mát mẻ và sung sƣớng bao nhiêu” [7, tr 189-120]. Cô gái thuộc vào khuôn khổ gia phong nề nếp, biết ít nhiều Hán học. Cô không trang điểm theo lối các cô giá rong chơi: kẻ mày xếch ngƣợc, má đánh phấn đỏ chóe, mặc áo hở hang cái lối ngây thơ. Cô mang vẻ đẹp của vị bồ tát cứu thế.

Xinh đẹp, giỏi giang, đảm đang việc nhà là thế nhƣng “tại gia tòng phụ”, trong việc hôn nhân thì cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Những ngƣời phụ nữ trong xã hội truyền thống không có quyền tự do hôn nhân, họ cũng đã yêu nhƣng không dám cãi lời cha mẹ, không dám vƣợt qua rào cản của Nho giáo đã ăn sâu mọc rễ vào trong tâm thức con ngƣời Việt cả ngàn năm nay. Một cô Nho mát mẻ nhƣ làn cỏ tháng ba đã buộc phải nghe theo lời anh trai đi lấy chồng mà thực chất đấy là một cuộc mua bán chăn gối chỉ vì nếu cô không đi lấy chồng thì đến ngay cả cái giỗ của bố cô sang năm sau sẽ không có thóc, không có tiền để mua một con gà toi về làm giỗ. Ngƣời anh đã vạch vòi ra biết bao nhiêu tích xƣa chuyện cũ để làm chứng về những cơ nghiệp chỉ có thể vững lại bởi ngƣời con gái chịu ra đi: “Chiêu Quân xƣa cũng cống Hồ, bởi ngƣời Diên Thọ họa đồ cho nên”. Cô Nho vì bản năng yếu đuối trong thói phép cổ truyền nên đã chịu cúi đầu làm một thứ đồ hy sinh vô nghĩa.

Trong xã hội này, ngƣời đàn ông là trụ cột trong gia đình, họ đƣợc phép có năm thê bảy thiếp đƣợc quyền lui tới kĩ viện, nhƣng ngƣời phụ nữ mà ngoại tình thì không thể bỏ qua, ấy là một tội lớn. Trong truyện Bài học của đời trong quyển vở, hai mƣơi tám ngƣời bạn trong một lớp học viết kỉ niệm cho nhau trƣớc ngày ra trƣờng để bƣớc vào đƣờng đời. Và cuộc đời trải nghiệm đã không giống nhƣ ban đầu họ tƣởng tƣợng ra cách đấy mƣời năm. Lƣu Thị Thanh- ngƣời con gái đẹp và thông minh nhất lớp đã bị chồng đƣa

30

vào tròng, cô buộc phải dùng dao để giữ phẩm tiết của mình. Hay cô Thiếu đã có chồng, chồng đi xa, cô bị Cƣờng quyến rũ nhƣng cô nhanh chóng tỉnh ngộ, cô biết mình nhục nhã với chồng nên tìm đến cái chết để giải thoát. Cô cầu xin ngƣời tình cùng chết với mình để xƣng tội với trời, với chồng.

Những ngƣời phụ nữ trong các truyện ngắn của Thâm Tâm đều xinh đẹp, dịu dàng và cam chịu. Họ chƣa thể đòi quyền sống mộ cách quyết liệt nhƣ các nhân vật nữa của nhóm Tự lực văn đoàn. Nửa chừng xuân tấn công vào đại gia đình phong kiến, tố cáo bọn quan lại và địa chủ trọc phú ở nông thôn, tố cáo tính chất ích kỉ, tàn nhẫn, chà đạp lên hạnh phúc con ngƣời của lễ giáo phong kiến. Cuộc đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc lứa đôi ngoài lễ giáo phong kiến, đấu tranh giữa cái mới và cái cũ đã đẩy nhân vật đi về hai phía đối lập. Huy đã nói thẳng vào mặt bà Án: “Thƣa cụ, cụ tức là cái biểu hiện, tức là một ngƣời đại diện cho nền luân lí cũ. Mà tâm trí chúng cháu thì đã trót nhiễm những tƣ tƣởng mới. Hiểu nhau khó lắm, thƣa cụ. Cụ với bọn hậu sinh chúng cháu nhƣ hai con sông cùng một nguồn, cùng chảy ra bể, nhƣng mỗi đằng chảy theo một phía dốc bên sƣờn núi, gặp nhau sao đƣợc”. Lộc tuy tự hào với Mai là “anh đã theo một nền giáo dục Âu tây, anh hiểu, anh yêu, anh tôn trọng cái giá trị, cái quyền tự do cá nhân” nhƣng Lộc vẫn khuất phục trƣớc những uy quyền của lễ giáo. Còn Mai là một nạn nhân đau khổ và tự trọng, chỉ biết đem cái nhân hậu, cái thanh cao ra mà chống đõ. Mai đã chống đến cùng chế độ đa thê, đã nói thẳng vào mặt bà Án: “nhà tôi không có mả lấy lẽ” và bảo vệ tình yêu lí tƣởng.

Nhất Linh ca ngợi tình yêu tự do lứa đôi, chủ trƣơng giải phóng hoàn toàn ngƣời phụ nữ ra khỏi đại gia đình phong kiến. Tiểu thuyết Đoạn tuyệt

thành công nhất ở những chƣơng miêu tả cuộc xung đột giữa cái cũ và cái mới, giữa mẹ chồng và nàng dâu, những chƣơng tố cáo mạnh mẽ và quyết

31

liệt các tập quán cổ hủ trong gia đình bà Phán, cách đối xử tàn nhẫn, chà đạp lên con ngƣời của những kẻ đại diện cho lễ giáo phong kiến.

Đọc truyện ngắn Thâm Tâm ta nhận thấy những ngƣời phụ nữ truyền thống xinh đẹp, dịu dàng, đảm đang tuy nhiên nếu họ không làm tròn bổn phận, không đƣợc đòi hỏi gì cho quyền cá nhân trong suốt cuộc đời còn lại khi về nhà chồng thì họ bị đẩy vào một xã hội đầy rẫy bất công, ngang trái, ô nhục. Điều này tạo nên một nhân vật nữ thứ hai xuất hiện khá nhiều trong các truyện ngắn của Thâm Tâm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của truyện ngắn Thâm Tâm (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)