4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1.2 Điểm nhìn trần thuật chủ quan
Điểm nhìn ở đây xuất phát từ nhân vật xƣng “tôi”, nhân vật này vừa là ngƣời kể chuyện vừa là nhân vật chính trong truyện. Ngƣời kể chuyện tự kể
53
về chuyện của mình, những hành động và suy nghĩ, những góc khuất trong tâm hồn của riêng mình mà ít ai có thể nhận thấy.
Truyện ngắn Quán thu phong đứng bóng tà huy, Vì chữ T đƣợc viết ở dạng một bức thƣ. Ngay từ truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc viết dƣới dạng một bức thƣ chúng ta đã thấy đƣợc rất nhiều ƣu điểm của hình thức này trong việc chuyển tải phản ánh nội dung, chủ đề, tƣ tƣởng của tác phẩm. Nhà văn xây dựng kết cấu truyện khá đơn giản vì truyện kể thiên về hành động, nhiều sự kiện, chi tiết nhƣng lại ít nhân vật và hoạt động trong một không gian hẹp. Đọc truyện của Thâm Tâm ta có cảm giác nhƣ nhân vật tôi hồi tƣởng lại câu chuyện cũ rồi cứ thế viết liên tục ra giấy theo trí nhớ, dòng cảm xúc: “Thanh My là tên một cô gái mà tôi quen biết cách đây tám năm. Thanh My vốn không phải nhũ danh của nàng. Ông già họ Nguyễn đặt cái tên ấy cho con gái từ năm lên ba, là nhân vì con gái ông có đôi mày rất đẹp, cái thứ lông mày xanh nhạt nhƣ vẻ núi mùa xuân. Tám năm về trƣớc, Thanh My mƣời sáu tuổi. Tôi vẫn gọi đùa là “cô bé con”. Mƣời sáu tuổi, quanh quẩn bên gối cha già trong một cái ấp quê mùa, không hay trực tiếp với đời phồn hoa xa lạ, Thanh My thật là một “cô bé”! Ông già Nguyễn góa vợ, không muốn để con cái cách biệt với mình, mới lƣu lại nhà, không cho lên học ở tỉnh lớn nhƣ những cô gái cùng tuổi nữa. Thanh My ở trong ấp, chăm việc đồng ruộng và bếp nƣớc, vui cái sống hồn nhiên với các bạn quê mùa. Tuy đối với trƣờng đời, Thanh My là một “cô bé”, nhƣng ở trong cái gia đình giản dị ấy, cô rất khéo léo và khôn ngoan”. Những câu chuyện bắt đầu một cách nhẹ nhàng và kể lại với một giọng đều đều, liên mạch.
Kiểu truyện này mang tính chủ quan cao vì mọi hiện tƣợng chủ yếu đƣợc soi chiếu dƣới một điểm nhìn, nhất là những vấn đề thuộc về tình cảm bên trong. Trong truyện Cái nạn thi vị hóa, nhân vật tôi đƣợc mọi ngƣời đánh giá là không chung tình, chỉ đi khảo cứu đàn bà, khảo cứu cái sống và
54
cái yêu, ngƣời ta chê ngƣời yêu của anh ta là đen, là gàn, là bay bƣớm nhƣng anh ta lại khẳng định mình chỉ là ngƣời đa tình mà thôi và trong ánh mắt anh thì ngƣời yêu của mình đẹp lắm và đàn bà hơn hết những ngƣời đàn bà. Nhân vật tôi trong Loài chim mùa vải chín sau sự ra đi của ngƣời bạn, một mình phải đối mặt với hoàn cảnh thực tế là ngƣời yêu đã bỏ mình ra đi, nàng để lại con chim yến để giam cầm tình cảm của mình. Nhân vật tôi cũng nhận ra mình vì yêu mà yếu đi một phần chí khí trong tâm hồn, đã mê ly trong tình yêu một cách xuẩn động, dù tình yêu kia dành cho anh có nhiều thế nào anh cũng không nên tiêu phí thời gian nhƣ vậy, đúng là phải “Đặt một cái bóng đàn bà lên cuộc đời để cho đời có hoa, chứ không phải đem cuộc đời vào trong hồn đàn bà để bình yên mà ngủ”. Ngƣời bạn của anh chỉ biết dứt áo ra đi và khuyên anh không nên sống mãi nhƣ vậy chứ không hiểu hết tình cảm, tâm trạng bên trong của ngƣời bạn đang thất tình của mình.
Không chỉ trong thơ mà ngay cả trong văn xuôi vẫn có nhiều bạn đọc lầm tƣởng nhân vật xƣng tôi trong tác phẩm cũng chính là tác giả thật ở ngoài đời. Những tác giả nhƣ Nam Cao, Nguyên Hồng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân… thƣờng sử dụng nhiều chi tiết có thật, những kỷ niệm hay ngƣời thân thích của mình đƣa vào trong tác phẩm. Các nhân vật trí thức nhƣ Thứ (Sống mòn), Hộ (Đời thừa), Độ (Đôi mắt)… là hiện thân của Nam Cao, tuy nhân vật đã đƣợc nghệ thuật hoá. Nhiều bạn đọc cho rằng nhân vật là cái loa phát ngôn của tác giả. Thâm Tâm lại khác, đọc truyện của Thâm Tâm chúng ta rất khó để tìm thấy bóng dáng cuộc đời, những chi tiết gắn với cuộc sống đời thƣờng của Thâm Tâm. Những suy nghĩ, cảm nhận chủ quan của Thâm Tâm về cuộc đời dƣờng nhƣ bộc lộ qua thơ nhiều hơn.
55