Tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm của truyện ngắn Thâm Tâm (Trang 43)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2 Tâm lý nhân vật

Truyện ngắn của Thâm Tâm thuộc kiểu truyện trữ tình. Các nhân vật đƣợc quan tâm, khai thác sâu, mô tả ở phƣơng diện tinh thần. Những suy tƣ day dứt, những cảm xúc và tâm trạng, nội tâm nhân vật, tâm lí nhân vật đƣợc nhà văn chú ý khai thác. Mỗi truyện là một tâm trạng, một nỗi niềm.

Gương mờ là câu chuyện tình yêu hài hƣớc về một đôi vợ chồng nhà chài. Một thiên diễm tình trên sông nƣớc: Một con thuyền thả cho trôi mãi trên sông, hai vợ chồng nằm gối tay nhau mà ngắm trắng soi đầy khoang… Nhƣng khi xuất hiện cái gƣơng thì cuộc sống của họ bị đảo lộn. Chồng đã bốn mƣơi tuổi, vốn lành nhƣng cục. Chị vợ mới tam tuần nhƣng lại trai lơ vì chị còn xuân. Hàng ngày muốn soi gƣơng thì cứ cúi nhìn xuống mặt nƣớc là xong nhƣng chị vợ không thích thế nữa, chị còn trẻ, phải làm dáng để đẹp với chồng. Nhƣng chồng không bằng lòng vì nghĩ vợ làm đẹp là cho thiên hạ ngắm và từ đây xảy ra nhiều tình huống hiểu lầm, bi hài giữa hai vợ chồng. Tác giả để cho mỗi ngƣời tự độc thoại, những cuộc độc thoại song song đi về hai hƣớng ngƣợc chiều nhau:

Chồng: “À, thì ra chị ả muốn làm đỏm! Đã hàng mấy năm trời nay, chị ả không nhớ đến sự làm đỏm với chồng, vậy bây giờ chị toan làm đỏm với ai? Hỏng! Hỏng!”

Vợ: “Ồ!, thì ra mặt mũi còn đầy đặn chán. Nhƣng đẹp lúc bấy giờ thì đẹp để cho ai nhìn? Trời ƣ? Nƣớc ƣ? Không! Phải là một ngƣời đàn ông chứ!... (cái đức anh chồng cục mịch của mình) mà gặp mình đi chơi với trai ngoại, thì cứ gọi là “nó”… đâm chết! “nó” lành thật đấy, nhƣng “nó” ghen chứ lại!”, nên tất nhiên là chị làm đỏm với anh chồng rồi.

42

Chồng: “À hả! đêm tối thế này, chồng thì say rƣợu ngủ vùi, mà ngƣời đàn bà ba mƣơi tuổi lại đi vuốt ve mày mặt, thì ve vuốt để cho ai?”

Chồng: “… con mụ ấy lại định ve vuốt mặt mày để đi chim ai và để nằm ở thuyền ai, mới đƣợc? Hỏng, hỏng! Con mụ ấy đã hỏng với một cái gƣơng rồi! Sự đến thế, còn tiếc của làm gì nữa, mà ngƣ nhân chẳng ra cái hàng thịt chó bên kia cầu, đánh cho một bữa thật say?”

Chị vợ tính đi tìm chồng về vì sợ chồng rƣợu say ngã xuống nƣớc thì khốn, chị vợ lại soi gƣơng để sửa qua tóc, bôi phẩm cho môi đỏ lên… chị làm đẹp để làm lành với chồng vì: “Đàn ông ai lại không thích đẹp?”

Chồng uống say cũng tính về làm lành với vợ nhƣng khi gặp vợ thì: “Nhƣng sao môi vợ lại đỏ. Chết rồi! Đàn bà giận chồng đi chơi đêm, mà môi lại đỏ? Hèn nào mà đi mua gƣơng! Hỏng, hỏng!”

Chị vợ âu yếm làm lành, chồng thấy khó chịu: “Hừ! Đàn bà gì vừa đi với trai ngoại, gặp chồng, lại giả vờ âu yếm chồng đƣợc ngay? Hỏng, hỏng! Vợ lại cứ tủm tỉm cƣời à? Thật đáng ghét! Vợ lại cứ trực ôm cánh tay chồng à? Thật đáng ghét! Đồ đi với trai ngoại, đáng ghét! Đáng ghét lắm!”

Trong trạng thái tức giận đến cùng cực, mâu thuẫn đẩy đến cao trào, ngƣời chồng trong cơn bấn loạn đã đẩy ngƣời vợ đáng ghét từ trên cầu xuống sông cho đỡ ngứa mắt. Truyện ngắn này tác giả xây dựng cốt truyện nhƣ một vở kịch cổ điển với đầy đủ các phần lần lƣợt nhƣ mở đầu, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, mở nút, kết thúc. Các nhân vật chính liên tục độc thoại nội tâm để tìm hiểu đối phƣơng, từng diễn biến tâm lý nhân vật đƣợc tác giả khắc họa rất rõ.

Nhân vật tôi trong truyện Chiếc vòng bốn gân máu luôn ở trong tâm trạng trăn trở, băn khoăn trong việc đối xử tình cảm với Thu- đứa em cùng cha khác mẹ nhƣ thế nào cho đúng vì cô thấy mình đã may mắn có đủ hạnh phúc hơn khi có một ngƣời mẹ bên cạnh mà Thu thì không bao giờ tìm thấy

43

mẹ. Cô quyết đeo chiếc vòng gia bảo vào tay cho Thu vì cô nghĩ rằng “hãy mƣợn một tấm lòng ngƣời khác để sống những phút tình cảm mà tấm lòng đơn tủi của mình chờ đợi, khi tấm lòng chính thức không thể nào có nữa”. Mọi hành động, suy nghĩ của cô luôn gắn liền với tình cảm, lợi ích của Thu. Cô nghĩ rằng mình khéo ăn ở cũng làm Thu phải nghi ngờ lòng tốt của mình, còn cô không lúc nào cô nghĩ xấu về Thu: “ Chiếc vòng lên nƣớc, nhƣ có hào quang, đẹp trội một cách lạ lùng, chiếc vòng mẹ tôi vẫn giấu kỹ, không bao giờ chịu đeo, chiếc vòng quý báu thế thì không ai thích cho đƣợc? Con Thu vẫn lặng lẽ nhìn, nó thèm lắm hay sao? Không, không bao giờ tôi nghĩ xấu về nó, không bao giờ tôi dám ngờ rằng nó thèm chiếc vòng ngọc thạch của tôi! Tôi nhìn kỹ vẻ mặt u trầm của Thu rồi đoán và tin rằng nó có thèm chỉ là thèm một bàn tay một ngƣời mẹ, bàn tay ngƣời mẹ khi ra đi để không bao giờ về nữa, cũng run run trao cho Thu một chiếc vòng…”. Cô có ngƣời yêu, cô đoán biết rằng Thu cũng có tình cảm với ngƣời ta và cô thấy buồn, cô luôn bị ám ảnh bởi ánh mắt u trầm của Thu. Cô bao giờ cũng muốn Thu có đƣợc những điều tốt đẹp nhất và cô sẵn sàng nhƣờng cho em tất cả, ngay cả những tình cảm ban đầu đẹp nhất của mối tình đầu. Ngày tháng trôi đi, khi cô có cuộc sống hạnh phúc, viên mãn bên ngƣời chồng thƣơng yêu cô hết mình thì cô càng cảm thấy mình có lỗi với Thu khi chứng kiến duyên số của em mình chả ra sao, cuộc đời em còn oan nghiệt hơn. Cô thấy mình có tội, tội cƣớp đi ngƣời đàn ông bây giờ đáng lẽ phải là của Thu tuy ngƣời đàn ông ấy yêu cô, chọn cô chứ không phải yêu và chọn Thu. Hàng ngày cô cƣời nói hạnh phúc với chồng con nhƣng bên trong lòng cô là sự dằn vặt, xót xa. Nỗi buồn đeo bám cô từng ngày khi cô còn thấy cuộc đời đau khổ của Thu. Nếu nhƣ ngày xƣa cô quyết tâm cứ nhƣờng lại ngƣời đàn ông ấy cho em thì có lẽ bây giờ lòng cô sẽ thanh thản hơn.

44

Truyện Quán thu phong đứng bóng tà huy lại là bức thƣ tâm sự của một cô gái bán lụa lỡ làng trong tình duyên. Mối tình đầu tan vỡ khi cô mới mƣời tám tuổi vì ngƣời yêu cô là ngƣời ghen lạ lùng, ghen bóng, ghen gió. Cô yêu ngƣời thứ hai nhƣng tình đầu vẫn thắng lòng nên cô lại từ bỏ. Năm hai mƣơi tuổi cô phải xuất giá, cô thử yêu chồng nhƣng cũng thất bại. Lƣơng tâm cô nổi lên hành phạt cô về sự đã lấy chồng mà không yêu và không thành thật với chồng. Cô đã không ở trọn đƣợc cái Đức lại còn phản lại cái Nghĩa nên cô cảm thấy hổ thẹn trong vai trò một ngƣời vợ. Cô bỏ về nhà đẻ thì ngƣời cha thịnh nộ không chấp nhận mang tiếng chứa chấp đứa con gái bỏ chồng nên đã quyết liệt đuổi cô đi. Cùng đƣờng, cô quyết định tìm đến cái chết để giải thoát khỏi cuộc đời đã hết cửa ngỏ dành cho cô: “Thế là hết. Hồn em lắng xuống rồi, không còn gì ƣớc ao, không còn gì cầu nguyện, không còn gì mơ mộng nữa! Chợ chiều mọi ngƣời đã về hết, em đứng ngẩn ngơ dƣới chiếc lều cuối cùng, gió lùa trống trải, mà nhìn bằng nƣớc mắt cái gánh lúa đã bị những bàn tay làm nhầu nát và có dấu vết kia.” Tâm hồn cô đã bị tổn thƣơng, mặc dù chiều trời mùa hạ vàng ối cuối chiều nhƣng cô chỉ nhìn thấy một mầu tím bầm, tím ngắt. Mầu tím này Thâm Tâm thƣờng dùng để mã hoá nỗi đau, tâm hồn bị tổn thƣơng. Ta gặp lại mô típ này trong truyện

Lòng ta đầy sắc tím. Đọc tên truyện ta cứ ngỡ đây là chuyện viết về tình yêu và cái sắc tím kia khiến ta liên tƣởng đến lòng thuỷ chung và chờ đợi. Nhƣng khi đọc truyện mới vỡ lẽ ra cái sắc tím đó là sự thâm thù đau đớn của một anh thanh niên đã bị mụ dì ghẻ dùng quỷ kế làm hại anh, đẩy anh tìm đến cái chết đầy oan uổng để minh oan.

Đọc truyện Bán sách cũ của Thâm Tâm ta thấy truyện phảng phất gần giống với truyện Lão Hạc của Nam Cao, sự trùng hợp đến ngạc nhiên nhƣ ở nhạc điệu của hai câu thơ:

45

Ngươi chẳng thấy

Thao thao Hồng Hà vạn thuở chảy…

(Can trƣờng hành) Và

Quân bất kiến

Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai…

(thơ của Trung Quốc)

Thời điểm Lão Hạc ra đời là năm 1943, Thâm Tâm viết Bán sách cũ

đăng trên báo tháng 8 năm 1942. Số lƣợng nhân vật trong hai truyện khá giống nhau: Truyện Lão Hạc gồm các nhân vật lão Hạc, thầy giáo, con Vàng và vài nhân vật xuất hiện thoáng qua là anh con trai lão Hạc, vợ thấy giáo, Binh Tƣ, mấy ngƣời hàng xóm; còn trong truyện Bán sách cũ có hai ông cháu, ngƣời mua sách và các nhân vật vắng mặt nhƣ bố mẹ đứa trẻ, ngƣời con gái của ông già. Cả hai truyện đều nói về số phận thê thảm của ngƣời nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống tù túng đã để lại xúc động sâu sắc trong lòng ngƣời đọc.

Cả hai tác giả đều tập trung diễn tả tâm trạng của hai nhân vật chính: Lão Hạc phải bán con Vàng- con chó do đứa con trai đi làm xa của ông mua về, ông coi con chó nhƣ con mình và một ông già phải bán đi những quyển sách kỷ niệm quý giá của những đứa con- đứa đã chết, đứa bỏ nhà đi đã lâu không thấy tin tức. Ông già bán sách còn có đứa cháu trai là niềm an ủi trong cuộc sống. Cuộc sống khó khăn bắt ông phải bán dần đồ đạc trong nhà đi. Nhìn chỗ sách cũ ông “cúi lƣng xuống cánh tay run run, đã nặng nề vịn thành ghế mà ngồi xuống. Mái tóc nhƣ tơ vàng, trƣớc đèn, vẫn rung ngày tàn; cặp mắt nhìn đống sách cũ, chan chứa trong sự mơ hồ tuổi tác một thứ đăm chiêu có thể hát lên. Hay chính đó là cả một bài thơ thƣơng tiếc ngâm từ thuở nào còn âm ỉ lại”, cứ mỗi tiếng động của quyển sách vứt xuống bàn là

46

cặp mắt lặng lẽ của ông lại mở trừng ra nhìn vội vào nhan đề cuốn sách rồi lại cụp xuống. Khi ngƣời khách chọn xong sách thì ông già phải ngả hẳn lƣng vào thành ghế để chống đỡ lại sự mệt mỏi của tuổi già. Nghe khách nói muốn lấy hết chỗ sách đã chọn thì trong ông nhƣ “có một âm lực gì xoáy vào tâm não ông già, chạy suốt các mạch máu và rung chuyển khắp gân cốt. Bởi vì nét ngang miệng dài ra, trán tối bóng đi, chân tay lẩy bẩy, ông già đứng vội lên nhƣ đã thua một sức căng bật”. Tâm trạng này của ông lão chẳng khác gì lão Hạc khi phải bán con Vàng: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nƣớc mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão méo nhƣ con nít. Lão hu hu khóc…”. Nhƣng lão Hạc còn có một ngƣời tin tƣởng mà gửi gắm việc nhà khi ông chết còn ông lão bán sách lại bị ngƣời mua sách nhẫn tâm nổi lòng tham mà mua rẻ chỗ sách của ông. Ông già không hay biết còn hoan hỉ cảm ơn ngƣời ta, nhƣng ngƣời đọc thì không thể tha thứ con ngƣời xấu xa ấy, hắn ta ít nhất cũng không phải trải qua những ngày đông rét buốt, thiếu thốn nhƣ ông già mà nỡ đối xử nhƣ vậy. Ông già bán đƣợc ít tiền lại nịnh đứa cháu lƣời ăn: “Mai ông mua cho cháu… những gì nào?” và ngƣời kể chuyện thắc mắc lại “Một ngày kia, hết cả, thì ta bán… những gì nào?” gợi cho ngƣời đọc cảm giác bâng khuâng, xót xa cho số phận của hai ông cháu. Thâm Tâm nhẹ nhàng kết thúc truyện nhƣ vậy chứ không dữ dội nhƣ Nam Cao kết thúc truyện với cái chết đau đớn, vật vã và khủng khiếp của lão Hạc.

Trong hoàn cảnh đất nƣớc khó khăn, nạn đói lúc nào cũng đe doạ những tầng lớp ngƣời nghèo khổ trong xã hội. Không chỉ ngƣời lớn mà cả những em nhỏ cũng phải bƣơn trải kiếm sống. Ở lứa tuổi ấy đáng lẽ ra các em phải đƣợc hƣởng cuộc sống vui vẻ, hồn nhiên và học tập, không phải vƣớng bận suy nghĩ gì. Trẻ em là mầm non, là tƣơng lai của đất nƣớc nhƣng vì hoàn cảnh, các em phải nghỉ học. Truyện ngắn Giờ tan học cuối cùng của

47

Thâm Tâm miêu tả những cảnh đời, những số phận em nhỏ éo le vì nghèo, vì hoàn cảnh gia đình mà không có tiền học phí đóng đành phải nghỉ học. Cứ sau mỗi buổi học cuối tháng lớp học lại ít dần đi. Cả thầy, cả trò đều suy nghĩ, luyến tiếc. Trong những bộ óc còn non nớt đã có những suy nghĩ khá già dặn: “Nó không còn nghe thấy ông giáo đang nói gì nữa, nó chỉ vẳng thấy tiếng rên của mẹ nó ở trên cái giƣờng bệnh ọp ẹp kia. Nó tính đến sự mai ở lại nhà để săn sóc mẹ nó, cũng hay; bởi vì không cứ rằng không có tiền đem trả mà nó phải nghỉ học, giá nó có đƣợc vào học chăng nữa, giấy ở sách nó cũng đã viết quá trang cuối cùng. Mua ƣ? Chiều nay, chƣa chắc đã có lấy vài bát cơm gạo hẩm!”. Thầy giáo cũng phải kiếm tiền từ học sinh để nuôi bản thân, nuôi cái trƣờng tƣ bé nhỏ của mình nên không thể để bọn trẻ nợ mãi đƣợc mà toàn những đứa không có khả năng trả nợ. Những câu hỏi của ngƣời kể chuyện: “Nó có oán gì ai không? Nó có oán gia đình nó nghèo nàn không cho nó học trót, nó có oán thầy giáo đã tàn nhẫn mà đuổi nó về?” đặt ra cũng có thể trong những tâm hồn trẻ thơ ấy cũng có đứa thắc mắc điều này. Truyện ngắn đọng lại trong lòng độc giả những suy nghĩ, xót xa và cảm thấy nhƣ mình phải có trách nhiệm hơn nữa với con cháu mình và tuổi trẻ.

Truyện của Thâm Tâm nhẹ nhàng tinh tế nhƣ truyện của Thạch Lam. Thâm Tâm hƣớng cảm xúc của mình vào những cảnh ngộ, những thân phận với nhiều éo le, uẩn khúc trong các mối quan hệ: tình cảm gia đình với quan hệ vợ- chồng, cha mẹ- con cái, anh-em; tình yêu, tình bạn…để nêu bật vấn đề về nhân cách, đạo lý trong đối nhân xử thế giữa con ngƣời với con ngƣời. Đó là những cách sống phù phiếm, hƣ nguỵ gần với sự giả dối ích kỷ, thói vô ơn bạc nghĩa, những tính toán trục lợi và hèn nhát, sự tàn ác dã man, lòng thù hận và cái chết… Thâm Tâm thể hiện chiều sâu nhân vật trong giọng điệu nhẹ nhàng, lãng mạn nhƣng chứa đựng nhiều yếu tố thực.

48

Chƣơng 3: PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG TRUYỆN

NGẮN THÂM TÂM.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của truyện ngắn Thâm Tâm (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)