Giọng trào lộng

Một phần của tài liệu Đặc điểm của truyện ngắn Thâm Tâm (Trang 74)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.2.2 Giọng trào lộng

Tiếp nối tinh thần sử dụng tiếng cƣời của mình nhƣ một vũ khí đánh địch, giúp ngƣời đọc nhìn thấy và căm ghét tất cả những gì xấu xa, bỉ ổi, lố bịch trong xã hội của những cây bút trào phúng nổi tiếng nhƣ Nguyễn Khuyến, Tú Xƣơng, Tú Mỡ… Thâm Tâm cũng sáng tác vài truyện ngắn bộc

73

lộ thái độ giễu cợt thói hƣ, tật xấu của con ngƣời cũng nhƣ chế độ xã hội đƣơng thời.

Yêu cho đời đẹp tươi như hoa, cho buồn phiền vụt bay đi xa, yêu cho mắt long lanh, cho tóc thêm xanh cho tình thắm mầu…(lời một bài hát)- tình yêu là một thứ thuốc kì diệu, có thể làm cho con ngƣời sống tốt lên song cũng có thể đẩy con ngƣời đi vào con đƣờng tội lỗi, địa ngục. Trong văn chƣơng lãng mạn, ái tình là một trò chơi đuổi bắt, khi bắt đƣợc rồi đi đến hôn nhân thì có nghĩa tình yêu đã chết, tình chỉ đẹp khi còn dang dở mà thôi. Nhân vật tôi trong Loài chim mùa vải chín là một kẻ thất tình, ngƣời yêu đã bỏ đi để lại cho chàng một con chim yến. Từ đó chàng giam mình trong phòng mà thƣơng nhớ ngƣời yêu, chàng không làm đƣợc việc gì, không viết đƣợc tác phẩm nào ngoài cái tên ngƣời đàn bà mà chàng cứ viết rồi xóa đi. Cuộc đời của chàng nhƣ một kẻ nho sĩ đời Tần da xanh xao trong bóng tối, ngọn bút khô dần, cùn đi. Chàng phải kêu lên “Than ôi cho những kẻ vì yêu mà yếu đi một phần chí khí trong tâm hồn”. Còn anh chàng Lãng trong truyện Tháng ba sấm động lại là một kẻ si tình hèn nhát. Chứng kiến cảnh ngƣời yêu của mình bị anh trai của cô mƣu kế đẩy đi lấy chồng mà thực chất là một cuộc mua bán gối chăn mà Lãng không thể hành động gì. Lãng chỉ biết giam mình trong phòng mà thƣơng nhớ hy vọng ngƣời yêu sẽ tự tử để linh hồn nàng quay trở về với mình. Ngƣời ta đã dùng vàng bạc cƣớp đi của anh một lẽ sống nhƣng anh không giật lại bằng gang thép, anh ta chỉ còn biết chung tình bằng nƣớc mắt và tâm hồn thanh tao của một kẻ sĩ. Những cái tình bằng bóng, bằng hƣơng, tả ở trong những bài thơ mơ hồ mà anh gọi là cao siêu kia đã đánh lừa anh nhiều lắm. Hay anh chàng trẻ tuổi trong thanh niên mù ấy là tôi vì tình yêu mà tham gia cuộc đấu tranh bằng dao kiếm và bị tình địch đánh cho bị thƣơng ở mắt. Do đau khổ vì mất tình yêu vào tay kẻ khác mà anh ta khóc dòng cho đến khi hai mắt mù lòa không thể

74

cứu chữa. Sự hy sinh của anh ta chẳng có nghĩa lí gì vì ngƣời con gái hai lòng. Mù quáng vì tình yêu nên anh ta không biết gì đến thế giới đang tồn tại bên ngoài cái đầm Sét ấy, không biết đến chân trời ở đâu, không nhìn thấy một lá cờ nào, anh ta cũng biết rằng “ngƣời ta bảo thanh niên là hy vọng của đất nƣớc, vậy mà, tôi chỉ thấy khắp đất nƣớc đầy bóng của ái tình. Tôi chỉ làm việc cho ái tình, tôi chỉ nghêu ngao suốt ngày vì ái tình. Tôi đặt cái áo của ngƣời đàn bà lên ngai mà thờ phụng nó…”[7, tr 43]. Sự hèn yếu của anh ta đã phải trả một giá quá đắt, đến cả sự mù lòa của anh cũng bị bạn bè xấu lợi dụng.

Bên cạnh những kẻ mù quáng vì tình Thâm Tâm còn châm biếm những kẻ là nghệ sĩ dỏm, dám lợi dụng nghệ thuật mà tƣ lợi cho bản thân. Đó là mấy anh chàng trẻ tuổi, biết ti toe về âm nhạc một chút đã tập hợp cùng nhau đi ca hát, đi đàn ở những nhà giầu, những tửu quán cao lâu lấy tiền về nuôi một ngƣời bạn là nghệ sĩ mù rất đáng thƣơng. Nhƣng những ngƣời nghe hát cho tiền ấy đâu có biết đã bị lừa. Đấy là một bọn lông bông vô nghề lại chơi bời đàng điếm, đi kiếm tiền để thỏa thói ăn chơi, lợi dụng nỗi đau của ngƣời khác để làm lợi cho bản thân mà còn ra vẻ vì bạn mà phải lấy nghệ thuật ra làm tiền- đấy là một tội khó lòng tha thứ, tiếng đàn của họ cũng giống nhƣ tiếng đàn ve gái mà thôi.

Thâm Tâm cũng giễu cợt những ngƣời cậy có nhiều tiền mà không hiểu gì về nghệ thuật nhƣng lại đầu tƣ mua về treo đầy nhà trƣng cho sang, để ra oai với thiên hạ. Chúng chỉ biết đánh giá tác phẩm bằng đủ cách bần tiện và mù quáng, chúng chỉ ham những cái tên ký nổi tiếng dù là một tác phẩm không có nghệ thuật cao. Bọn trọc phú này chỉ có khiếu thẩm mĩ của một con heo mà thôi (nhƣ ông Phú Hữu).

Những tật xấu của con ngƣời cũng đƣợc Thâm Tâm mang ra phê phán. Đọc truyện ngắn Một cuộc tiễn hành vô cùng cảm động tự dƣng nó khiến tôi

75

nhớ tới vở kịch Quan thanh tra của nƣớc Nga. Chỉ thông qua một chi tiết “ngƣời sẽ đi xa” mà bóc trần ra xung quanh nó bao nhiêu chuyện nực cƣời. Tật xấu ấy đã ngấm sâu vào máu thịt ngƣời phƣơng đông bao nhiêu năm nay. Bạn bè giúp ngƣời bạn sẽ đi lập nghiệp ở phƣơng xa đủ thứ: tấm vải, va li, tiền xe, mở tiệc đãi bạn… là hợp với phòng trào ăn ở của ngƣời phƣơng đông. Sự chăm chút cho chuyến đi của bạn cũng chỉ vì mục đích cá nhân: là để cho ngƣời bạn có chút danh tiếng ra đi mà không quên mình, họ phải gửi ở ngƣời ấy một cái gì ghi nhớ đƣợc và tiễn thể một công đôi việc giải quyết với ngƣời bạn thông qua cuộc tiễn đƣa: Hồi đang cố gọi ngƣời định mua giầy, Lƣu lại có thể khoác tay Ân, Thứ không vẫy tay chào bạn mà sừng sộ với Bảo, vài bà bạn bốn mƣơi tuổi còn mải xoắn lấy hai ông bạn xuân xanh độ nhị tuần… một cuộc tiễn hành vô cùng mỉa mai, chua xót.

Qua truyện ngắn Hùng tác giả lại cho chúng ta thấy một căn bệnh khá phổ biến ở con ngƣời. Hùng không phải là tên ngƣời mà là tên thứ bệnh, ngƣời bệnh thích tỏ ra hơn ngƣời khác về mọi mặt: sức khỏe, hiểu biết và độ liều, dám làm những việc mà ngƣời khác sợ không dám làm. Thứ bệnh ba hoa sĩ diện dỏm ấy khi gặp việc thật thì lại tìm cớ thoái thác cho rằng ngƣời hùng không thèm làm chuyện ấy. Bay bổng mãi rồi cuối cùng nhân vật Kiên cũng phải quay về thực tại với cơ thể ốm đau, tâm tƣ u sầu, thanh niên mà không làm đƣợc gì có ích giúp đỡ xã hội, gia đình.

Thâm Tâm là một nhà thơ lãng mạn. Ông rất ủng hộ tinh thần lãng mạn chân chính- lãng mạn cận nhân tình và làm cho lòng ngƣời đƣợc đẹp đẽ, phong phú hơn. Thâm Tâm có một số truyện phản đối những thứ lãng mạn phản nhân tâm của một số ngƣời thuộc tầng lớp tiểu tƣ sản và thanh niên đô thị. Nhân vật tôi trong Cái nạn thi vị hóa là một ngƣời đa tình và không chung tình, anh ta chỉ đi khảo cứu đàn bà, khảo cứu cái sống và khảo cứu cái yêu. Anh ta đã bỏ đi một ngƣời con gái yêu anh ta và một ngƣời vợ chỉ vì cái

76

tính thích thi vị hóa của mình, anh ta không cần biết có ai buồn lòng vì mình hay không, anh ta lại thi vị nỗi buồn của mình lên “Bởi vì, với tôi, than ôi! Có đau tim thì mới… nên thơ”. Qua truyện Ôi là mái tóc gió sương ngƣời đọc lại thấy đƣợc sự lãng mạn của hai cô gái thành thị. Cô gái đầu tiên yêu anh chàng Chƣơng lại yêu cầu ở anh phải là một con ngƣời tài hoa biết đàn, biết địch, thơ văn hay biết viết những bức thƣ tình kể lể sƣớt mƣớt, cô ta thích Chƣơng chịu đứng ngóng chờ cô dƣới hiên trong những đêm mùa đông lạnh lẽo… Vì Chƣơng không đáp ứng đƣợc nên cô đã bỏ anh đi theo ngƣời khác. Còn cô thứ hai là Thúy, tƣởng là có thể hiểu và yêu anh nhƣng hóa ra cô lại là một phụ nữ có tính lãng mạn khác thƣờng. Chƣơng là nhà buôn có ít thì giờ mà Thúy lại thích anh đứng hàng giờ ở đầu đƣờng mƣa gió mà ngóng, anh sẽ kể cho cô nghe những chuyện nƣớc mắt, nàng vuốt mái tóc gió sƣơng, bắt anh cài khăn kiểu Pochette mà nhà buôn thi phải tỏ ra đúng đắn… Thế rồi cuộc tình thứ hai cũng kết thúc vì Chƣơng không chiều ý đƣợc. Đấy, yêu nhau lắm nhƣng không hiểu, không chấp nhận, không thông cảm mà cứ lãng mạn theo ý thích cá nhân của mình thì tình yêu làm sao có thể bền vững và đơm hoa kết trái đƣợc.

Đối với các nhà văn, đặc biệt là những nhà văn thuộc trƣờng phái hiện thực phê phán thì hiện thực đời sống xã hội luôn luôn là mảnh đất vô cùng màu mỡ để các ngòi bút trào phúng hƣớng đến khai thác. Qua ngọn bút của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Tú Mỡ… chúng ta thấy rõ hoàn cảnh của một đất nƣớc thực dân phong kiến. Thực dân Pháp đã lộ rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa với chính sách bảo hộ, khai hóa đƣợc cụ thể hóa bằng hành động bóc lột thậm tệ sức lao động của ngƣời dân An Nam và vơ vét tài nguyên thuộc địa. Đời sống của ngƣời dân lao động Việt Nam, cả trí thức tiểu tƣ sản ngày càng khổ cực. Ở nông thôn làng quê xơ xác, tiêu điều. Đối nghịch lại ở những thành phố lớn thực dân Pháp lại cổ động phong trào “vui vẻ trẻ trung” nhằm lôi kéo tầng lớp thanh niên vào con đƣờng ăn chơi trụy lạc, sa đọa nhân phẩm.

77

Bên cạnh hình ảnh trẻ thơ, Thâm Tâm đã phản ánh rất nhiều thân phận những ngƣời phụ nữ xinh đẹp, nết na bị giáo lý phong kiến kìm kẹp phải hy sinh tình yêu cá nhân, tự do cá nhân mà thuận theo hôn nhân định đoạt (ngƣời cô trong Khà một giấc bên hồng, Nho trong Tháng ba sấm động…) hay xã hội kim tiền đã chèn ép con ngƣời, không cho họ sống có hy vọng thay đổi số mệnh, cuộc đời bắt họ phải sống trong kiếp ô nhục “ngƣời ngựa- ngựa ngƣời” nhƣ cô Lan (Bông lan trần mộng), Lý Thái Vân (Cung đàn ly hương), cô My (Thanh My)… và nhất là cuộc sống nơi đô thành hoa lệ đã làm thay đổi cả bản chất một con ngƣời, làm biến thái- tha hóa con ngƣời (ngƣời cháu trong Bát canh hoa lý, My trong Thanh My…)

Đọc hơn ba mƣơi truyện ngắn của Thâm Tâm chúng ta nhận thấy các nhân vật đƣợc Thâm Tâm mô tả chủ yếu ở phƣơng diện tinh thần, những suy tƣ day dứt ở những thời điểm cụ thể gắn với một tình huống tâm lí cụ thể. Truyện của Thâm Tâm có khi chỉ có vài ba nhân vật và một không gian nhỏ bé. Đối tƣợng phản ánh chủ yếu là trí thức và ngƣời dân lao động nghèo nên chúng ta thấy Thâm Tâm hầu nhƣ không đề cập đến những mâu thuẫn trong xã hội nhƣ trong sáng tác của nhiều nhà văn cùng thời.

Nghệ thuật châm biếm của Thâm Tâm cũng chƣa đạt đến thành công đáng kể. Tiếng cƣời vang lên có lúc cũng thoải mái, mỉa mai, xót xa nhƣng chƣa đạt đến mức độ day dứt nhƣ thơ văn Nguyễn Khuyến, Tú Xƣơng, Tú Mỡ. Tuy nhiên, những cố gắng của Thâm Tâm đã góp cho kho tàng văn học Việt Nam những áng văn xuôi trữ tình giàu yếu tố hiện thực.

78

Đến hôm nay chúng ta có thể khẳng định Thâm Tâm đã trở thành một nhân vật của văn học sử Việt Nam. Điều này đƣợc khẳng định bằng vị trí vững trãi của Thâm Tâm trong nền thơ hiện đại không chỉ với bài Tống biệt hành; bằng việc cùng với Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính họp thành nhóm thơ mà giới văn chƣơng đƣơng thời gọi là xóm “áo bào gốc liễu”; là sự liên quan của nhà thơ với cái tên T.T.Kh dù có thực hƣ thế nào và qua những áng văn xuôi trữ tình Thâm Tâm đã có những đóng góp nhất định cho nền văn học nƣớc nhà.

Ba mƣơi tám truyện ngắn đƣợc Thâm Tâm viết khá đều đặn trong ba năm, nhƣ vậy trung bình mỗi tháng Thâm Tâm viết xong một truyện. Trong hoàn cảnh xã hội thời ấy, Thâm Tâm nằm trong số nhiều nhà văn chỉ có một cách kiếm sống duy nhất là bằng ngòi bút. Hiện thực phong phú của đời sống đã cung cấp cho Thâm Tâm nhiều đề tài để viết. Ngƣời dân lao động bình thƣờng nghèo đói, trí thức, công chức, gái điếm… là đối tƣợng Thâm Tâm chú ý đến hơn cả. Đọc truyện Thâm Tâm chúng ta có cảm giác Thâm Tâm đã xử lí và quyết định rất nhanh trong việc lựa chọn sử dụng kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ phù hợp với đề tài, thể hiện rõ tƣ tƣởng, thái độ trong quá trình xây dựng tác phẩm. Duờng nhƣ Thâm Tâm không cầu kì chau chuốt cho từng chi tiết, ngôn từ nhƣ sự tỉ mẩn của Nguyễn Tuân, Tô Hoài. Có thể từ một câu chuyện nghe lỏm, Thâm Tâm cũng nhanh chóng thêm tí “mắm”, tí “muối” vào cho đậm đà, hấp dẫn ngay đƣợc, ấy là cái tài mà không phải nhà văn nào cũng thành công tuy những truyện đạt đến sự rung động sâu sắc về nội tâm còn ít và thiếu sự lắng đọng, cô đúc. Những câu chữ của Thâm Tâm vẫn ánh lên những vẻ đẹp lạ thƣờng. Vẻ đẹp ấy chính là sự cảm thông, thấu

79

hiểu, chia sẻ nỗi buồn, thể hiện lòng nhân đạo sâu sắc- nhất là đối với ngƣời phụ nữ, giữa các nhân vật và của tác giả.

Tuy Thâm Tâm sử dụng nhiều từ ngữ Hán- Việt, cốt truyện của một số tác phẩm trình bày theo trật tự niên biểu theo kiểu truyện truyền thống nhƣng Thâm Tâm đã sử dụng thi pháp truyện ngắn hiện đại khá nhuần nhuyễn: lối miêu tả ngoại hình theo lối trực diện, kết hợp và di chuyển nhiều điểm nhìn, sử dụng ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, thời gian bị dồn nén để biểu hiện chiều sâu bản chất, tâm lí, thế giới nội tâm của nhân vật… tất cả đã tạo nên nhiều giọng điệu, tính đa thanh cho tác phẩm bên cạnh lối miêu tả thiên nhiên nhẹ nhàng, tinh tế.

Lâu nay ai cũng biết Thâm Tâm là nhà thơ nổi tiếng, đến nay ta lại đƣợc tiếp xúc với một Thâm Tâm truyện ngắn. Vẫn là con ngƣời ấy nhƣng mảng văn xuôi đã trở thành nơi ký thác những tinh hoa văn chƣơng của Thâm Tâm mà nếu chỉ dừng lại ở thi ca thôi sẽ là chật chội và hạn chế. Trong ba mƣơi tám truyện này có vài truyện có thể trụ vững với thời gian nhƣ: Giờ tan học cuối cùng, Bông lan trần mộng, Cung đàn ly hương, Tháng

ba sấm động… Truyện Thâm Tâm có một sức hút và ám ảnh kì lạ, đọc rồi

khó có thể quên ngay, mà đọc đƣợc vài chữ đầu tiên là thế nào cũng phải thƣởng thức hết. Mỗi truyện nhƣ những viên bi óng ánh nhỏ xinh dễ lăn vào tình cảm bạn đọc. Khi thực hiện đề tài này, ngoài tình cảm dành cho một nhà thơ- nhà văn tài hoa, chúng tôi muốn nêu lên vài đặc điểm về nhân vật và nghệ thuật biểu hiện của truyện ngắn Thâm tâm, đồng thời cũng muốn khơi dậy ở những ai quan tâm tới Thâm Tâm để tiếp tục có những công trình nghiên cứu tiếp theo toàn diện và đầy đủ hơn nữa về Thâm Tâm.

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Vũ Bằng (2003), Bốn mươi năm nói láo, NXB Văn hóa thông tin, 389tr 2.Trần Ngọc Dung (2004), Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt

Nam những năm 1930-1945, NXB Thanh niên, 223tr

3.Phan Cự Đệ (chủ biên), Trần Đình Sử, Đinh Văn Đức, Mã Giang Lân, Phan Trọng Thƣởng, Bùi Việt Thắng, Hà Văn Đức, Bích Thu, Lê Dục Tú (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX- Những vấn đề lịch sử và lý luận, NXB Giáo dục, 969tr

4. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, 204tr

5. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hƣợu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (2003), Văn học Việt Nam hiện đại 1900-1945, NXB

Một phần của tài liệu Đặc điểm của truyện ngắn Thâm Tâm (Trang 74)