4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1.3 Sự di chuyển điểm nhìn
Trong một truyện ngắn, điểm nhìn đƣợc dịch chuyển liên tục để một hiện tƣợng đƣợc phản ánh và khúc xạ qua nhiều lăng kính khác nhau nhằm đạt đến một cái nhìn toàn diện.
Nhân vật tôi trong truyện Cướp! Cướp! Chỉ tại con họa mi là ngƣời thích tìm hiểu những chuyện kì thú, khi nghe đƣợc một câu chuyện nhƣ mong muốn thì lại không tự mình kể lại những gì đƣợc nghe mà nhƣờng cho nhân vật chính- ngƣời tham gia thực hiện- nhân chứng sống kể lại sự thật ấy, một sự thật ghê gớm rất nực cƣời, một sự thật gần nhƣ vô lý nên mới tạo đƣợc sự tin cậy, chuyển cái không thể thành có thể.
Hay trong truyện Cái nạn thi vị hóa, cô dâu mới về nhà chồng nhận đƣợc rất nhiều lời nhận xét: vẻ mặt đàn ông, mặt đầy sát khí, nhìn đời có một mắt…sự kết hợp nhiều điểm nhìn đã khắc họa chân dung và tính cách ngƣời vợ một cách khách quan nên ngƣời chồng cũng đồng ý với những nhận xét trên và nghiệm ra một điều để khuyên ngƣời đời rằng: hỡi những ngƣời chƣa bao giờ đi xem mặt vợ, hãy nghe tôi thú cái dại của tôi, cái dại nghìn đời ân hận của tôi là đã nhìn và thấu hiểu cái đẹp ở phía sau, chứ không biết rằng phía sau khác xa phía trƣớc nhiều lắm.
Cùng nghe tiếng của một con chim kêu mà hai nhân vật ở trong truyện
Loài chim mùa vải chín có những nhận xét khác nhau. Ngƣời bạn của nhân vật tôi vì không muốn ở lại, chôn vùi cuộc sống của mình ở chốn cùng sầu với một ngƣời bạn đang thất tình mà cần phải ra đi, phải thoát khỏi tình trạng sống đó nên gán cho con chim kêu năm tiếng hết- hết- hết- hết- hết là để thức tỉnh ngƣời bạn thân của mình. Còn nhân vật tôi chƣa tỉnh ngộ nên chỉ nghe tiếng con chim nó hót năm tiếng đơn thuần đó mà thôi.
Cùng một chi tiết gả chồng cho cô em gái út trong truyện Tháng ba sấm động mà hai anh em trai lại có cái nhìn hoàn toàn trái chiều. Ngƣời anh
56
trai cả coi việc dựng vợ gả chồng là điều đại hiếu, gả Nho cho nhà giầu thì năm sau dù có đói kém cũng có tiền mà làm giỗ cho bố một cách tƣơm tất. Ông chỉ cho Nho một hƣớng đi “gió lành mát mẻ”. Ông “vạch vòi ra biết bao nhiêu tích xƣa chuyện cũ để làm chứng cớ về những cái cơ nghiệp chỉ có thể vững lại bởi một ngƣời con gái đã chịu ra đi: Chiêu Quân xƣa cũng cống Hồ, bởi ngƣời Diên Thọ hoạ đồ cho nên”. Nho đi lấy chồng là một hành động cao cả, vì nghiệp lớn cho dòng họ. Còn Nam- ngƣời em trai lại có quan niệm khác về hôn nhân, anh quan tâm đến hạnh phúc thật sự của cô em. Cuộc hôn nhân này chẳng qua là việc mua bán mà thôi: “Tôi đã thấy khối việc mua bán gối đệm nhƣ thế ở thời này, không thể gọi là gả chồng đƣợc. Cái kẻ nào đã dùng đến thằng đầy tớ nhà ta làm thủ túc kia, tất là kẻ không đáng làm rể trong họ ta đƣợc. Vả chăng, chắc gì hắn đã chịu nhận tiếng làm rể! Hắn mua ngƣời, chƣa có cƣới ngƣời đâu. Nhục lắm! Nhục lắm!”. Nho là ngƣời trong cuộc nhƣng cô không có quyền quyết định. Nho nhìn thấy “lối đi mình sẽ bƣớc lên, thấy cỏ không thức xanh rờn nhƣ một sắc mát mẻ nữa. Cô chau đôi mày. Con chim cứu kia, nó kêu làm gì; ngôi sao hôm kia, nó sáng làm gì; cầm gƣơng gƣơng tối, cầm vàng vàng phai”. Trƣớc lời nói dụ dỗ ngọt nhƣ kẹo mạ của anh cả cô chỉ còn biết phân vân vì cô không gặp đƣợc anh Nam, ngƣời anh luôn biết suy nghĩ cho cô. Bản năng yếu đuối không thể phản kháng lại, cô nhắm mắt xuôi theo sự sắp đặt của anh cả. Cùng một sự kiện nhƣng đƣợc soi chiếu dƣới ba điểm nhìn khác nhau đã soi rõ, bộc lộ bản chất của từng nhân vật trong truyện một cách khách quan, toàn diện.
Trong những truyện ngắn xuất hiện ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba thì Thâm Tâm thƣờng kết hợp nhiều điểm nhìn, di chuyển điểm nhìn liên tục để nhân vật đƣợc soi chiếu dƣới nhiều góc, cả ngoại hình và nội tâm của nhân vật đƣợc bộc lộ rõ và tạo nên giọng điệu đa thanh trong tác phẩm.
57