Trần thuật theo điểm nhìn bên trong của nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm của truyện ngắn Thâm Tâm (Trang 53)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1.1.2 Trần thuật theo điểm nhìn bên trong của nhân vật

Ở đây chúng tôi chƣa xét đến ngƣời kể chuyện là nhân vật “tôi” mà xét đến ngƣời kể chuyện là nhân vật chính trong câu chuyện. Sau sự dẫn dắt của ngƣời kể chuyện chính thì nhân vật này xuất hiện và đóng vai trò là ngƣời kể chuyện tiếp theo. Trong các truyện Rắn nó ngỗng lại mình, Cướp! Cướp! Chỉ tại con họa mi, Cung đàn ly hương, Vì chữ T… thể hiện rất rõ điều này.

Chúng ta có thể hình dung nhƣ một cuộc phỏng vấn, sau khi ngƣời phỏng vấn giới thiệu thì nhân vật đƣợc phỏng vấn tự mình nói về mình. Lúc này điểm nhìn đã di chuyển, sự thay đổi này tạo cho bạn đọc cảm thấy độ tin cậy vào câu chuyện nhiều hơn bởi nhân vật chính tự bộc bạch. Đọc truyện ngắn Rắn nó ngỗng lại mình xong, bạn đọc hẳn phải thắc mắc sao lại có thể có chuyện nhầm tai hại giữa đầu rắn với đầu chim, đầu rắn với đầu ngỗng trời vì chúng không chỉ khác nhau vô cùng về mầu sắc, hình dạng, cấu tạo mà hơn nữa ngƣời đi bắt lại là một thanh niên còn trẻ và sống ở đồng quê, tiếp xúc với rắn hay chim hay ngỗng quá nhiều lần và phân biệt chúng tốt. Một ngƣời trẻ gan dạ chuyên làm những việc táo bạo mà những kẻ nhát gan khác không dám làm. Hay là chi tiết: trong tổ chim, tổ của ngỗng có thể có

52

rắn nằm sẵn ở đó là đúng nhƣng việc chim non sống sót mà “thò lên, ngơ ngác” hay “ngỗng ta đang vƣơn cổ lên. Gớm, cái cổ mới trắng làm sao, mới ngỏng làm sao, đích là cổ ngỗng… mà những hai con kia đấy, những một đôi vợ chồng tốt đẹp” tức là các con vật có cử động thì con rắn nằm trong đó không thể không cắn con mồi vì rắn thích săn mồi lúc con mồi của nó có cử động. Thật đúng là chuyện bịa, không thể tin đƣợc. Nhƣng Thâm Tâm đã xử lí bằng cách để cho chính nhân vật đi bắt chim, bắt ngỗng tự kể lại việc đi bắt của mình. Một câu chuyện hài hƣớc làm vui, ai không tin cho rằng anh ta bốc phét cũng đƣợc hoặc có thể hiểu vì lí do hồi hộp sung sƣớng khi nhìn thấy mình sắp có chiến lợi phẩm mà không để ý tới điều gì khác, bạn đọc có thể dễ dàng bỏ qua sự vô lí trên.

Có khi ngƣời kể chuyện chính chỉ muốn ở ngoài mà quan sát không muốn thâm nhập vào nội tâm nhân vật thì cách tốt nhất là để chính nhân vật tự bộc lộ bản thân, nhất là những chuyện có vẻ nhiều uẩn khúc, dễ hiểu nhầm thì Thâm Tâm thƣờng xử lí theo hƣớng này. Trong truyện Cung đàn ly hương, ban đầu nhân vật tôi gặp cô ca kĩ Lý Thái Vân chỉ với ấn tƣợng là một cô gái nuôi mình bằng cách bán thân và có vẻ láu lỉnh. Nhƣng khi nghe cô tâm sự mở lòng về cuộc đời của cô, vì sao cô trở thành ngƣời nhƣ thế này mà không hề oán trách ai thì nhân vật tôi đã thay đổi hẳn cách nhìn về ngƣời con gái gốc Việt đáng thƣơng nhiều hơn mà không đáng trách này. Việc di chuyển điểm nhìn này tạo nên tính khách quan khi cùng một sự việc đƣợc soi chiếu qua nhiều lăng kính, đa diện giúp độc giả đánh giá đúng và khách quan.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của truyện ngắn Thâm Tâm (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)