Kiểu nhân vật hồng nhan bạc mệnh

Một phần của tài liệu Đặc điểm của truyện ngắn Thâm Tâm (Trang 33)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.2. Kiểu nhân vật hồng nhan bạc mệnh

Kiểu nhân vật này đã xuất hiện khá lâu trong văn học Việt Nam, cho đến nay ngƣời đời vẫn còn xót thƣơng nàng Kiều tài sắc mà bạc mệnh, trải qua cuộc đời bể dâu “thanh y hai lƣợt thanh lâu hai lần” nhƣng nàng vẫn giữ đƣợc phẩm cách đáng quý của nàng. Thâm Tâm đã tiếp tục đề tài này và các nhân vật ít nhiều cũng tạo đƣợc ấn tƣợng, thƣơng cảm ở độc giả.

Xã hội Việt Nam trƣớc năm 1945, ở Hà Nội có rất nhiều nhà cô đầu, những nhà hát có các cô đào xinh đẹp, ca hay. Những ngƣời có tiền, quan lại thƣờng lui tới nơi này. Ngƣời ta đến để thƣởng thức tiếng đàn, tiếng hát và ai có nhu cầu qua đêm với cô đào hát mình thích cũng đƣợc đáp ứng. Từ lâu những nơi này đã biến thành những kĩ viện để những ngƣời trốn tránh cuộc đời lao vào ăn chơi, trác tang, vùi dập cuộc đời vào gái và thuốc phiện.

Lan trong truyện ngắn Bông lan trần mộng là mộ cô gái xinh đẹp nhƣ hoa lan và cũng là một danh ca trong làng sênh phách. Ngƣời cha già tuổi bóng xế vốn là một kép đàn nên Lan thuộc lòng và hát khúc Tỳ bà từ nhỏ. Nhà nghèo, ngƣời cha ngày càng ngày càng già yếu, sinh lực tán dần trong khói thuốc phù dung nên Lan phải làm việc để nuôi sống của hai cha con, ngƣời cha ngay từ đầu đã giết chết cái tình của con nên Lan thấy “đời còn gì nữa”, trƣớc những giọt nƣớc mắt của cha nàng chỉ biết “cƣời khanh khách,

32

nàng cƣời rũ rợi mà thu the lụa về mình, mà vơ tiền bạc về cho cha già đốt trên ngọn đèn nha phiến… nàng khản dần tiếng”. Lan chết sau khi sinh con với một ngƣời khách phong lƣu, nàng bị bệnh phổi. Lan là tên một loài hoa, số kiếp của nàng cũng giống nhƣ loài hoa lan, loài hoa sinh ra vào mùa rét mƣớt lại phải tàn đi trong sƣơng gió, lấy một giọt mƣa làm một giọt lệ, lấy cái xế muộn của năm tàn làm cái xế muộn của lòng mình.

Nàng Lý Thái Vân, xuất thân ca kĩ ở tỉnh thành Quảng Đông, Trung Quốc lại là một cô gái Việt Nam chính hiệu. Nàng bị lạc bố mẹ và bị bán sang Trung Quốc từ hồi lên chín lên mƣời. Tuy xa cách quê hƣơng đã hơn mƣời năm nhƣng tiếng Việt nàng không hề quên. Hai hàm răng nhuộm đen bị cạo ngay sau khi lên đất khách, mái tóc cắt ngắn, nàng học đàn, học hát, học cách làm vui khách làng chơi. Nàng đang quen sống với những đêm son phấn thì tiếng đàn bầu làm cho nàng nhớ quê, nhớ cha mẹ. Nàng không dám trở về nhà gặp cha vì nàng đã dấn thân vào cái kiếp mà ngƣời đời cho là ô nhục nhất mà cha nàng lại là một ngƣời rất nghiêm khắc. Ngƣời con gái trôi dạt ấy bao giờ cũng ngoảnh mặt về hƣớng Nam để tạ tội với quê hƣơng và cha mẹ dù cái tội ấy không tự nàng làm ra.

Thực thế mới thấy gia đình có bố mẹ thật quan trọng với con cái, những chú chim non chƣa đủ lông cánh để sẵn sàng chèo lái con thuyền bị rời xa tổ ấm thật không lƣờng hết đƣợc những khó khăn, giả dối của cuộc đời nhất là ngƣời con gái yếu liễu đào tơ. “Quả đã kết trên cành, một ngày kia tất có tay ngƣời hái. Duy hái sớm hay là hái muộn, hái gƣợng nhẹ hay phũ phàng, ngƣời con gái thực chƣa lƣờng biết. Bƣớc chân ra bên ngoài ngƣỡng cửa, bốn phƣơng trời mờ mịt, nơi nào có lƣơng nhân?” [7, tr295]. Cô bé Thanh My mƣời sáu tuổi ở với cha già, ngƣời cha nhận thấy mỗi lần con gái ngâm Kiều là má hồng lên và giọng trầm buồn là ông nghiệm ra con gái mình sẽ vất vả hay có thể chỉ nửa chừng xuân. Cha mất, Thanh My lên Hà

33

Nội nƣơng tựa ở nhà bà cô góa chồng. Hà Nội là nơi phồn hoa, cuộc sống ở đây đã thay đổi dần dần ngƣời con gái giản dị ấy: “đôi mày xanh cũ, thƣa và nhạt nhƣ vẻ núi mùa xuân, đã thực mất rồi; nàng đã cạo tuột cả đi và vẽ lên hai đƣờng chì đen xếch ngƣợc. Má nàng vẫn đỏ, nhƣng là đỏ một sắc khác, đục và thơm bởi phấn hồng; tôi chả còn làm sao thấy cái vẻ máu đọng trong làn da sáng ngày xƣa. Tóc cắt ngắn, cong queo, rủ ngang vai, nhƣng không phải mái tóc buông xõng mƣợt mà của thời mƣời sáu tuổi. Nàng cƣời, không chúm chím, nhƣng dệch môi ra hai má một kiểu cách oán đời, phô hàm răng trắng bóng….”[7, tr151]. Cô đã thành một ngƣời mà thiên hạ gọi là nàng Thanh My, nàng lao đầu vào cái nghiệp dĩ đau đớn nhất, u tối nhất, mà ngƣời ta gọi là kiếp hồng nhan.

Những nhân vật nữ của Thâm Tâm thƣờng nhẹ nhàng, xinh đẹp, đảm đang và yếu đuối. Họ hầu nhƣ không có sức mạnh để chống chọi lại với hoàn cảnh. Hoàn cảnh đẩy họ vào con đƣờng đau khổ, tội lỗi, nhục nhã. Thâm Tâm không đi đến tận cùng cuộc sống hiện thực, không gay gắt nhƣ các nhân vật chủ nghĩa hiện thực hay lãng mạn tiến bộ lên án chế độ xã hội chà đạp lên quyền sống, quyền tự do con ngƣời nhất là đối với phụ nữ. Phần nào đó Thâm Tâm đã phản ánh hiện thực, cuộc sống phồn hoa đã gột rửa hết những mối ân tình ẩn sâu trong tâm hồn con ngƣời, làm bản chất con ngƣời thay đổi, những thói phép cổ truyền đã làm con ngƣời phải cúi đầu chịu làm một thứ đồ hy sinh vô nghĩa… Những câu hỏi “Tại giời ƣ? Đời ƣ?” xuất hiện khá nhiều trong các truyện ngắn của Thâm Tâm. Đấy là một hạn chế của Thâm Tâm. Ông khuyên ta rằng “dù gặp những sự tàn nhẫn đến đâu, cũng đừng xử tàn nhẫn lại. Hãy cử ở cho thật hết cái lòng nhân hậu của mình, cho thật hết cái lòng nhân hậu của mình, là có hạnh phúc”.

34

Một phần của tài liệu Đặc điểm của truyện ngắn Thâm Tâm (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)