Ngôn ngữ độc thoại

Một phần của tài liệu Đặc điểm của truyện ngắn Thâm Tâm (Trang 60)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.1.1 Ngôn ngữ độc thoại

Độc thoại là hình thức phát ngôn có một mình, là lúc nhân vật đối diện với chính bản thân mình, chìm sâu vào thế giới nội tâm của riêng mình. Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con ngƣời trong dòng chảy trực tiếp của nó.

a)Độc thoại nhân vật

Thâm Tâm là một ngƣời sống nội tâm, trầm tính, ít nói, tình cảm ít khi Thâm Tâm bộc lộ ra ngoài. Những suy nghĩ, những day dứt về nhân tình thế thái đƣợc Thâm Tâm gửi gắm ở các nhân vật. Những truyện đƣợc kể từ nhân vật “tôi” thể hiện rõ hơn cả.

Dƣới hình thức viết thƣ, nhân vật kể cho ngƣời khác nghe chuyện của mình, thực chất là đang soi chiếu lại bản thân, giãi bày tâm sự. Truyện Quán thu phong đứng bóng tà huy là một ví dụ. Nhân vật xƣng “em” kể lại mối tình đầu tan vỡ, nƣơng theo số phận ở cuộc tình thứ hai nhƣng cũng chả ra sao, nhân vật đau lòng tìm đến cái chết để giải thoát cuộc đời nhƣng không thành, cô sống mà không dám hy vọng nữa, trong lòng cô chỉ thấy có một màu tím, cái mầu tím bầm, tím ngắt- thể hiện sự tổn thƣơng ấy cứ dâng lên cuối chân trời mà chiều mùa hạ vàng ối nào cô cũng thấy: “…ở chân trời, chị có thấy những vệt mây xam xám, mà chính là tim tím đấy không? Chiều nào, em cũng vẫn thấy mầu tím bầm đó dâng lên và em chỉ ƣa có một mầu tím đó mà thôi…. Đã có lần em thử chết, nhƣng em vẫn còn phải sống. Cuộc đời chƣa vào đƣợc cõi tối mù, thì trở lại và trở lại có qua đƣợc màu tím vừa qua đâu!”. Trải qua những mất mát, đau buồn và con tim bị tổn thƣơng, một mình cô lạc lõng giữa cõi đời mênh mông và sầu muộn. Trong hoàn cảnh ấy, cô nhớ đến một ngƣời chị hay chữa chứng tâm bệnh- ngƣời thƣờng cho cô những lời khuyên, tâm sự với ngƣời chị và cô tự nhủ với mình giống nhƣ lời

59

ngƣời chị sẽ khuyên cô nên sống và suy nghĩ nhƣ thế này: “Em chƣa chết thì em còn phải ao ƣớc ít nhất một cái gì… Em bảo hồn em lắng xuống rồi, nghĩa là em nhất định quên, nói cho đúng là muốn quên, vậy trong khi quên dần, thì em cầu nguyện một điều mới, lẽ tự nhiên phải thế!”. Cô có thể đang chờ đợi một điều gì mới tốt đẹp hơn đến với mình nhƣng với tâm hồn bị tổn thƣơng nặng nhƣ vậy cô biết và ý thức đƣợc rằng mình khó có thể sống lại những tình cảm tốt đẹp nhƣ ngày xƣa.

Ngƣời vợ trong truyện Bến trúc trăng vàng nhớ cố nhân có một đoạn độc thoại dài đến hơn một trang bâng khuâng nhớ lại những hình ảnh ngày trƣớc khi lấy chồng. Hai ngƣời yêu nhau đấy nhƣng gặp lúc nghịch cảnh, lại do hai ngƣời yếu ớt nhƣ nhau nên đã đổ tại số phận, định mệnh mà chạy trốn nhau. Chuyện tình yêu đẹp nhƣ thơ: Một buổi chiều mùa đông, vào khoảng cuối năm, hoa đào đã nở lác đác ngoài thành, có một chàng nho sĩ áo lam

cưỡi chiếc ngựa trắng đi qua cầu đá để vào xóm Trúc Hồ… Nhƣng chuyện

đẹp đẽ nhƣ thơ ấy đã hết rồi, chỉ còn bổn phận bắt ngƣời vợ phải sống cuộc đời thờ chồng nuôi con: “ Tôi đã mơ nhiều quá, và xa xôi quá. Cuộc đời mỗi ngày một khác đi. Những chuyện đẹp nhƣ thơ của tuổi xanh đã hết, chỉ còn những bổn phận nó thắt buộc mình nhƣng chính là những giây kim tuyến để đóng những trang sách vàng của ngƣời đàn bà thờ chồng nuôi con…Ở đâu mà chẳng có những lời ca hay! Chỉ tại lòng mình không muốn nhận, để thành ra ngang trái…”. Trƣớc thái độ, ánh mắt nghiêm nghị, tiếng cƣời lạnh lùng của ngƣời chồng, ngƣời vợ phải quay về với cuộc sống thực tại, phải quên những hoa đào, áo lam hẳn đi, những gì đƣợc coi là của riêng thì phải giấu thật kỹ đi đừng để ngƣời khác bận lòng và ngƣời vợ quyết tâm: “Thôi, đi đi! Hỡi cái tiếng vó ngựa ở ngoài kia! Lòng ngƣời mẹ này, có rộn lên chăng nữa là chỉ còn rộn lên bởi những tiếng khóc của con trẻ u ơ…”.

60

Thơ ca cũng nhƣ trong truyện ngắn của Thâm Tâm trƣớc năm 1945 có rất nhiều hình ảnh tráng sĩ thời xƣa với tính cách, phẩm chất đặc biệt; những mối tình, tình cảm lãng mạn xa dần với cuộc sống hiện thực nhƣng thời thế thay đổi, Thâm Tâm đi theo kháng chiến là Thâm Tâm từ bỏ, chôn sâu con ngƣời cũ hết mình phục vụ kháng chiến.

Tuy Thâm Tâm có ít truyện ngắn nghiêng hẳn về tâm lí với những đấu tranh, dằn vặt nội tâm sâu sắc nhƣ truyện của Nam Cao nhƣng nhân vật của Thâm Tâm cũng thƣờng xuyên độc thoại nội tâm thể hiện tình cảm, suy nghĩ, day dứt về cuộc đời, số phận con ngƣời.

b) Độc thoại của người vắng mặt

Ngƣời vắng mặt ở đây có thể hiểu là ngƣời kể chuyện, thể hiện qua các đoạn bình luận, trữ tình ngoại đề bộc lộ quan điểm của ngƣời kể chuyện hoặc định hƣớng cho ngƣời đọc. Hình thức độc thoại này có thể hiểu là kiểu đối thoại giữa ngƣời kể chuyện và độc giả. Kiểu độc thoại này lại đƣợc Thâm Tâm sử dụng khá nhiều, nhất là trong những truyện mà ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba là tác giả.

Những đoạn độc thoại này tạo ra độ co giãn cho tác phẩm, làm chậm nhịp của truyện. Và qua những ngôn ngữ của ngƣời kể chuyện, ngƣời đọc có thể cảm nhận đƣợc bầu không khí của truyện, cũng nhƣ định hƣớng tiếp cận. Truyện Giờ tan học cuối cùng, sau khi thầy giáo gọi một loạt các em còn nợ tiền học để nhắc, những cảnh đời khốn khổ hiện ra, ngƣời kể chuyện đặt câu hỏi: “Lũ trẻ thơ ăn để mà học. Biết bao nhiêu bà mẹ săn đón bóng con ở trƣờng về, miệng nở nụ cƣời, và thƣờng khoe với con bữa cơm hôm ấy có những món gì nó thích. Các bà vỗ về, an ủi con trẻ để nó quên sự khó nhọc ở trƣờng, để cho nó cái vui, cái ham, cái thích về sự học mênh mông… Nhƣng có những đứa trẻ bất hạnh khác kia, đã khổ mà cứ học, khi giở về nhƣ vậy, nó đƣợc hƣởng những gì?”. Mặc dù cầu hỏi ấy tác giả trả lời luôn bên dƣới

61

nhƣng vẫn làm độc giả dừng lại mà suy nghĩ về số phận của những đứa trẻ thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần ấy. Ngƣời kể chuyện cũng nhƣ độc giả đều băn khoăn, vì không có tiền mua sách vở, quần áo, đóng học phí mà phải nghỉ học, lao mình quá sớm vào cuộc đời nên liệu chúng có oán gia đình, oán thầy giáo tàn nhẫn không?

Ở trong truyện Hùng, nhân vật Kiên- sau khi ba hoa những chuyện mà ngƣời ta chẳng muốn tin, uống rƣợu rồi đập chén, ngâm câu thơ: “Rƣợu đâu cứ rót cho ta- Lòng say, nghe rƣợu thép già đang kêu” thì ngƣời kể chuyện “chua” thêm câu: “À! Thì ra Kiên là một thi sĩ! Lại là một thi sĩ hùng tráng, mới đáng sợ cho thi, văn giới làm sao!”. Và khi Kiên gọi thêm rƣợu bèn sờ tay vào cạp quần thì ngƣời kể chuyện cũng thanh minh: “Đừng ai giật mình vội! Gã làm gì có phép đem kiếm đã nghênh ngang! Gã chỉ lần xem chiếc ví có còn nguyên ở túi sau, hay đã bị kẻ cắp nào hùng hơn xực mất”. Những đoạn độc thoại của ngƣời kể chuyện càng làm rõ thói xấu của Kiên và độc giả cũng đồng ý với những nhận xét này.

Ngƣời vắng mặt có thể là một ngƣời không tên, hoặc có thể là đám đông xuất hiện không rõ ràng trong tác phẩm. Trong truyện Bến trúc trăng vàng nhớ cố nhân, một loạt các câu nhận xét: bà ta nhu mì, mợ ấy có dáng hiền hậu, vợ mày đẹp đấy chứ, bác gái thật là đảm đang... Ngôn ngữ của họ đã tác động đến nhân vật chính- ngƣời mới cƣới vợ rất nhiều. Làm anh ta cũng cảm thấy sung sƣớng hơn vì cƣới vợ là một công việc công phu, nhất là ở vào cái thời buổi khó khăn này. Hay ở truyện Cái nạn thi vị hoá, ngƣời ta- đại từ phiếm định- nhận xét nhân vật tôi là ngƣời không chung tình, chỉ đi khảo cứu đàn bà, khảo cứu cái sống và cái yêu, họ không thích và khích lệ cái tính thi vị hoá của nhân vật tôi. Còn nhân vật tôi lại khẳng định mình là ngƣời đa tình, thích thi vị hoá vì anh ta thấy rằng hạnh phúc- đau khổ, vui- buồn, sáng- chiều… không thể nào cân, đo cho bằng nhau đƣợc, chúng luôn

62

thiên biến. Thực tế, anh ta đã trải qua hai cuộc tình, hai ngƣời phụ nữ đáng thƣơng bị anh ta đẩy ra khỏi cuộc đời mình chỉ vì tính thích thi vị hoá, với anh ta “có đau tim thì mới nên thơ”. Và thực chất ngôn ngữ của ngƣời vắng mặt cũng đã biểu hiện một phần ý nghĩ của nhân vật.Cho nên có những lúc tồn tại câu nói phát ra ta không rõ lời nói của ai lại tạo ra dƣ ba cho tác phẩm, gợi ra những trƣờng liên quan liên tƣởng khác nhau trong lòng độc giả.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của truyện ngắn Thâm Tâm (Trang 60)