Hoàn thiện nội dung giám sát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động giám sát từ xa tại Chi nhánh bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Hà Nội (Trang 69)

- Những vi phạm thuộc về đạo đức mà những người lãnh đạo đơn vị có liên quan hoặc những vi phạm mà

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỪ XA TẠI CHI NHÁNH BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM KHU

3.2.2 Hoàn thiện nội dung giám sát

Hệ thống giám sát từ xa được coi là một công cụ bổ sung có giá trị cho hoạt động kiểm tra trực tiếp. Trong những năm gần đây hệ thống này đã phát triển từ việc tính toán đơn giản một số chỉ tiêu tài chính cơ bản phục vụ hoạt động kiểm tra trực tiếp thành công cụ đánh giá rủi ro chính thức sử dụng nhiều chỉ tiêu tài chính khác nhau trong các mô hình thống kê hay còn gọi là “mô hình cảnh báo sớm”.

Kinh nghiệm của các tổ chức BHTG trên thế giới cho thấy, nếu được đầu tư đầy đủ và lựa chọn mô hình giám sát hiệu quả, sẽ khẳng định được vai trò của tổ chức BHTG trong hệ thống kiểm soát tài chính quốc gia. Để hoạt động giám sát từ xa theo phương châm lấy khách hàng làm tâm điểm phát huy được vai trò phát hiện và cảnh báo sớm các tổ chức tham gia BHTG có vấn đề, là công cụ hỗ trợ tích cực cho các hoạt động nghiệp vụ khác, Chi nhánh cần triển khai đầy đủ nội dung giám sát theo mức độ rủi ro.

Cho đến nay hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN chủ yếu thực hiện giám sát tuân thủ thông qua việc tính toán một số chỉ tiêu an toàn (khả năng về vốn, chất lượng tài sản có, khả năng sinh lời và tính thanh khoản) theo quy định của NHNN và so sánh mức độ tăng giảm của các chỉ tiêu giữa các kỳ báo cáo. Phương pháp phân tích đang được BHTGVN sử dụng là phân tích theo loại hình khách hàng tham gia BHTG (gồm loại hình QTDND, các loại hình NHTM, TCTD phi ngân hàng) được coi là phương pháp tiên tiến.

Việc giám sát các tổ chức tham gia BHTG được thực hiện trên cơ sở phân cấp, ủy quyền quản lý theo địa bàn và theo từng đối tượng khách hàng được phân công. Tuy nhiên, với hạn chế về chất lượng dữ liệu thông tin đầu vào, phương pháp giám sát giữa Trụ sở chính và các Chi nhánh khu vực chưa được đồng bộ do văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ giám sát từ xa chưa thực sự hoàn thiện. Vì vậy, kết quả giám sát mới phản ánh được bề nổi tình hình của các tổ chức tham gia BHTG theo nhóm (loại hình hoạt động), chưa đánh giá chính xác về tình hình hoạt động và mức độ rủi ro của từng tổ chức. Hơn nữa việc tính toán các chỉ tiêu an toàn vẫn sử dụng cách tính thủ công nên chưa đáp ứng được yêu cầu về tính kịp thời của hoạt động giám sát. Bởi vậy, trước mắt, Chi nhánh cần

tiếp tục hoàn thiện phương pháp phân tích theo loại hình tổ chức tham gia BHTG đồng thời sử dụng phương pháp phân tích các chỉ tiêu của từng tổ chức tham gia BHTG để có thể đánh giá toàn diện hơn hoạt động của các tổ chức này. Ngoài ra, việc kết nối với từng khách hàng cần được hoàn thiện và đảm bảo việc kết nối với khách hàng mới được thực hiện nhanh chóng và thông suốt.

Hiện tại, các quy định pháp luật về hoạt động của các TCTD đã dần hoàn thiện, đồng thời hệ thống kế toán của Việt Nam đã tuân theo các chuẩn mực kế toán quốc tế, vì vậy, việc áp dụng giám sát dựa trên cơ sở rủi ro sẽ khả thi hơn nhằm phát hiện sớm các vấn đề của tổ chức tham gia BHTG, góp phần ngăn chặn kịp thời hiện tượng rút tiền hàng loạt xảy ra.

Kết quả hoạt động giám sát từ xa sẽ là căn cứ định hướng cho hoạt động kiểm tra trực tiếp có trọng tâm đồng thời tiết kiệm được nguồn lực. Trong khi kết quả từ hoạt động kiểm tra là nguồn thông tin có tính xác thực cao phục vụ và bổ trợ cho hoạt động giám sát. Bởi vậy, hoạt động giám sát từ xa tại Chi nhánh cần đặt trong mối quan hệ mật thiết với các hoạt động nghiệp vụ đặc biệt là gắn kết chặt chẽ với hoạt động kiểm tra các tổ chức tham gia BHTG.

Các nước tiên tiến trên thế giới thường sử dụng hai hay nhiều hệ thống đánh giá rủi ro nhằm đảm bảo rằng có thể phát hiện những tổ chức có vấn đề thông qua một trong những hệ thống đó. Các hệ thống được sử dụng thường bao gồm những đánh giá những yếu tố định tính và đánh giá định lượng được máy tính hỗ trợ [1]. Vì vậy, Chi nhánh có thể sử dụng hai hệ thống đánh giá rủi ro để có thể hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Hai mô hình giám sát từ xa đang được áp dụng thành công tại Mỹ mà Chi nhánh có thể tham khảo để áp dụng, đó là Hệ thống phân hạng từ xa thống kê CAMELS (SCOR) và Hệ thống Giám sát mức độ tăng trưởng (GMS).

Cả hai hệ thống giám sát trên đều áp dụng Hệ thống chuẩn mực phân hạng tổ chức tài chính, hay còn được biết đến dưới cái tên Hệ thống phân hạng CAMELS trong giám sát an toàn ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động giám sát từ xa tại Chi nhánh bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Hà Nội (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w