Nội dung giám sát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động giám sát từ xa tại Chi nhánh bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Hà Nội (Trang 46)

- Những vi phạm thuộc về đạo đức mà những người lãnh đạo đơn vị có liên quan hoặc những vi phạm mà

2.2.3. Nội dung giám sát

Nội dung giám sát các tổ chức tham gia BHTG tại Chi nhánh thực hiện theo các quyết định: số 628/QĐ-BHTG111 ngày 31/12/2010 của Tổng giám đốc BHTGVN về việc “Hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát từ xa đối với ngân hàng thương mại” và quyết định số 629/QĐ-BHTG112 ngày 31/12/2010 của Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc “Hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát từ xa đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tín dụng phi ngân hàng”. Nội dung giám sát:

2.2.3.1. Giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG

Giám sát việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo: Đánh giá tình hình vi phạm thông tin báo cáo của từng đơn vị theo các tiêu chí về tính đầy đủ, tính kịp thời và tính chính xác của các loại báo cáo: báo cáo tài chính, báo cáo thống kê

và các loại báo cáo khác theo yêu cầu của BHTGVN. Tình hình vi phạm của tổ chức tham gia BHTG trong việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo được tổng hợp theo Phụ lục IV.

Sau khi Chi nhánh triển khai hệ thống phần mềm giám sát (DIVAS) từ năm 2006, thì hầu hết việc gửi thông tin báo cáo của các tổ chức tham gia BHTG là NHTM và TCTD phi ngân hàng được thuận lợi và kịp thời hơn. Tính đến 30/9/2012 đã có 100% các đơn vị nộp Bảng cân đối kế toán và hơn 90% các đơn vị đã nộp đầy đủ báo cáo thống kê và các loại báo cáo khác cho Chi nhánh. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng các đơn vị cung cấp thông tin báo cáo chậm so với quy định hoặc thông tin nộp nhưng chưa chính xác, đặc biệt đối với tổ chức tham gia BHTG là các QTDND cơ sở. Đến nay, còn hơn 70% các QTDND cơ sở vẫn nộp báo cáo theo quy định bằng giấy qua đường bưu điện hoặc fax do khả năng sử dụng công nghệ và hạ tầng công nghệ thông tin của hầu hết các quỹ còn hạn chế. Song, được sự hỗ trợ của cán bộ tin học và cán bộ giám sát của Chi nhánh, hơn 90% các QTDND nộp Bảng cân đối kế toán và các báo cáo khác theo quy định.

Giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về phí bảo hiểm: Trên cơ sở bảng cân đối tài khoản kế toán, báo cáo thống kê và báo cáo kiểm tra theo quy định tại các văn bản của BHTGVN:

Xác định số phí phải nộp của từng tổ chức tham gia BHTG trên cơ sở số liệu các loại tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm; Đối chiếu số phí phải nộp với số phí thực nộp của từng tổ chức tham gia BHTG để xác định số phí nộp thừa, thiếu hoặc chưa nộp; Xác định nguyên nhân của việc nộp thừa, thiếu hoặc chưa nộp.

Giám sát việc chấp hành thời hạn nộp phí của từng tổ chức tổ chức tham gia BHTG để xác định số ngày nộp chậm phí theo quy định.

Thực tế việc giám sát nộp bảng tính phí và phí BHTG định kỳ cũng là hoạt động quan trọng nhằm xác định chính xác số phí thu về cho BHTGVN giúp tăng cường nguồn vốn, tạo điều kiện hỗ trợ hoặc chi trả kịp thời khi xảy ra sự cố tại các tổ chức tham gia BHTG. Trong thời gian qua, hầu hết các đơn vị tham gia đều nộp tương đối đầy đủ bảng tính phí và phí đúng hạn. Bên cạnh đó, chỉ còn một số đơn vị nộp chậm hoặc tính chưa đúng, đủ số phí phải nộp.

Giám sát tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG: Trên cơ sở quy định hiện hành về phân cấp quản lý khách hàng, Phòng giám sát tại Trụ sở chính và Chi nhánh sẽ đánh giá tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG theo từng loại hình: NHTM, QTDND Trung ương, QTDND cơ sở, và TCTD phi ngân hàng, cụ thể:

- Đánh giá các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, xu hướng biến động và các vấn đề cần lưu ý, bao gồm ít nhất các nội dung về biến động lãi suất, tỷ giá, tình hình các sản phẩm, dịch vụ tiền gửi.

- Phân tích tổng thể tổ chức tham gia BHTG theo các chỉ tiêu chủ yếu thuộc các khoản mục Tài sản Có, Tài sản Nợ trên Bảng cân đối tài khoản kế toán.

- Phân tích chi tiết tình hình hoạt động của từng loại hình tổ chức tham gia BHTG: Đối với NHTM sử dụng các chỉ tiêu giám sát theo các tiêu chí: khả năng về vốn, chất lượng tài sản có, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, rủi ro khác. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích, đánh giá được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn theo quy định của NHNN và tham khảo mô hình CAMELS. Đối với QTDND Trung ương và TCTD phi ngân hàng thực hiện phân tích theo hệ thống chỉ tiêu CAMELS. Đối với QTDND cơ sở thực hiện phân tích, đánh giá theo theo hệ thống chỉ tiêu CAMELS kết hợp với PEARLS. Ngoài ra, tiến hành phân nhóm tương đồng để phân tích theo địa bàn hoạt động, theo quy mô nguồn vốn.

2.2.3.2. Giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn trong hoạt động ngân hàng

Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất trong hoạt động giám sát các tổ chức tham gia BHTG nó quyết định tính hiệu quả và mục tiêu của hoạt động giám sát. Nội dung này với các chỉ tiêu giám sát được xây dựng chi tiết cho từng loại hình tổ chức tham gia BHTG là NHTM và QTDND (phụ lục I và II).

Tại Chi nhánh, khi giám sát, các chỉ tiêu này được phân tích, tính toán, so sánh với kỳ trước liền kề và so với cùng kỳ năm trước để xác định mức độ tăng, giảm và xu thế biến đổi. Một số chỉ tiêu giám sát chủ yếu trong nội dung này: Giám sát nguồn vốn, cơ cấu tài sản nợ, tài sản có; các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động; kết quả kinh doanh,…Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu giám sát, kết hợp với báo cáo kiểm tra Phòng giám sát tại Trụ sở chính và Chi nhánh thực hiện đánh giá những đơn vị vi phạm quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng.

2.2.3.3. Phân loại tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG

Trên cơ sở xác định được mức độ rủi ro và mức độ vi phạm pháp luật về an toàn trong hoạt động ngân hàng của từng tổ chức tham gia BHTG, Chi nhánh tiến hành phân loại các tổ chức theo 5 mức (như Bảng 2.1) và đối chiếu với kết quả xếp loại của NHNN (nếu có).

2.2.3.4 Thực hiện cảnh báo

Cảnh báo đối với các đơn vị vi phạm an toàn trong hoạt động ở mức 3, 4, 5 trong Bảng 2.1.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động giám sát từ xa tại Chi nhánh bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Hà Nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w