- Những vi phạm thuộc về đạo đức mà những người lãnh đạo đơn vị có liên quan hoặc những vi phạm mà
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỪ XA TẠI CHI NHÁNH BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM KHU
3.3.3 Kiến nghị đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Nghiên cứu, xây dựng mô hình giám sát từ xa phù hợp với điều kiện, tình hình hoạt động BHTG ở Việt Nam. BHTGVN cần sớm xây dựng mô hình giám sát từ xa, cảnh báo sớm dựa trên cơ sở rủi ro theo các tiêu chuẩn quốc tế, có sự phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo mức độ tin cậy và hiệu quả của hoạt động giám sát từ xa.
Sửa đổi, bổ sung nội dung các văn bản quy định về hoạt động giám sát cho phù hợp với các văn bản pháp lý hiện hành và thông lệ quốc tế. Hiện tại, hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN đang được thực hiện theo Quyết định số 628/QĐ-BHTG111 ngày 31/12/2010 của Tổng giám đốc BHTGVN về việc “Hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát từ xa đối với ngân hàng thương mại” và Quyết định số 629/QĐ-BHTG112 ngày 31/12/2010 của Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc “Hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát từ xa đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tín dụng phi ngân hàng”. Mặc dù một số chỉ tiêu giám sát được xây dựng gần với thông lệ quốc tế, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý và cảnh báo rủi ro trong xu thế hội nhập quốc tế, BHTGVN cần nghiên cứu để bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy định về hoạt động giám sát để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động giám sát từ xa.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, đào tạo và sử dụng cán bộ một cách hiệu quả. Cần tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ giám sát có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng tổng hợp và phân tích số liệu, có khả năng đánh giá
và nhận định tình hình hoạt động, phát hiện rủi ro cho các chi nhánh trong hệ thông. Hiện tại, Chi nhánh đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng cán bộ thực hiện nghiệp vụ giám sát từ xa, BHTGVN cần tổ chức nhiều các lớp tập huấn về nghiệp vụ để nâng cao chất lượng cán bộ giám sát hiện tại, đồng thời tuyển dụng mới những cán bộ có năng lực nhằm đáp ứng một cách tốt hơn yêu cầu công việc thời gian tới. Bên cạnh đó, việc sử dụng cán bộ phù hợp, đúng người, đúng việc cũng là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động giám sát từ xa.
Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động giám sát. Để phục vụ linh hoạt và hiệu quả hoạt động giám sát, phần mềm giám sát phải đáp ứng các yêu cầu như: chủ động khai thác các báo cáo theo yêu cầu; cung cấp số liệu báo cáo theo các dạng mẫu biểu chi tiết, tổng hợp hoặc đồ thị; cho phép các mức khai thác dữ liệu: tổng thể hoặc chi tiết; biến động theo thời gian, so sánh giữa các đối tượng báo cáo; khai thác dữ liệu trực tiếp trên mạng dựa trên giao diện Web; có các công cụ hỗ trợ quản lý người sử dụng, an toàn, bảo mật dữ liệu báo cáo theo thẩm quyền khai thác; hỗ trợ giao diện với các phần mềm văn phòng của MS Windows… Tuy nhiên, hiện tại phần mềm giám sát của BHTGVN chỉ đáp ứng một phần các yêu cầu trên. Để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát từ xa, BHTGVN nên thay thế phần mềm cũ đang sử dụng bằng phần mềm mới với nhiều tính năng, ứng dụng linh hoạt, có thể xử lý tất cả các khâu từ khai thác, chuẩn hóa số liệu đầu vào đến việc xử lý, phân tích và cho ra các mẫu biểu theo quy định.
Ngoài ra, cần trang bị đầy đủ máy tính (bao gồm cả máy chủ và máy tính để bàn) đáp ứng được yêu cầu lưu trữ và phục vụ cho hoạt động giám sát từ xa, đồng thời phải có hệ thống máy tính dự phòng để tránh rủi ro khi xảy ra sự cố.
Hệ thống máy tính của BHTGVN cần được kết nối với hệ thống máy tính của tổ chức tham gia BHTG để có thể tiếp nhận thông tin từ các tổ chức này một cách kịp thời, trước mắt có thể thực hiện kết nối với các tổ chức tham gia BHTG là các NHTM. BHTGVN cần xây dựng đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin từ Trụ sở chính tới các chi nhánh trong hệ thống.
Xây dựng hệ thống mới cần có mối quan hệ kết nối chia sẻ thông tin với các cơ quan, bộ, ngành, tổ chức tham gia BHTG, chính quyền địa phương để việc trao đổi, chia sẻ thông tin được thực hiện thuận lợi.
KẾT LUẬN
Đối với bất kỳ hệ thống tài chính – ngân hàng nào hoạt động ổn định và hiệu quả đều cần một cơ chế giám sát linh hoạt và hiệu quả. Tổ chức BHTG với vai trò và trọng trách của mình thực hiện giám sát các tổ chức tham gia BHTG gồm các loại hình theo quy định riêng của từng quốc gia. Ngày nay, tổ chức BHTG đang thể hiện vai trò không thể thiếu trong hệ thống mạng lưới an toàn tài chính của quốc gia, mối quan hệ giữa các tổ chức trong mạng lưới chính là việc chia sẻ thông tin và phối hợp xử lý sau giám sát.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với với kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt hệ thống ngân hàng Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới. Đây là lĩnh vực hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, có tính lan truyền hệ thống. Mục tiêu chính của chính sách BHTG tại Việt Nam là bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và góp phần đảm bảo hệ thống các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả. Như vậy, yêu cầu đặt ra cho tổ chức BHTGVN cần triển khai, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ. Một trong những yêu cầu này là nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát từ xa, nhằm giúp cảnh báo rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về hoạt động giám sát từ xa của tổ chức BHTG, tác giả đã vận dụng để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát từ xa tại Chi nhánh BHTGVN khu vực Hà Nội, nêu lên những kết quả ban đầu và đưa ra những hạn chế trong hoạt động giám sát từ xa tại Chi nhánh. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát từ xa tại Chi nhánh, góp phần triển khai có hiệu quả chính sách BHTG trong thực tế. Các giải pháp đưa ra chủ yếu xoay quanh các vấn đề về quy trình, nội dung giám sát, chất lượng thông tin đầu vào, hạ tầng công nghệ thông tin,
chất lượng nguồn nhân lực và cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị liên quan. Các giải pháp, đề xuất đưa ra cần được áp dụng đồng bộ để hoạt động giám sát từ xa tại Chi nhánh thực sự hiệu quả, chất lượng.