Mặc dù mới được thành lập năm 1996, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc (KDIC) được đánh giá là tổ chức triển khai hiệu quả chính sách BHTG đặc biệt trong việc xử lý khủng hoảng, bảo vệ người gửi tiền, bình ổn hệ thống ngân hàng, nâng cao niềm tin công chúng.
Trong hoạt động giám sát, KDIC sử dụng thông tin chủ yếu để giám sát từ số liệu và kết quả đánh giá của Ban giám sát tài chính. Đây là cơ quan giám sát độc lập, tiến hành giám sát các tổ chức tài chính và cung cấp kết quả cho các cơ quan quản lý khi có yêu cầu.
xây dựng hệ thống cảnh báo riêng nhằm giám sát, kiểm tra tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG. Dựa vào các tiêu chuẩn được xây dựng và thông qua hoạt động giám sát, KDIC có thể phát hiện những vi phạm trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG.
Nội dung giám sát chủ yếu của KDIC là đánh giá về tình hình nộp phí, việc thực hiện các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng và phân loại tổ chức tham gia BHTG. Phương pháp giám sát chủ yếu là dựa vào các tiêu chí đánh giá theo mô hình CAMELS.
Trên cơ sở kết quả giám sát, KDIC có quyền yêu cầu các tổ chức tham gia BHTG và Tổng công ty kiểm soát tài chính gửi các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính hiện thời, từ đó KDIC thực hiện đánh giá, nhận xét về quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của các tổ chức này đồng thời làm căn cứ để phân loại các tổ chức tham gia BHTG. Căn cứ vào kết quả giám sát, trong trường hợp cần thiết KDIC có quyền yêu cầu Chủ tịch Ban giám sát tài chính gửi kết quả kiểm tra, giám sát hoặc hướng dẫn các thành viên trong Ban giám sát tài chính cùng tham gia kiểm tra giám sát tổ chức tham gia BHTG bằng các nghiệp vụ cụ thể.
Trường hợp phải xác nhận lại nội dung dữ liệu báo cáo của các tổ chức tham gia BHTG để phân loại rủi ro thì KDIC có quyền yêu cầu Chủ tịch Ban giám sát tài chính trực tiếp kiểm tra, giám sát các tổ chức này [7].