- Những vi phạm thuộc về đạo đức mà những người lãnh đạo đơn vị có liên quan hoặc những vi phạm mà
2.2.4 Kết quả giám sát
Tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàn theo báo cáo giám sát của Chi nhánh
Quy mô nguồn vốn – huy động vốn
Theo báo cáo giám sát của Chi nhánh, Đến 30/6/2012, tổng nguồn vốn của 28 NHTM đạt 1.058.145.527 triệu đồng, giảm 1,77% so với quý trước, tăng 2,52% so với cùng kỳ. Tổng nguồn vốn giảm so với quý trước nhưng tăng so với tháng 5/2012 và cùng kỳ năm trước, điều này có thể là do ảnh hưởng từ chính sách tài chính tiền tệ trong quý.
Vốn điều lệ là 86.443.903 triệu đồng, không tăng so với quý trước. Trong số 28 NHTM vẫn còn 04 đơn vị chưa đạt được mức vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ, gồm: 2 NHTMCP (Bảo Việt, Xăng Dầu Petrolimex), 01 ngân hàng liên doanh (Vid Public) và 01 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Citi bank).
Vốn huy động của 28 NHTM là 860.716.451 triệu đồng, chiếm 81,34% tổng nguồn vốn, giảm 3,22% so với quý trước và tăng 0,77% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư là 598.433.291 triệu đồng, chiếm 69,53% tổng vốn huy động, giảm 0,36% so với quý trước và tăng 4,01% so với cùng kỳ; Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác là 262.283.161 triệu đồng, chiếm 30,47% tổng vốn huy động, giảm 9,18% so với quý trước và giảm 5,92% so với cùng kỳ.
%Tỷ đồng Tỷ đồng
Biểu đồ 2.1 Diễn biến vốn vay và vốn huy động của các NHTM (2009-2012) [3]
Vốn vay là 63.990.583 triệu đồng, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn (6,05%) nhưng tăng mạnh so với quý trước (23,48%) và tăng 13,86% so với cùng kỳ, trong đó vay Ngân hàng Nhà nước chiếm 16,30% vốn vay.
Hoạt động tín dụng
Tăng trưởng tín dụng: Tín dụng được cải thiện trong quý 2/2012
Tổng dư nợ của 28 NHTM đạt 405.701.593 triệu đồng, chiếm 38,37% trong tổng tài sản có, tăng 0,57% so với quý trước và tăng 1,49% so với cùng kỳ. Sự cải thiện trong tăng trưởng tín dụng bắt đầu chuyển biến từ thời điểm tháng 5. Đến cuối tháng 6 một số ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng so với đầu năm tương đối khả quan (ICBC – Chi nhánh Hà Nội tăng 42,57%; KEB – Chi nhánh Hà Nội tăng 12,72%; MBB tăng 10,39%; VPB tăng 10,11%; Standard – Chi nhánh Hà Nội tăng 9,82%).
Tuy nhiên, mức tăng trưởng chung vẫn tương đối thấp so với kỳ vọng, đồng thời tình hình cho vay cải thiện chưa xảy ra đồng đều trong 28 NHTM, trong quý có 10/28 ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng dương so cuối năm 2011. Tổng dư nợ quý 2/2012 vẫn giảm 3,99% so với cuối năm 2011, trong đó có 18/28 ngân hàng giảm, giảm mạnh nhất là May – Chi nhánh Hà Nội (giảm 34,01%). Đây có thể giải thích bằng việc: (1) độ trễ trong các chính sách kích thích tăng trưởng gần đây của Chính phủ và NHNN; (2) tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng cao là một trong những nguyên nhân chính cản trở sự tăng trưởng của hoạt động cho vay; (3) Sức khỏe tài chính và sự đắn đo trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khi mà hàng tồn kho cao, tình hình kinh tế vĩ mô vẫn còn bất ổn; (4) góp phần không nhỏ trong đó là số lượng doanh nghiệp giải thể trong nửa đầu năm lên đến xấp xỉ 20.000 đơn vị.
Trong khi tín dụng tăng trưởng thấp, thị trường trái phiếu, tín phiếu sôi động trong 6 tháng đầu năm. Đến 30/6/2012, các ngân hàng đã đầu tư 7.872.599 triệu đồng tín phiếu Chính phủ và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, trong khi cả năm 2011 không có ngân hàng nào đầu tư vào lĩnh vực này.
Góp vốn mua cổ phần cũng là kênh đầu tư tăng mạnh trong quý này, tăng 22,72% so với quý trước, tăng 28,85 so với cuối năm 2011. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ có 05 ngân hàng TMCP thực hiện.
Tuy nhiên, việc tham gia nhiều vào thị trường trái phiếu, tín phiếu của các ngân hàng cho thấy dòng tiền vẫn quanh quẩn trong hệ thống ngân hàng, chưa đến được với các doanh nghiệp và do đó, không hỗ trợ được nhiều cho mức tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua.
Biểu đồ 2.2 Các khoản mục trong tổng tài sản của các NHTM (2009-2012) [3]
Chất lượng tín dụng
Nợ quá hạn 55.995.520 triệu đồng, chiếm 13,80% tổng dư nợ. Sau khi tăng mạnh tại thời điểm cuối quý 1/2012, cuối quý 2/2012 đã giảm nhẹ 0,09% so với quý trước. Trong quý, có 15/28 ngân hàng có nợ quá hạn giảm so với quý trước, giảm mạnh nhất là Ngân hàng TNHH ANZ Việt Nam (giảm 56,68%), tiếp đến là Ngân hàng TNHH Standard Việt Nam (giảm 55,18%). Tuy nhiên, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Campuchia – Chi nhánh Hà Nội, một ngân hàng mới đi vào hoạt động hơn một năm đã có nợ quá hạn tăng tới 95,71% so với quý trước.
Nợ xấu tăng mạnh trong quý 2 nhưng các biện pháp giải quyết không có tiến triển mới.
Nợ xấu là 15.580.470 triệu đồng, chiếm 3,84% tổng dư nợ, tăng 8,80% so với quý trước, tăng 85,35% so với cùng kỳ và tăng 43,51% so với cuối năm 2011.
Điểm đáng chú ý là việc gia tăng các khoản nợ có khả năng mất vốn của các ngân hàng. Đến 30/6/2012, nợ nhóm 5 của 28 ngân hàng là 4.891.176 triệu đồng, tăng 13,14% so với đầu năm. Cho dù số tuyệt đối không quá lớn nhưng ảnh hưởng đến lợi nhuận do phải trích lập dự phòng và khiến hoạt động kinh doanh của ngân hàng khó khăn thêm.
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu nợ quá hạn của các NHTM [3]
Với nợ xấu tăng nhanh nhưng việc trích lập dự phòng của các ngân hàng còn thấp. Đến 30/6/2012, 28 ngân hàng trích lập 7.612.770 triệu đồng, trong đó: dự phòng cụ thể là 4.483.839 triệu đồng, bằng 91,69% nợ nhóm 5; dự phòng chung là 3.127.931 triệu đồng. Để giải quyết việc tăng nhanh của nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đã quyết liệt đưa ra những giải pháp, trong đó có dự định thành lập công ty mua bán nợ - AMC. Tuy nhiên, bản thân các ngân
hàng vẫn phải tự giải quyết vấn đề nợ xấu trong thời gian tới và không nên trông chờ quá nhiều vào giải pháp AMC này.
Cần tiếp tục giám sát chặt chẽ các ngân hàng có nợ quá hạn, nợ xấu tăng mạnh, chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ và tốc độ tăng trưởng tín dụng cao.
Thu nhập – Chi phí
Đến cuối quý 2/2012, 28 ngân hàng có tổng thu nhập 133.313.032 triệu đồng, trong đó: thu từ hoạt động tín dụng là 112.549.622 triệu đồng; thu từ hoạt động dịch vụ là 1.866.365 triệu đồng; thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối là 15.468.394 triệu đồng, thu khác là 3.428.561 triệu đồng; chiếm tỷ trọng trong tổng thu nhập lần lượt là 84,43%,1,40%, 11,60%, 2,44%. Như vậy, thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là khoản thu chủ yếu của các ngân hàng.
Tổng chi phí 130.927.437 triệu đồng, trong đó chi phí hoạt động tín dụng 97.596.070 triệu đồng, chi phí hoạt động dịch vụ là 628.933 triệu đồng, chi hoạt động kinh doanh ngoại hối là 14.955.013 triệu đồng, chi khác là 17.747.421 triệu đồng; chiếm tỷ trọng trong tổng chi phí lần lượt là 74,54%, 0,48%, 11,42%, 13,55%.
Chênh lệch thu lớn hơn chi là 2.385.595 triệu đồng, giảm 57,11% so với cùng kỳ, trong đó: Nhóm 1 giảm 67,64%; Nhóm 2 giảm 16,87%; Nhóm 3 tăng 30,94%. Trong quý có 5/28 ngân hàng có thu nhập nhỏ hơn chi phí (Việt Nga, Dầu Khí Toàn Cầu, Tiên Phong, Nhà Hà Nội và Sumitomo Mitsui Banking Corporation); 01/28 ngân hàng âm trong hoạt động tín dụng, 06/28 ngân hàng âm trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, 04/28 ngân hàng âm trong hoạt động dịch vụ, 28/28 ngân hàng có chênh lệch âm trong thu khác – chi khác, 01/28 ngân hàng âm ở cả 4 hoạt động nói trên (Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu).
Đánh giá tổng quát
- Tổng dư nợ của 28 NHTM là 405.701.593 triệu đồng, chiếm 38,34% trong tổng tài sản, tăng 0,57% so với quý trước và tăng 1,49% so với cùng kỳ năm trước.
- Vốn vay chiếm 6,05% trong tổng nguồn vốn, tăng 23,48% so với quý trước, tăng 13,86% so với cùng kỳ năm trước cho thấy các ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn, chi phí đầu vào tăng lên.
- Có 02 ngân hàng tăng Vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính và kiểm soát rủi ro, cụ thể: Ngân hàng Standard – CN Hà Nội tăng 0,34% nâng VĐL lên 627.090 triệu đồng; Ngân hàng ANZ – CN Hà Nội tăng 0,36% nâng VĐL lên 418.060 triệu đồng.
- 23/28 ngân hàng có chênh lệch thu nhập trừ chi phí dương, trong đó NHTMCP Quân đội có mức chênh lệch lớn nhất (1.391.083 triệu đồng).
- Tổng nguồn vốn của 28 Ngân hàng đạt 1.058.470.526 triệu đồng, giảm so với quý 1/2012 là 1,77%.
- Số lượng ngân hàng chưa đạt mức vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ là 04 đơn vị, gồm 2 NHTMCP (Bảo Việt, Xăng Dầu Petrolimex), 01 ngân hàng liên doanh (Vid Public) và 01 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Citi – CN Hà Nội).
- Tổng nguồn vốn huy động giảm 3,22% so với quý trước, giảm cả TT1 và TT2. Tỷ trọng vốn huy động/tổng nguồn vốn đạt 81,34%.
- Vốn vay tăng so với quý trước, chi phí trả lãi sẽ tăng và phần nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
- Vốn khả dụng giảm 4,6% so với quý trước và giảm chủ yếu là tiền gửi tại các TCTD khác. Trong quý có 02 ngân hàng vi phạm tỷ lệ khả năng chi trả.
- Nợ quá hạn tuy có giảm song nợ xấu tiếp tục tăng cao và vượt ngưỡng khuyến cáo an toàn. Nợ quá hạn giảm 0,09% so với quý trước, chiếm 13,80% tổng dư nợ. Nợ xấu tăng 8,80% so với quý trước, tăng 85,35% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 3,84% tổng dư nợ.
- Chênh lệch thu nhập – chi phí là 2.385.595 triệu đồng, giảm 57,11% so với cùng kỳ năm trước. Có 05/28 ngân hàng có chênh lệch thu nhập trừ (-) chi phí âm, trong đó Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu có mức chênh lệch lớn nhất, đưa lỗ lũy kế lên tới 2.350.726 triệu đồng.
- Khả năng sinh lời của nhiều ngân hàng còn hạn chế khi mà chỉ số ROA và ROE khá thấp so với mức thống kê trung bình của World Bank.
Danh sách các Ngân hàng cần theo dõi
Qua kết quả giám sát từ xa 28 ngân hàng trong kỳ, có 19 ngân hàng cần theo dõi ở các kỳ tiếp theo do có tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cao, tổng thu nhập nhỏ hơn chi phí, vi phạm tỷ lệ khả năng chi trả, vi phạm giới hạn góp vốn mua cổ phần và trạng thái ngoại hối trên vốn tự có.