Đa dạng di truyền của quần thể bò tót

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của bò nuôi tại tỉnh Hà Giang và bò hoang dã ở Việt Nam bằng các kỹ thuật di truyền phân tử (Trang 99)

Kết quả phân tích đa hình trình tự ADN vùng D-loop ty thể trên tổng số 196 mẫu sau khi đƣợc xác định thuộc loài bò tót ở Việt Nam bao gồm vƣờn Quốc gia Cát Tiên (191 mẫu), vƣờn quốc gia Bù Gia Mập (1 mẫu), Thảo Cầm Viên-thành phố Hồ Chí Minh (1 mẫu) và khu bảo tôn Ea Sô (3 mẫu) cho thấy, chỉ có 2 kiểu haplotype (mtDNA haplotype) đƣợc xác định và giữa 2 kiểu haplotype có 21 điểm đa hình (Hình 3.16).

Tần số của 2 kiểu haplotype đƣợc xác định ở quần thể bò tót Việt Nam cũng rất khác nhau, kiểu haplotype 1 chiếm chủ yếu trong tổng số mẫu phân tích (177/196 mẫu), trong khi đó kiểu haplotype 2 chiếm tỷ lệ rất nhỏ (19/196 mẫu). Các mẫu bò tót ở khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô và Thảo Cầm Viên-thành phố Hồ Chí Minh đều thuộc kiểu haplotype 1, trong khi đó các mẫu ở vƣờn Quốc gia Cát Tiên bao gồm cả 2 kiểu haplotype.

Khi so sánh với những nghiên cứu tƣơng tự trên quần thể bò nuôi tại Hà Giang và trên các giống bò của Trung Quốc (Xin Cai và cộng sự, 2006) về sự đa dạng các kiểu haplotype thì sự đa dạng về kiểu halotype của quần thể bò tót ở Việt Nam là rất thấp. Trong khi chỉ với 26 mẫu bò nuôi ở Hà Giang, chúng tôi đã xác định đƣợc 14 kiểu haplotype khác nhau.

So sánh trình tự ADN của bò tót Việt Nam với một số mẫu bò tót ở các khu vực khác nhƣ Campuchia (2 mẫu), vƣờn thú Paris-Cộng hoà Pháp (2 mẫu), vƣờn thú Madrid -Tây Ban Nha (4 mẫu), vƣờn thú ở Đan Mạch (2 mẫu) cho thấy, có tổng số 6 kiểu haplotype đƣợc xác định. Ngoài 2 kiểu haplotype xuất hiện ở quần thể bò tót Việt Nam (haplotype 1 và 2) còn có 4 kiểu haplotype khác đƣợc xác định đó là: haplotype 3 bao gồm các mẫu bò tót ở vƣờn thú Paris-Cộng hoà Pháp và vƣờn thú ở Đan Mạch; haplotype 4 và 5 gồm các mẫu bò tót ở Campuchia; haplotype 6 gồm các mẫu ở vƣờn thú Madrid-Tây Ban Nha (Hình 3.16).

Thêm vào đó, kiểu haplotype đƣợc xác định ở các mẫu bò tót (Bos gaurus) ở vƣờn thú của Tây Ban Nha của chúng tôi có trình tự hoàn toàn giống với một trong

6 kiểu haplotype đã đƣợc xác định ở quần thể bò tót phía Nam Ấn Độ với mã truy cập trên ngân hàng gen là DQ377060. Kết quả này khẳng định thêm về nguồn gốc của bò tót nuôi ở Tây Ban Nha có nguồn gốc từ Ấn Độ. Trong khi đó, bò tót ở vƣờn thú Paris-Cộng hoà Pháp và Đan Mạch thuộc cùng một kiểu haplotype do chúng có cùng nguồn gốc từ Lào vì theo Tiến sỹ Norin Chai, bác sĩ thú y tại vƣờn thú Paris, thì bò tót và bò rừng đang đƣợc nuôi tại đây có nguồn gốc từ Lào (thông tin cá nhân).

Khoảng cách di truyền giữa các nhóm bò tót mang các kiểu haplotype khác nhau dao động trong khoảng từ 0,004 đến 0,052 (Bảng 3.10). Trong đó, khoảng cách di truyền giữa nhóm bò tót nuôi ở Tây Ban Nha (haplotype 6) và các nhóm bò tót khác có khoảng cách xa. Khoảng cách di truyền xa nhất là giữa bò tót ở Tây Ban Nha (haplotype 6) và nhóm bò bò tót mang kiểu haplotype 1 của Việt Nam (0,052). Khoảng cách di truyền giữa nhóm bò tót mang kiểu hapotype 1 của Việt Nam rất gần với nhóm bò tót mang kiểu haplotype 3 ở vƣờn thú Paris, Đan Mạch và 2 nhóm bò tót của Campuchia. Đặc biệt, giữa hai nhóm bò tót mang kiểu haplotype 1 và haplotype 2 đƣợc xác định ở Việt nam có khoảng cách di truyền rất xa nhau (0,025). Tƣơng tự, ở cây phân loại di truyền đƣợc xây dựng giữa các mẫu bò tót (Bos gaurus) và bò rừng (Bos javanicus) nghiên cứu với các loài bò khác bao gồm bò nuôi (Bos indicus, Bos taurus), bò tây tạng (Bos grunies) và bò rừng Châu Âu (Bos bonas) cho thấy các mẫu bò tót đƣợc phân thành 3 nhóm tƣơng đối khác biệt (Hình 3.18).

Nhóm 1: gồm các mẫu bò tót của Việt Nam mang kiểu haplotype 1, các mẫu bò tót của Campuchia, các mẫu ở vƣờn thú Pari và Đan Mạch

Nhóm 2: gồm các mẫu bò tót của Việt Nam mang kiểu haplotype 2 Nhóm 3: gồm các mẫu bò tót ở Ấn Độ và vƣờn thú Tây Ban Nha.

Nhƣ vậy, ở quần thể bò tót ở Việt Nam tồn tại ít nhất 2 nhóm bò tót rất khác nhau về di truyền. Đặc biệt là 2 nhóm bò tót này cùng phân bố ở vƣờn Quốc gia Cát

Tiên nơi đƣợc coi là có số lƣợng bò tót lớn nhất Việt Nam cũng nhƣ ở khu vực Đông Nam Châu Á hiện nay. Hơn nữa, vƣờn Quốc gia Cát Tiên phân thành 2 khu vực là Nam Cát Tiên và Cát Lộc đƣợc phân cách bởi vùng đệm có dân cƣ sinh sống (xem phụ lục 3) nhƣng theo ghi nhận về vị trí thu thập những mẫu phân của 2 nhóm bò tót thì cả hai nhóm đếu cùng cƣ trú tại khu vực Nam Cát Tiên. Điều này cho thấy sự khác nhau về di truyền của hai nhóm bò tót nói trên không phải do sự ngăn cách về địa lý.

Bên cạnh đó, sở dĩ các mẫu bò tót của Ấn Độ và ở vƣờn thú Tây Ban Nha có sự khác biệt di truyền lớn so với các mẫu bò tót còn lại là do chúng thuộc loài phụ khác. Theo tác giả Byers và cộng sự (1995) thì bò tót hoang dã đƣợc chia thành 3 loại phụ dựa theo vùng phân bố bao gồm: (1) Bos gaurus gaurus (phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Bhutan và Bangladesh); (1) Bos gaurus laosiensis (phân bố phía Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Buma và Thái Lan); (1) Bos gaurus hubbacki

(phân bố chủ yếu ở Malaysia và Nam Thái Lan) [31]. Thêm nữa, những nghiên cứu về di truyền tế bào cũng cho thấy có sự khác nhau về số lƣợng của bộ nhiễm sắc thể. Ở loại phụ Bos gaurus gaurus (Ấn Độ) số lƣợng bộ nhiễm sắc thể là 2n=58 còn ở loài phụ Bos gaurus laosiensis (khu vực Đông Dƣơng) và Bos gaurus hubbacki

(Malaysia) số lƣợng bộ nhiễm sắc thể đề là 2n=56 (Gallagher và cộng sự, 1999; Vadhanakul và cộng sự, 2003; Bong so và cộng sự, 1988) [23], [44], [133]. Trong khi ở Việt Nam, Lào và Campuchia chƣa có ghi nhận nào cho thấy có sự phân bố của loài phụ Bos gaurus hubbacki thì ở Thái Lan đã đƣợc ghi nhận có sự phân bố của 2 loài phụ Bos gaurus laosiensis và Bos gaurus hubbacki. Vì vậy, sự khác biệt di truyền rất xa giữa hai nhóm bò tót đƣợc xác định ở Việt Nam đã đặt ra một giả thiết rằng, ở Việt Nam rất có thể cũng có sự phân bố của 2 loại phụ bò tót này. Tuy nhiên, để làm sáng tỏ vấn đề này cần có những nghiên cứu tiếp theo trong đó thu thập đầy đủ các đặc điểm hình thái và nguồn ADN của tất cả các loài phụ bò tót nói trên để tiến hành so sánh.

Bảng 3.10: Ma trận khoảng cách di truyền giữa một số nhóm bò tót

Haplo 1 Haplo 2 Haplo 3 Haplo 4 Haplo 5 Haplo 6 Haplo 1 0,000 Haplo 2 0,025 0,000 Haplo 3 0,008 0,023 0,000 Haplo 4 0,004 0,027 0,004 0,000 Haplo 5 0,016 0,014 0,014 0,018 0,000 Haplo 6 0,052 0,037 0,047 0,051 0,039 0,000

Haplotype 1: Mẫu bò tót ở Cát Tiên, Việt Nam Haplotype 2: Mẫu bò tót ở Cát Tiên, Việt Nam

Haplotype 3: Mẫu bò tót ở vườn thú của Pháp và Đan Mạch Haplotype 4: Mẫu bò tót ở Campuchia

Haplotype 5: Mẫu bò tót ở Campuchia Haplotype 6: Mẫu bò tót ở Tây Ban Nha

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của bò nuôi tại tỉnh Hà Giang và bò hoang dã ở Việt Nam bằng các kỹ thuật di truyền phân tử (Trang 99)