Hiện trạng và sự phân bố bò tót ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của bò nuôi tại tỉnh Hà Giang và bò hoang dã ở Việt Nam bằng các kỹ thuật di truyền phân tử (Trang 37)

Ở Việt Nam, bò tót luôn đƣợc đánh giá là loài thú quý và có tiềm năng về kinh tế phục vụ con ngƣời. Các sản phẩm nhƣ thịt, sừng và nhiều chế phẩm khác đƣợc ngƣời dân sử dụng là thực phẩm, làm hàng mỹ nghệ và làm thuốc từ hàng trăm năm nay. Chính vì các giá trị đó, loài bò tót đã bị săn bắn dẫn đến suy giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó các hoạt động khai thác rừng, mở rộng các vùng canh tác và xây dựng cơ sở hạ tầng cũng làm cho vùng sống của bò tót bị thu hẹp hoặc bị chia cắt, làm ảnh hƣởng đến sự tồn tại và phát triển của chúng. Trong danh lục Đỏ của IUCN (2008) bò tót đƣợc xếp vào danh sách các loài “sắp bị đe doạ” và trong sách đỏ Viêt Nam bò tót đƣợc xếp vào nhóm “nguy cấp”. Ở Việt Nam hiện nay số lƣợng

bò tót đƣợc ƣớc lƣợng chỉ còn khoảng 300 cá thể và phân bố chủ yếu ở 12 Vƣờn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên tại một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đồng Nai, Bình Phƣớc (Hình 1.8). Trong đó, số lƣợng bò tót phân bố nhiều nhất tại vƣờn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) với số lƣợng ƣớc tính vào khoảng 100 cá thể. Số lƣợng quần thể đã ít lại bị phân bố cách ly nhau do môi trƣờng sống bị xé lẻ, hạn chế nghiêm trọng đến việc phát triển số lƣợng trong đàn, vì vậy đã làm mất đi tính đa dạng di truyền.

Hình 1.7. Bản đồ phân bố bò tót (Bos gaurus) ở một số khu vực trên thế giới (nguồn: IUCN, 2008)

Hình 1.8: Bản đồ phân bố bò tót (Bos gaurus) ở Việt Nam (nguồn: báo cáo tổng kết dự án FFEM)

1.8.4. Đặc điểm và sự phân bố của bò rừng (Bos javanicus)

Bò rừng hay bò tanteng (danh pháp khoa học: Bos javanicus) là một loài bò tìm thấy ở Myanma, Thái Lan, Cam Pu chia, Lào, Việt Nam, Borneo, Java và Bali. Một số bò rừng đã đƣợc đem vào Bắc Öc trong thời kỳ đô hộ của ngƣời Anh năm 1849.

Bò rừng lớn tới khoảng 1,6 mét dài (tính từ vai) và cân nặng 600-800 kilôgam. Bò rừng có vết lang trắng trên cẳng chân, mông trắng và các đƣờng viền trắng xung quanh mắt và mõm, tuy nhiên đặc điểm hình thái của bò rừng phụ thuộc giới tính rõ rệt. Con đực có lông màu hạt dẻ sẫm hay lam-đen, sừng dài cong về hƣớng trên và có bƣớu trên lƣng gần vai. Trong khi đó, con cái có lông màu nâu ánh đỏ, sừng nhỏ, cong vào phía trong ở chóp sừng và không có bƣớu (Hình 1.9)

Hình 1.9: Hình ảnh bò rừng (Bos javanicus)

Bò rừng sống trong những cánh rừng thƣa, ở đó chúng ăn cỏ, lá tre, quả cây, lá và cành non. Bò rừng nói chung hoạt động cả ngày lẫn đêm nhƣng ở những nơi con ngƣời sinh sống đông đúc chúng quen với họat động ăn đêm. Bò rừng có xu hƣớng sinh sống theo bầy từ 2 dến 30 con. Bò rừng đã đƣợc thuần hóa ở một vài nơi trong khu vực Đông Nam Á, và ở đó có khoảng 1,5 triệu bò banteng đƣợc chăn nuôi. Bò rừng nuôi và bò rừng hoang có thể giao phối và con cái của chúng là có khả năng sinh sản.

Theo tổ chức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN-2008) đến nay chỉ còn khoảng 5.000 con bò rừng hoang dã thuần chủng trên toàn thế giới. Trong khu vực nguyên quán của chúng, bầy lớn nhất chỉ có ít hơn 500 con. Chúng phân bố ở một số Quốc gia trên thế giới nhƣ: Indonesia, Malaysia, Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia (hình 1.10). Bò rừng đƣợc cho là đã bị tuyệt chủng ở một số nƣớc nhƣ Banladesh, Brunei và Ấn Độ

1.8.5. Hiện trạng và sự phân bố bò rừng ở Việt Nam

Quần thể bò rừng ở Việt Nam ƣớc tính chỉ khoảng 100 cá thể, bị giảm ít nhất 50% trong vòng 10 năm qua và là loài có nguy cơ bị tiệt chủng tại Việt Nam trong tƣơng lai gần. Các đàn quy mô nhỏ là đặc trƣng của các quần thể đang suy giảm. Phần lớn diện tích có bò rừng phân bố vào đầu những năm 90 nay không còn nữa. Diện tích nơi có loài này sinh sống tối đa khoảng 2670 km2

. Cũng giống nhƣ bò tót, trong danh lục đỏ của IUCN (2008) bò rừng đƣợc xếp vào danh sách các loài “sắp bị đe doạ” và trong sách đỏ Viêt Nam bò rừng đƣợc xếp vào nhóm “nguy cấp”.

Hiện nay chỉ còn khoảng 5 quần thể sống rải rác nhiều nơi, các quần thể đông đúc nhất nằm tại Vƣờn Quốc gia Yok Đôn, vƣờn Quốc gia Bù Gia Mập, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, khu bảo tồn tự nhiên Krông Trai, Vĩnh Cửu...(Hình 1.11).

Tình hình bò rừng hiện nay ở Việt Nam chủ yếu đƣợc xác định qua quan sát việc săn bắn trái phép để thu các chiến lợi phẩm. Cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp bảo tồn với việc loại bỏ những nguyên nhân sâu xa gây ra sự suy thoái của bò rừng.

Hình 1.10: Bản đồ phân bố bò rừng banteng (Bos javanicus) ở một số khu vực trên thế giới (nguồn: IUCN 2008)

Hình 1.11: Bản đồ phân bố bò rừng (Bos javanicus) ở Việt Nam (nguồn: báo cáo tổng kết dự án FFEM)

1.9. NHỮNG NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN Ở BÕ TÓT VÀ BÕ RỪNG

Do khó khăn trong việc tiếp cận trực tiếp để thu thập các mẫu sinh học (máu, mô) phục vụ nghiên cứu di truyền, vì vậy hầu hết các nghiên cứu về 2 loài bò tót và bò rừng hoang dã ở các nƣớc có sự phân bố tự nhiên chủ yếu đƣợc thực hiện ở mức độ sinh thái học với mục đích điều tra, đánh giá sự phân bố và hiện trạng của quần thể (Srikosamatara và cộng sự, 1995; Steinmetz và cộng sự, 2004 ; Prayurasiddhi, 1997; Soriyun, 2001; Đặng Huy Huỳnh, 1986; Lê Vũ Khôi, 1995; Nguyễn Mạnh Hà, 2008) [121], [122], [108], [120], [7], [72]

Trên thế giới mới chỉ có một số ít các nghiên cứu về di truyền ở bò tót và bò rừng đƣợc thực hiện trong vòng 10 năm trở lại đây. Ở mức độ di truyền tế bào, các nghiên cứu của Gallagher và cộng sự, (1999); Vadhanakul và cộng sự, (2003); Bong So và cộng sự, (1988) [44], [133], [23] đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu đặc điểm và số lƣợng bộ nhiễm sắc thể ở một số loài phụ của bò tót và bò rừng. Ở mức độ di truyền phân tử, các nghiên cứu của Ritz và cộng sự; (2000); Verkaar và cộng sự, (2000); Hassanin và cộng sự, (2007) [111], [135], [50] đƣợc thực hiện với mục đích nghiên cứu mối quan hệ nguồn gốc phát sinh của 2 loài này với loài bò nuôi và các loài hoang dã khác. Mặc dù ở những nghiên cứu về quan hệ nguồn gốc phát sinh các tác giả đã sử dụng các kỹ thuật di truyền phân tử nhƣ microsatellite, phân tích ADN hệ gen ty thể nhƣng chỉ đƣợc thực hiện với số lƣợng nhỏ ở các mẫu nuôi nhốt hoặc từ các mẫu tiêu bản (xƣơng, da) của con vật đã chết. Do đó, các nghiên cứu này chƣa đƣa ra đƣợc những kết quả về đặc điểm di truyền của quần thể đặc biệt là các quần thể hoang dã đang tồn tại.

Gần đây có 2 công trình nghiên cứu rất có giá trị về di truyền của quần thể bò tót và quần thể bò rừng đƣợc thực hiện trên các mẫu vật sống đó là: (i) Vidya và Sukumar (2006) tiến hành phân tích trình tự ADN vùng D-loop ty thể và đã xác định đƣợc 6 kiểu haplotype ở quần thể bò tót phía nam Ấn Độ. Các kiểu haplotype này đã đƣợc các tác giả đƣa lên ngân hàng gen (Genebank) với các mã truy cập là: DQ377056, DQ377057, DQ377058, DQ377059, DQ377060, DQ377061

(http://www.ncbi.nlm.nih.gov/nuccore/87133222). Tuy vậy, những kết quả chi tiết về di truyền của quần thể bò tót vẫn chƣa đƣợc các tác giả đăng tải trên các tạp chí khoa học; (ii) Bradshaw và cộng sự (2007) [27] đã sử dụng 12 microsatellite ở bò nuôi để đánh giá tính đa dạng di truyền của quần thể bò rừng đƣợc bảo tồn ở vƣờn Quốc gia Garig Gunak Barlu của Öc, quần thể bò rừng này có nguồn gốc từ Indonesia đƣợc đƣa vào Öc năm 1849. Trong đó, các tác giả đã chỉ ra tính đa dạng di truyền của quần thể này là rất thấp.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về di truyền của 2 loài bò tót và bò rừng hoang dã còn rất hiếm. Mới chỉ có một công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trung Thành và cộng sự (2007) [104] sử dụng kỹ thuật microsatellite để nghiên cứu di truyền ở bò tót. Mục đích của các tác giả là khảo sát tính bảo thủ của các locút microsatellite của bò nuôi ở hệ gen bò tót hoang dã đồng thời các tác giả cũng bƣớc đầu phân tích và nhận định tính đa dạng di truyền rất thấp ở quần thể bò tót ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này các tác giả mới chỉ thực hiện trên một số lƣợng mẫu còn ít (11 mẫu) và từ các mẫu vật của bò tót đã chết (xƣơng, da...) do vậy kết quả đánh giá tính đa dạng di truyền chƣa mang tính đại diện và có giá trị trong công tác định hƣớng bảo tồn tiếp theo. Trong khi đó, chƣa có một công trình nghiên cứu nào đƣợc thực hiện trên bò rừng.

Vì vậy, công trình này của chúng tôi là công trình đầu tiên áp dụng các kỹ thuật di truyền phân tử hiện đại để nghiên cứu di truyền quần thể bò tót và bò rừng đang tồn tại ở Việt Nam từ các mẫu phân sinh học đƣợc thu thập bằng cách gián tiếp không gây hại tới con vật (non-invasive sampling).

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quần thể bò nuôi tại tỉnh Hà Giang và bò hoang dã ở Việt Nam đƣợc thu thập tại vƣờn Quốc gia Cát Tiên - Đồng Nai, vƣờn Quốc gia Bù Gia Mập – Bình Phƣớc, vƣờn Quốc gia Yok Đôn – Đăk Lăk, Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai – Phú Yên, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô – Đăk Lăk, Thảo cầm viên Thành Phố Hồ Chí Minh.

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đối với quần thể bò nuôi tại Hà Giang

2.2.1.1. Thu thập mẫu

Tổng số 530 mẫu máu và mô tai bò (218 đực và 312 cái) không có quan hệ huyết thống đƣợc thu thập trên 28 xã thuộc 8 huyện của tỉnh Hà Giang (Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Mê và Quang Bình). Vị trí các địa điểm thu thập mẫu đƣợc trình bày ở hình 2.1. Để tránh khả năng các mẫu có quan hệ huyết thống, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các hộ dân về nguồn gốc của vật nuôi và mối quan hệ của từng cá thể đƣợc nuôi trong đàn.

Các mẫu máu sau lấy đƣợc bảo quản trong dung dịch chống đông máu EDTA 0,5M, các mẫu mô đƣợc bảo quản trong dung dịch cồn 100%.

2.2.1.2. Tách chiết ADN

Quy trình tách chiết ADN từ các mẫu máu và mô đƣợc thực hiện theo quy trình khuyến cáo của nhà sản xuất bộ kít tách ADN của hãng Qiagen (Đức). Nồng độ và độ sạch của các mẫu ADN sau khi tách chiết đƣợc điện di kiểm tra trên gel agarose 1% và trên máy đo quang phổ hấp thụ. Chúng tôi chỉ sử dụng các mẫu ADN có chất lƣợng và nồng độ tốt để thực hiện các phép phân tích di truyền tiếp theo.

Hình 2.1: Vị trí các địa điểm thu mẫu sinh học quần thể bò nuôi tại tỉnh Hà Giang

2.2.1.3. Phương pháp phân tích đa dạng di truyền sử dụng kỹ thuật microsatellite Nhân ADN đặc hiệu (PCR) các locút microsatellite

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng 30 locút microsatellites theo khuyến cáo của tổ chức Nông lƣơng Thế giới và Hội di truyền động vật Quốc tế (FAO-ISAG) dùng để đánh giá các đặc điểm di truyền của quần thể động vật nuôi (http:// www.fao.org/dat_is).

Một mồi xuôi hoặc mồi ngƣợc trong mỗi cặp mồi sử dụng để nhân PCR các locút microsatellite đƣợc đánh dấu huỳnh quang theo các nhóm D2, D3 và D4 ở đầu 5’ dùng cho máy giải trình tự của hãng Beckman Coulter - Mỹ. Ba mƣơi cặp mồi này đƣợc chuẩn hóa trong 6 phản ứng PCR đa mồi (multiplex PCR). Danh sách các cặp mồi microsatellite và các multiplex PCR đƣợc trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Một số thông tin về 30 cặp mồi microsatellite Multiplex

PCR

Tên locút Nhiệt độ gắn mồi (0 C) Chất đánh dấu Màu Khoảng kích thƣớc alen (bp) MPX1 CSRM 60 55-65 D2 Đen 79 -115 CSSM 66 55-65 D2 Đen 171-209 HEL 1 54-57 D3 Xanh lục 99-119 INRA 063 55-58 D3 Xanh lục 167-189 INRA 037 57-58 D4 Xanh sẫm 112-148 MPX2 INRA 005 55 D2 Đen 135-149 HAUT 27 57 D3 Xanh lục 120-158 TGLA 227 55-56 D4 Xanh sẫm 75-105 BM 1824 55-60 D4 Xanh sẫm 176-197 MPX3 ETH 3 55-65 D2 Đen 103-133 ILSTS 006 55 D2 Đen 277-309 BM 1818 56-60 D3 Xanh lục 248-278 TGLA 53 55 D3 Xanh lục 143-191 ETH 152 55-60 D4 Xanh sẫm 181-211 HEL 9 52-57 D4 Xanh sẫm 141-173 MPX4 HEL 5 52-57 D2 Đen 145-171 HEL 13 52-57 D2 Đen 178-200 HAUT 24 52-55 D3 Xanh lục 104-158 SPS 115 55-60 D3 Xanh lục 234-258 TGLA 126 55-58 D4 Xanh sẫm 115-131 INRA 032 55-58 D4 Xanh sẫm 160-204 MPX5 INRA 035 55-60 D2 Đen 100-124 ILSTS 005 54-58 D2 Đen 176-194 MM 112 50-55 D4 Xanh sẫm 101-145 ETH 185 58-67 D4 Xanh sẫm 214-246 MPX6 BM 2113 55-60 D2 Đen 122-156 ETH 10 55-65 D2 Đen 207-231 ETH 225 55-65 D3 Xanh lục 131-159 TGLA 122 55-58 D4 Xanh sẫm 136-184 INRA 023 55 D4 Xanh sẫm 195-225

Phản ứng nhân gen PCR đối với mỗi multiplex PCR đƣợc thực hiện trong tổng thể tích 25 l gồm có: đệm PCR 1x (200mM Tris-HCl pH 8,3; 200mM KCl, 50mM (NH4)2SO4), 200 M mỗi loại dNTP (A,T,G,C), 10 pM mồi không đánh dấu và đánh dấu huỳnh quang, 1,5 Unit enzym Hot Sart Taq DNA Polymerase (Fermentas). Phản ứng multiplex-PCR đƣợc thực hiện theo điều kiện sau: giai đoạn tiền biến tính ở 950

C trong 4 phút, 35 chu kỳ tiếp theo (biến tính 950

C trong 1 phút, gắn mồi 550C trong 1 phút, tổng hợp kéo dài chuỗi 68 – 720

C trong 1 phút 20 giây), cuối cùng kết thúc ở 720

C trong 10 phút.

Phân tích đa hình alen các locút microsatellite

Một microlite của tất cả các sản phẩm multiplex-PCR dƣơng tính sau khi bổ sung 25 l đệm SLS (Sample Loading Solution Beckman Coulter) và 0,15 l ADN thang chuẩn (DNA Size standard Beckman Coulter) đƣợc tiến hành phân tách bằng hệ thống điện di mao quản trên máy giải trình tự CEQ8000 của hãng Beckman Coulter. Kích thƣớc các alen đƣợc phân tích tự động bằng phần mềm Genetics analysis system của máy giải trình tự CEQ8000 (phiên bản 9.0).

2.2.1.4. Phương pháp phân tích đa dạng di truyền hệ gen ty thể Nhân ADN đặc hiệu (PCR) vùng D-loop

Vùng ADN D-loop ty thể có kích thƣớc 990 bp đƣợc tiến hành nhân bản bởi phản ứng PCR trên 26 mẫu bò thuộc các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Xín Mần và Hoàng Su Phì của tỉnh Hà Giang. Cặp mồi đặc hiệu sử dụng để nhân bản vùng D- loop ở bò do chúng tôi thiết kế có trình tự nhƣ sau:

Mồi xuôi: 5’-ACTAGGCATTTTCAGTGCCTTGCTT-3’

Mồi ngược: 5’-CCCAAAGCTGAAGTTCTATTTAAACTA-3’

Phản ứng PCR đƣợc tiến hành trong tổng thể tích 50µl bao gồm: Đệm PCR 1x, 1,5mM MgCl2, 200µM mỗi loại dNTP (A,T,G,C), 0,2µM mỗi loại mồi xuôi, mồi ngƣợc, 1,5 Unit enzym Hot Sart Taq DNA Polymerase (Fermentas) và 50-100 ng ADN khuôn. Phản ứng PCR đƣợc thực hiện theo các bƣớc: Trƣớc tiên ADN đƣợc biến tính ở 94oC trong 4 phút, tiếp theo đó với 32 chu kỳ, mỗi chu kỳ đƣợc thực hiện ở điều kiện nhƣ sau: biến tính ở 92oC trong 1 phút, gắn mồi ở 55o

C trong 1 phút, tổng hợp chuỗi ADN ở 72oC trong 1 phút 20 giây. Cuối cùng kết thúc phản ứng ở 72o

C trong 10 phút.

Giải trình tự ADN vùng D-loop

Sản phẩm PCR sau đó đƣợc tinh sạch bằng bộ kít tinh sạch (QIAquick PCR Purification kit) của hãng Qiagen (Đức).

Phản ứng giải trình tự đƣợc thực hiện trực tiếp từ các sản phẩm PCR sau khi đã đƣợc tinh sạch với cả 2 mồi xuôi và ngƣợc, sử dụng bộ kít giải trình tự (DTCS- Quick Start Master Mix) của hãng Beckman Coulter-Mỹ. Trình tự các nucleotide đƣợc tiến hành xác định trên máy giải trình tự CEQ8000.

Phân tích trình tự

Trình tự nucleotide vùng D-loop ty thể của 26 mẫu bò tại Hà Giang đƣợc so

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của bò nuôi tại tỉnh Hà Giang và bò hoang dã ở Việt Nam bằng các kỹ thuật di truyền phân tử (Trang 37)