Kết quả xác định giới tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của bò nuôi tại tỉnh Hà Giang và bò hoang dã ở Việt Nam bằng các kỹ thuật di truyền phân tử (Trang 97)

Lần đầu tiên cặp mồi sử dụng để xác định giới tính phôi bò nuôi bằng kỹ thuật PCR đƣợc chúng tôi áp dụng để xác định giới tính trên hai loài bò hoang dã là bò tót và bò rừng. Trƣớc tiên để khẳng định phƣơng pháp chúng tôi đã thực hiện trên các mẫu ADN đƣợc tách chiết từ máu và phân của các cá thể đã biết giới tính thuộc hai loài bò tót và bò rừng. Kết quả hoàn toàn phù hợp với kết quả thực hiện trên bò nuôi về kích thƣớc các đoạn ADN đƣợc nhân lên bằng kỹ thuật PCR theo Kageyama và cộng sự (2004) [59]. Ở bò đực kết quả PCR cho 2 băng ADN có kích thƣớc là 178 bp và 145 bp, bò cái chỉ cho 1 băng 145 bp (Hình 3.12). Trong đó băng có kích thƣớc 178 bp đƣợc nhân lên từ đoạn ADN trên nhiễm sắc thể giới tính Y còn băng 145 bp đƣợc nhân lên từ một vị trí chƣa biết trong hệ gen. Theo Kageyama và cộng

sự (2004) thì đoạn 145 bp có thể nằm trên nhiễm sắc thể X hoặc có thể là một đoạn lặp đƣợc phân bố trong toàn bộ hệ gen. Nhƣ vậy có thể thấy tính bảo thủ của những đoạn trình tự ADN này của bò nuôi trong hệ gen bò hoang dã.

Kết quả áp dụng xác định giới tính trên các mẫu phân không rõ nguồn gốc đƣợc thu thập ở một số vƣờn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam cho thấy, có 214 mẫu thành công khi tiến hành phản ứng nhân gen PCR. Trong đó, các mẫu thu đƣợc ở vƣờn Quốc gia Cát Tiên có 79 mẫu đực và 112 mẫu cái trong tổng số 191 mẫu. Trong số 17 mẫu thu đƣợc tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có 12 mẫu cái và 5 mẫu đực. Trong số 4 mẫu ở vƣờn quốc gia Bù Gia Mập có 1 mẫu đực và 3 mẫu cái, vƣờn quốc gia Yok Đôn có 1 mẫu bò rừng cái và một mẫu da đầu thu thập ở khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai là mẫu bò rừng cái (chi tiết xem phụ lục 2).

Đối với vƣờn Quốc gia Cát Tiên do số lƣợng mẫu đƣợc thu thập nhiều, hơn nữa các mẫu này đƣợc thu thập tại toàn bộ các vị trí ghi nhận có dấu vết của bò tót (phụ lục 3). Vì vậy, chúng tôi có thể nhận định rằng quần thể bò tót ở vƣờn Quốc gia Cát Tiên có tỷ lệ đực khoảng 41% và cái khoảng 59%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu về giới tính bằng các phƣơng pháp tiếp cận truyền thống nhƣ khảo sát và quan sát trên các đàn bò tót của một số tác giả (Nguyễn Mạnh Hà, 2008 và Prayurasiddhi 1997) [3], [108]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hà (2008) khi quan sát trên 22 đàn bò tót đều cho thấy tỷ lệ bò cái luôn lớn hơn bò đực. Tƣơng tự, kết quả nghiên cứu về giới tính trong các đàn bò tót ở Thái Lan của Prayurasiddhi (1997) [108] cũng cho thấy tỷ lệ bò cái luôn nhiều hơn bò đực trong cả mùa mƣa và mùa khô. Nguyên nhân tỷ lệ bò cái lớn hơn bò đực có thể là một dạng cấu trúc giới tính tự nhiên trong các đàn, mặt khác cũng có thể do bò đực thƣờng là mục tiêu bị săn bắn trộm vì vậy dẫn tới tỷ lệ bò đực bị suy giảm.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chƣa thể đƣa ra nhận xét về tỷ lệ giới tính cũng nhƣ tỷ lệ về loài đối với quần thể bò hoang dã ở khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô cũng nhƣ các khu vực khác do số lƣợng mẫu đƣợc thu thập còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của bò nuôi tại tỉnh Hà Giang và bò hoang dã ở Việt Nam bằng các kỹ thuật di truyền phân tử (Trang 97)