Tình hình nghiên cứu đa dạng di truyền của vật nuôi nói chung và của bò

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của bò nuôi tại tỉnh Hà Giang và bò hoang dã ở Việt Nam bằng các kỹ thuật di truyền phân tử (Trang 33)

bò nói riêng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc sử dụng các chỉ thị sinh hoá (hệ thống đa hình protein trong máu) để nghiên cứu sai khác di truyền ở động vật nuôi đã đƣợc các tác giả Phan Cự Nhân, Đặng Hữu Lanh, Tô Cao Ly... thực hiện vào những năm cuối của thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 (Phan Cự Nhân, 1982) [10]. Mặc dù vậy các nghiên cứu mới chỉ thực hiện ở mức độ đơn giản do hạn chế về điều kiện trang thiết bị và kỹ thuật.

Trong những năm gần đây do sự phát triển của sinh học phân tử nên việc sử dụng các chỉ thị ADN để nghiên cứu di truyền ở động vật nuôi đã đƣợc áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Tuy nhiên, đa số những nghiên cứu trên vật nuôi đƣợc công bố đều chủ yếu tập trung xác định tính đa hình ADN ở một số gen bằng các kỹ thuật di truyền phân tử nhằm tìm ra những dấu chuẩn phân tử liên quan với các tính trạng sản xuất hữu ích nhƣ xác định kiểu gen Halothan ở lợn bằng kỹ thuật PCR-RFLP (Lê Minh Sắt và cộng sự, 1999) [12], phân tích đa hình trình tự gen hormon sinh

trƣởng ở lợn (Nguyễn Văn Hậu và cộng sự, 2000) [5], nghiên cứu sự đa hình gen RYR-1 và FSH ở một số giống lợn (Nguyễn Văn Cƣờng và cộng sự, 2003) [1], phân tích đa hình gen mã hóa thụ thể Oestrogen (ESR) ở lợn (Lê Thị Thuý và cộng sự, 2005) [14], nghiên cứu sự sai khác di truyền gen hormon sinh trƣởng của một số giống gà Việt Nam (Trần Xuân Hoàn, 2004) [6]. Những nghiên cứu này chủ yếu xác định kiểu gen và sự phân bố tần số các alen, chƣa đánh giá tính đa dạng di truyền của các giống hay các quần thể vật nuôi.

Mới chỉ có một vài nghiên cứu đƣợc thực hiện với mục đích đánh giá đa dạng di truyền ở vật nuôi trong đó sử dụng kỹ thuật phân tích trình tự ADN và microsatellite nhƣ: Nông Văn Hải và cộng sự (1999) [4] phân tích ADN ty thể gà Lôi; Ngô Kim Cúc và cộng sự (2006) [39] sử dụng kỹ thuật microsatellite để phân tích đặc điểm di truyền của quần thể gà H’mông tại Sơn La; Nguyễn Thị Diệu Thuý và cộng sự (2007) [131] phân tích tính đa dạng di truyền của một số giống lợn nội của Việt Nam và của Châu Âu bằng kỹ thuật microsatellite. Trong đó nghiên cứu của tác giả Ngô Kim Cúc và Nguyễn Thị Diệu Thuý đƣợc thực hiện hoàn toàn ở các phòng thí nghiệm tại Cộng hoà Liên Bang Đức.

Trong khi đó chƣa có một công trình nghiên cứu nào nhằm đánh giá tính đa dạng di truyền ở mức độ phân tử đƣợc thực hiện trên các quần thể bò vàng bản địa cũng nhƣ các giống bò ngoại nhập tại Việt Nam. Vì vậy công trình của chúng tôi là công trình đầu tiên ở trong nƣớc sử dụng các kỹ thuât microsatellite và phân tích trình tự ADN ty thể để nghiên cứu tính đa dạng di truyền của quần thể bò nuôi bản địa ở Hà Giang.

1.8. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BÕ TÓT (BOS GAURUS) VÀ BÒ RỪNG (BOS JAVANICUS)

1.8.1. Phân loại

Bò hoang dã thuộc chi Bos [Bibos] và cùng chi với tổ tiên của bò nuôi thuần hoá ngay nay là Bos primigenius (Hình 1.2). Có 3 loài bò hoang dã hay đƣợc nhắc đến là bò tót (Bos gaurus), bò rừng (Bos javanicus) và bò xám (Bos sauveli). Theo

tiêu chí phân hạng của Tổ chức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN), các loài bò tót (Bos gaurus) và bò rừng Banteng (Bos javanicus) đƣợc đƣợc xếp hạng thuộc loại nguy cấp (endengered). Trong khi đó loài bò xám (Bos sauveli) đƣợc cho là đã tuyệt chủng. Hiện nay, số lƣợng hai loài bò bót và bò rừng đang giảm sút một cách nhanh chóng do các nguyên nhân nhƣ: nạn săn bắn trái phép, thu hẹp vùng sống, dịch bệnh, cô lập di truyền và môi trƣờng bị suy thoái.

1.8.2. Đặc điểm và sự phân bố của bò tót (Bos gaurus)

Bò tót (danh pháp khoa học: Bos gaurus, tên địa phƣơng con gọi là con min,

trƣớc đây đƣợc gọi là Bibos gauris), còn gọi là con gaur, là động vật thuộc bộ Guốc chẵn (Artiodactyla), họ Trâu bò (Bovidae) có lông màu sẫm và kích thƣớc lớn, sinh sống chủ yếu ở vùng đồi của Ấn Độ và Đông Nam Á. Chúng có thể sinh sống ở dạng hoang dã hay đã đƣợc con ngƣời thuần hóa. Chúng còn có tên gọi khác là bò rừng Mã Lai hay bò rừng bison Ấn Độ. Trên thực tế, bò tót không có quan hệ gần với bò rừng bizon ở châu Âu và Bắc Mỹ. Tại Việt Nam, bò tót đƣợc ngƣời dân tộc thiểu số gọi là “con min”, nghĩa là trâu rừng, do chúng có hình dáng tƣơng tự loài trâu. Bò tót đã đƣợc các chuyên gia động vật học trên thế giới thừa nhận là một loài bò rừng lớn nhất trong tự nhiên, to lớn hơn cả trâu rừng châu Á và bò rừng bison Bắc Mỹ. Một con bò đực trƣởng thành thƣờng nặng hàng tấn. Các nhóm hoang dã và các nhóm đã đƣợc thuần hóa đôi khi đƣợc phân ra thành các nhóm riêng biệt, với bò tót hoang dã đƣợc gọi là Bibos gauris hay Bos gaurus, còn bò tót thuần hóa đƣợc gọi là Bos frontalis.

Bò tót nhìn giống nhƣ trâu ở phía trƣớc và giống nhƣ bò ở phía sau. Bò tót là loài thú có tầm vóc khổng lồ. Tại Ấn Độ và Mã Lai, bò tót đƣợc xem là biểu tƣợng của sức mạnh và sự cƣờng tráng. Một con bò đực trƣởng thành cao trung bình 1,8- 1,9 m, dài trung bình khoảng 3 m. Khối lƣợng trung bình của bò tót Ấn độ vào khoảng 1,3 tấn, bò tót Mã lai khoảng 1 tấn, và bò tót Đông Nam Á 1,5 tấn. Những con to có thể cao tới 2,1 - 2,2 m, dài 3,6 - 3,8 m và nặng hơn 1,7 tấn. Với vóc dáng này, bò tót là loài thú lớn thứ hai trên cạn về tầm vóc và chiều cao, chỉ xếp sau voi;

chúng cao hơn cả 5 loài tê giác. Về khối lƣợng, bò tót đứng thứ tƣ trong các loài thú trên cạn, sau voi, tê giác trắng và tê giác Ấn Độ. Con cái thấp hơn con đực khoảng 20 cm và nặng khoảng 60 - 70 % khối lƣợng con đực. Bò đực có màu đen bóng, lông ngắn và và gần nhƣ trụi hết khi về già. Bò cái có màu nâu sẫm, những cá thể sống ở địa hình khô và thƣa còn có màu hung đỏ. Bò đực và cái đều có sừng. Sừng to, chắc, và uốn cong về phía trƣớc. Chiều dài trung bình của sừng thƣờng từ 80 - 85 cm ở bò đực, sừng bò cái ngắn, nhỏ hơn và uốn cong hơn. Trên trán, giữa 2 gốc sừng là 1 chỏm lông, thƣờng có màu vàng. Mũi sừng có màu xanh xám, chuyền dần sang xám đen rồi đen bóng ở những chú bò già. Gốc sừng có màu xám đen, và có những lằn rãnh nằm ngang, gọi là răng. Phần giữa gốc sừng và mũi sừng có màu vàng nhạt. Đuôi chỉ dài ngang đến khuỷu chân sau. Ở cả 4 chân, từ khuỷu chân trở xuống có màu trắng, trông giống nhƣ đi tất trắng. Con đực còn có 1 luống cơ bắp chạy dọc sống lƣng đến quá bả vai, và một cái yếm lớn trƣớc ngực, tạo ra một dáng vẻ rất kỳ vĩ (Hình 1.6).

Hình 1.6: Hình ảnh cá thể bò tót (Bos gaurus) đang đƣợc nuôi nhốt tại Thảo Cầm Viên Thành Phố Hồ Chí Minh (nguồn: http://www.wildcattleconservation.org)

Với vóc dáng khổng lồ và sức mạnh của mình, bò tót hầu nhƣ không có kẻ thù trong tự nhiên, ngoại trừ hổ. Hổ là loài thú săn mồi duy nhất có thể đánh hạ một con bò tót trƣởng thành, tuy nhiên chỉ những con hổ rất lớn và giàu kinh nghiệm mới dám đối đầu với chúng.

Về mặt di truyền, trƣớc đây ngƣời ta cho rằng chúng có quan hệ họ hàng gần với trâu, nhƣng các phân tích gen gần đây cho thấy chúng gần với bò hơn, với bò chúng có thể sinh ra con lai có khả năng sinh sản. Ngƣời ta cho rằng họ hàng gần nhất của chúng là bò rừng và cho rằng chúng có thể sinh ra con lai có khả năng sinh sản.

Trong tự nhiên, bò tót sống thành từng đàn từ 8-10 cá thể. Những con bò đực già thƣờng sống đơn độc hoặc hợp với nhau thành từng nhóm nhỏ. Bò tót thích ăn lá non, mầm tre non, cỏ non mới mọc ở nƣơng rẫy cháy. Có thai khoảng 270 ngày, đẻ mỗi năm một lứa, mỗi lứa một con. So với bò rừng, bò tót dữ hơn, nguy hiểm cho ngƣời hơn. Khi bị bắn, bò rừng phân tán chạy trốn nhƣng bò tót sẵn sàng tấn công kẻ thù. Hiện tại, số lƣợng bò tót trên toàn thế giới ƣớc tính còn khoảng 13.000- 30.000 con, tuy nhiên số lƣợng loài bò này hiện đạng bị suy giảm mạnh. Bò tót đƣợc phân bố ở một số quốc gia trên thế giới nhƣ: Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Myanma, Nepal, Thái Lan và Việt Nam (Hình 1.7).

1.8.3. Hiện trạng và sự phân bố bò tótở Việt Nam

Ở Việt Nam, bò tót luôn đƣợc đánh giá là loài thú quý và có tiềm năng về kinh tế phục vụ con ngƣời. Các sản phẩm nhƣ thịt, sừng và nhiều chế phẩm khác đƣợc ngƣời dân sử dụng là thực phẩm, làm hàng mỹ nghệ và làm thuốc từ hàng trăm năm nay. Chính vì các giá trị đó, loài bò tót đã bị săn bắn dẫn đến suy giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó các hoạt động khai thác rừng, mở rộng các vùng canh tác và xây dựng cơ sở hạ tầng cũng làm cho vùng sống của bò tót bị thu hẹp hoặc bị chia cắt, làm ảnh hƣởng đến sự tồn tại và phát triển của chúng. Trong danh lục Đỏ của IUCN (2008) bò tót đƣợc xếp vào danh sách các loài “sắp bị đe doạ” và trong sách đỏ Viêt Nam bò tót đƣợc xếp vào nhóm “nguy cấp”. Ở Việt Nam hiện nay số lƣợng

bò tót đƣợc ƣớc lƣợng chỉ còn khoảng 300 cá thể và phân bố chủ yếu ở 12 Vƣờn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên tại một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đồng Nai, Bình Phƣớc (Hình 1.8). Trong đó, số lƣợng bò tót phân bố nhiều nhất tại vƣờn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) với số lƣợng ƣớc tính vào khoảng 100 cá thể. Số lƣợng quần thể đã ít lại bị phân bố cách ly nhau do môi trƣờng sống bị xé lẻ, hạn chế nghiêm trọng đến việc phát triển số lƣợng trong đàn, vì vậy đã làm mất đi tính đa dạng di truyền.

Hình 1.7. Bản đồ phân bố bò tót (Bos gaurus) ở một số khu vực trên thế giới (nguồn: IUCN, 2008)

Hình 1.8: Bản đồ phân bố bò tót (Bos gaurus) ở Việt Nam (nguồn: báo cáo tổng kết dự án FFEM)

1.8.4. Đặc điểm và sự phân bố của bò rừng (Bos javanicus)

Bò rừng hay bò tanteng (danh pháp khoa học: Bos javanicus) là một loài bò tìm thấy ở Myanma, Thái Lan, Cam Pu chia, Lào, Việt Nam, Borneo, Java và Bali. Một số bò rừng đã đƣợc đem vào Bắc Öc trong thời kỳ đô hộ của ngƣời Anh năm 1849.

Bò rừng lớn tới khoảng 1,6 mét dài (tính từ vai) và cân nặng 600-800 kilôgam. Bò rừng có vết lang trắng trên cẳng chân, mông trắng và các đƣờng viền trắng xung quanh mắt và mõm, tuy nhiên đặc điểm hình thái của bò rừng phụ thuộc giới tính rõ rệt. Con đực có lông màu hạt dẻ sẫm hay lam-đen, sừng dài cong về hƣớng trên và có bƣớu trên lƣng gần vai. Trong khi đó, con cái có lông màu nâu ánh đỏ, sừng nhỏ, cong vào phía trong ở chóp sừng và không có bƣớu (Hình 1.9)

Hình 1.9: Hình ảnh bò rừng (Bos javanicus)

Bò rừng sống trong những cánh rừng thƣa, ở đó chúng ăn cỏ, lá tre, quả cây, lá và cành non. Bò rừng nói chung hoạt động cả ngày lẫn đêm nhƣng ở những nơi con ngƣời sinh sống đông đúc chúng quen với họat động ăn đêm. Bò rừng có xu hƣớng sinh sống theo bầy từ 2 dến 30 con. Bò rừng đã đƣợc thuần hóa ở một vài nơi trong khu vực Đông Nam Á, và ở đó có khoảng 1,5 triệu bò banteng đƣợc chăn nuôi. Bò rừng nuôi và bò rừng hoang có thể giao phối và con cái của chúng là có khả năng sinh sản.

Theo tổ chức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN-2008) đến nay chỉ còn khoảng 5.000 con bò rừng hoang dã thuần chủng trên toàn thế giới. Trong khu vực nguyên quán của chúng, bầy lớn nhất chỉ có ít hơn 500 con. Chúng phân bố ở một số Quốc gia trên thế giới nhƣ: Indonesia, Malaysia, Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia (hình 1.10). Bò rừng đƣợc cho là đã bị tuyệt chủng ở một số nƣớc nhƣ Banladesh, Brunei và Ấn Độ

1.8.5. Hiện trạng và sự phân bố bò rừng ở Việt Nam

Quần thể bò rừng ở Việt Nam ƣớc tính chỉ khoảng 100 cá thể, bị giảm ít nhất 50% trong vòng 10 năm qua và là loài có nguy cơ bị tiệt chủng tại Việt Nam trong tƣơng lai gần. Các đàn quy mô nhỏ là đặc trƣng của các quần thể đang suy giảm. Phần lớn diện tích có bò rừng phân bố vào đầu những năm 90 nay không còn nữa. Diện tích nơi có loài này sinh sống tối đa khoảng 2670 km2

. Cũng giống nhƣ bò tót, trong danh lục đỏ của IUCN (2008) bò rừng đƣợc xếp vào danh sách các loài “sắp bị đe doạ” và trong sách đỏ Viêt Nam bò rừng đƣợc xếp vào nhóm “nguy cấp”.

Hiện nay chỉ còn khoảng 5 quần thể sống rải rác nhiều nơi, các quần thể đông đúc nhất nằm tại Vƣờn Quốc gia Yok Đôn, vƣờn Quốc gia Bù Gia Mập, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, khu bảo tồn tự nhiên Krông Trai, Vĩnh Cửu...(Hình 1.11).

Tình hình bò rừng hiện nay ở Việt Nam chủ yếu đƣợc xác định qua quan sát việc săn bắn trái phép để thu các chiến lợi phẩm. Cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp bảo tồn với việc loại bỏ những nguyên nhân sâu xa gây ra sự suy thoái của bò rừng.

Hình 1.10: Bản đồ phân bố bò rừng banteng (Bos javanicus) ở một số khu vực trên thế giới (nguồn: IUCN 2008)

Hình 1.11: Bản đồ phân bố bò rừng (Bos javanicus) ở Việt Nam (nguồn: báo cáo tổng kết dự án FFEM)

1.9. NHỮNG NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN Ở BÕ TÓT VÀ BÕ RỪNG

Do khó khăn trong việc tiếp cận trực tiếp để thu thập các mẫu sinh học (máu, mô) phục vụ nghiên cứu di truyền, vì vậy hầu hết các nghiên cứu về 2 loài bò tót và bò rừng hoang dã ở các nƣớc có sự phân bố tự nhiên chủ yếu đƣợc thực hiện ở mức độ sinh thái học với mục đích điều tra, đánh giá sự phân bố và hiện trạng của quần thể (Srikosamatara và cộng sự, 1995; Steinmetz và cộng sự, 2004 ; Prayurasiddhi, 1997; Soriyun, 2001; Đặng Huy Huỳnh, 1986; Lê Vũ Khôi, 1995; Nguyễn Mạnh Hà, 2008) [121], [122], [108], [120], [7], [72]

Trên thế giới mới chỉ có một số ít các nghiên cứu về di truyền ở bò tót và bò rừng đƣợc thực hiện trong vòng 10 năm trở lại đây. Ở mức độ di truyền tế bào, các nghiên cứu của Gallagher và cộng sự, (1999); Vadhanakul và cộng sự, (2003); Bong So và cộng sự, (1988) [44], [133], [23] đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu đặc điểm và số lƣợng bộ nhiễm sắc thể ở một số loài phụ của bò tót và bò rừng. Ở mức độ di truyền phân tử, các nghiên cứu của Ritz và cộng sự; (2000); Verkaar và cộng sự, (2000); Hassanin và cộng sự, (2007) [111], [135], [50] đƣợc thực hiện với mục đích nghiên cứu mối quan hệ nguồn gốc phát sinh của 2 loài này với loài bò nuôi và các loài hoang dã khác. Mặc dù ở những nghiên cứu về quan hệ nguồn gốc phát sinh các tác giả đã sử dụng các kỹ thuật di truyền phân tử nhƣ microsatellite, phân tích ADN hệ gen ty thể nhƣng chỉ đƣợc thực hiện với số lƣợng nhỏ ở các mẫu nuôi nhốt hoặc từ các mẫu tiêu bản (xƣơng, da) của con vật đã chết. Do đó, các nghiên cứu này chƣa đƣa ra đƣợc những kết quả về đặc điểm di truyền của quần thể đặc biệt là các quần thể hoang dã đang tồn tại.

Gần đây có 2 công trình nghiên cứu rất có giá trị về di truyền của quần thể bò tót và quần thể bò rừng đƣợc thực hiện trên các mẫu vật sống đó là: (i) Vidya và Sukumar (2006) tiến hành phân tích trình tự ADN vùng D-loop ty thể và đã xác định đƣợc 6 kiểu haplotype ở quần thể bò tót phía nam Ấn Độ. Các kiểu haplotype này đã đƣợc các tác giả đƣa lên ngân hàng gen (Genebank) với các mã truy cập là: DQ377056, DQ377057, DQ377058, DQ377059, DQ377060, DQ377061

(http://www.ncbi.nlm.nih.gov/nuccore/87133222). Tuy vậy, những kết quả chi tiết về di truyền của quần thể bò tót vẫn chƣa đƣợc các tác giả đăng tải trên các tạp chí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của bò nuôi tại tỉnh Hà Giang và bò hoang dã ở Việt Nam bằng các kỹ thuật di truyền phân tử (Trang 33)