Nguồn gốc thuần hoá bò nuôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của bò nuôi tại tỉnh Hà Giang và bò hoang dã ở Việt Nam bằng các kỹ thuật di truyền phân tử (Trang 26)

Trong hơn một thế kỷ qua, các nhà khảo cổ học đã rất khó khăn trong việc xác định nguồn gốc thuần hoá bò nuôi. Đã có rất nhiều giả thiết khác nhau đƣợc đƣa ra chủ yếu căn cứ vào mô hình không gian và thứ tự niên đại để giải thích về nguồn gốc và sự phổ biến của bò nuôi ngày nay. Một trong những điểm đƣợc thảo luận nhiều nhất đó là liệu bò nuôi có nguồn gốc thuần hoá từ một điểm hay nhiều điểm khác nhau. Một số giả thiết trƣớc đây cho rằng bò nuôi ngày nay đƣợc thuần hóa tại một địa điểm duy nhất ở phía Tây nam Châu Á và là bò Bos taurus vào khoảng 8000 – 10.000 năm trƣớc công nguyên, sau đó chúng đƣợc phổ biến vào Châu Âu cùng với sự di cƣ của những ngƣời chăn thả gia súc. Bò Bos indicus xuất hiện sau đó là một dạng biến thái của bò Bos taurus để đáp ứng với sự thay đổi khí hậu và nhu cầu thẩm mỹ, kinh tế của con ngƣời (Epstein và Mason, 1984) [42]. Tuy nhiên, các nghiên cứu về khảo cổ và di truyền sau này đã chỉ ra rằng bò Bos indicus đƣợc thuần hóa riêng biệt tại địa điểm khác với bò Bos taurus. Các bằng chứng về khảo cổ và kết quả phân tích ADN ty thể cho thấy bò Bos indicus đƣợc thuần hoá ở phía nam Pakistan và Ấn Độ, bò Bos taurus đƣợc thuần hoá tại khu vực Tây nam châu Á (vùng Cận Đông) và có thể ở châu Phi. Nguồn gốc tổ tiên của bò Bos taurus thuần hoá tại châu Phi và bò Bos indicus vẫn chƣa đƣợc xác định, trong khi đó nguồn gốc tổ tiên của bò Bos taurus thuần hoá tại vùng Cận Đông đƣợc xác định từ loại phụ bò rừng cổ Bos primigenius primingenius (Meadow, 1984; 1993; Lotus và cộng sự, 1994a) [92], [93], [79].

Trong vòng một thiên niên kỷ sau đó, bò thuần hóa đƣợc phổ biến rất nhanh cùng với những ngƣời nông dân thời kỳ đồ đá. Sự di cƣ rộng rãi của con ngƣời đã làm cho phân tán bò khắp nơi trên thế giới, một số nhóm ngƣời di cƣ đến vùng bán đảo Ả Rập, một số di cƣ đến phía bắc, tây và đông của Châu Phi, một số nhóm di cƣ đến châu Âu và Ấn Độ. Sự mở rộng giao lƣu và liên kết thƣơng mại giữa các nền văn minh mới hình thành sau đó đã làm cho phát tán và pha trộn của nhiều kiểu bò khác nhau (Hình 1.4)

Hình 1.4: Sự phổ biến của bò thuần hoá ở khắp nới trên thế giới cổ sinh theo Epstein và Mason (nguồn MacHugh, 1996) [84].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của bò nuôi tại tỉnh Hà Giang và bò hoang dã ở Việt Nam bằng các kỹ thuật di truyền phân tử (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)