Tăng cường nguồn lực vật chất.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH May Phố Hiến (Trang 54)

- Công ty cần có một bộ phận chuyên trách công việc nghiên cứu thị trường và

c.Tăng cường nguồn lực vật chất.

* Công ty cần nâng cấp những trang thiết bị máy móc hiện tại: những thiết bị, máy móc đã cũ và kém chất lượng, những loại máy móc này công suất kém dẫn đến năng suất của Công ty còn chưa cao.

* Cần đầu tư kinh phí cho việc trang bị thêm các thiết bị, máy móc mới có công suất lớn, nhiều công dụng hiện đại. Đây sẽ là nguồn lực giúp Công ty có thể nâng cao năng suất lao động nhiều hơn nữa.

* Những máy móc đã hỏng và lỗi thời Công ty nên thanh lý để dành chỗ cho những thiết bị công nghệ mới với tính năng hiện đại, phù hợp với nhu cầu hiện nay, hơn nữa nó cũng góp phần tiết kiệm chi phí xưởng, kho những chi phí này có thể giành cho việc nâng cấp hoặc nhập thiết bị mới.

* Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh: hiện nay công nghệ thông tin rất phát triển do đó Công ty nên đưa vào để giúp việc điều hành, quản lý kinh doanh dễ dàng hơn, nhân viên văn phòng, kế toán làm việc thuận tiện hơn.

* Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng để thúc đẩy sản xuất: khoa học công nghệ hiện đại dẫn đến năng suất lao động cao lên theo. Do đó, Công ty cần đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ nhiều hơn nữa vào quá trình sản xuất để thúc đẩy sản xuất cao hơn.

* Công ty nên tập trung đầu tư vào máy móc sản xuất hiện đại, tránh đầu tư dàn trải: nguồn lực vật chất của Công ty cần được thay thế bằng những thiết bị, máy móc mới, tập trung vào những thiết bị sản xuất trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng và thời hạn giao hàng.

* Công ty nên tận dụng các trang thiết bị, vật tư, máy móc, thiết bị còn tốt của các nhà máy bị buộc phải giải thể, đóng cửa để tiết kiệm chi phí.

4.3.2. Các kiến nghị nhằm nâng cao KNCT của công ty TNHH May Phố Hiến.

4.3.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước.

- Các thông tin về chính sách, định hướng phát triển hay những ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước cần được tạo môi trường bình đẳng, khuyến khích và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh. Nhà nước cần có thêm những biện pháp ngăn ngừa và xử lý các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh.

- Cải cách thủ tục hành chính, xóa bỏ một số thủ tục rườm rà gây mất thời gian và gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là trong quá trình phê duyệt các dự án đầu tư, nhà nước cần tránh gây tốn kém về thời gian và tiền bạc, làm mất đi các cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong điều kiện Việt Nam đang nghiên cứu áp dụng chính phủ điện tử thì các thủ tục hành chính cần giảm tải nhiều hơn nữa. Trong xu hướng mở rộng thị trường của công ty, thành lập các chi nhánh, văn phòng ở các tỉnh khác là một việc cần thiết. Do vậy, các thủ tục của nhà nước cần đơn giản để tạo điều kiện thuận lợi cho công ty.

- Nhà nước cần có các chính sách tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh và các chính sách thu hút các nguồn vốn kinh doanh. Các dịch vụ thanh toán của ngân hàng cần được cải thiện hơn nữa, tạo thuận lợi cho quá trình thanh toán giữa các doanh nghiệp và khách hàng để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Hoạt động bán hàng của Công ty chủ yếu được thanh toán thông qua các ngân hàng. Nguồn tiền thanh toán mà Công ty thu về từ các đơn hàng là rất quan trọng. Thu tiền về sớm đảm bảo vốn của Công ty không bị ứ đọng, Công ty có cơ hội sử dụng khoản tiền đó sớm hơn vào quá trình sản xuất kinh doanh, không làm phát sinh các khoản nợ khó đòi làm ảnh hưởng đến doanh thu thuần của Công ty.

- Nhà nước cần kết hợp với các cơ quan chức năng và doanh nghiệp phát hiện và giải quyết các vấn đề tiêu cực trong kinh doanh, đảm bảo môi trường kinh doanh lành

mạnh và trong sạch. Như vậy mới có thể tạo ra sự công bằng trong kinh doanh, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp.

4.3.2.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội dệt may Việt Nam.

- Hiệp hội dệt may Việt Nam cần có vai trò tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ cung cấp thông tin và tìm kiếm thị trường, giới thiệu đối tác cho các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam nói chung và Công ty TNHH may Phố Hiến nói riêng.

- Đồng thời hiệp hội nên tham gia và hợp tác có hiệu quả với các tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam như: Tổ chức chương trình phát triển công nghệ Liên hợp quốc (UNDP). Tổ chức phát triển công nghệ liên hợp quốc (UNIDO), Dự án sông Mekong (MPDF), Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GTZ), Tổ chức hợp tác phát triển Đan Mạch (DANIDA) cũng như với các tổ chức nước ngòai có liên quan để hỗ trợ các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Hi vọng rằng trong tương lai, cùng với sự cố gắng của bản thân Công ty, hiệp hội Dệt may Việt Nam, của Nhà nước, Công ty sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dần nâng cao NLCT của mình tại thị trường tỉnh Hưng Yên cũng như trong cả nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH May Phố Hiến (Trang 54)