May Phố Hiến có cơ sở hạ tầng bao gồm nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất, các khu phụ trợ đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 năm 2007.
Bảng 3.5: Danh sách thiết bị hiện có của Công ty.
Đơn vị tính: chiếc
STT Tên thiết bị Nước sản xuất Số lượng Giá trị còn lại
1 Máy may 1 kim Juki Nhật 216 85%
2 Máy may 2 kim Juki Nhật 28 80%
3 Máy cuốn ốp JUki Nhật 20 90%
4 Máy vát sổ 3,4,5 Nhật + Hàn 45 68%
5 Máy đính cúc Juki Nhật 17 88%
6 Máy đính bọ Juki Mỹ 5 82%
7 Máy thùa đầu tròn Hàn 3 91%
8 Máy thêu đầu bằng Nhật 18 80%
9 Máy Kansai Nhật 9 79%
10 Máy Ep mex Nhật + Đức 3 80%
11 Máy cắt vòng Nhật + Hàn 5 45%
12 Máy cắt đẩy tay Nhật + Đức 11 90%
13 Máy thêu 12 kim Nhật 43 80%
14 Máy thêu 12 kim Hàn + Mỹ 13 75%
15 Tộng cộng 436
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật Công ty may Phố Hiến)
Ngoài ra, Công ty còn trang bị các loại máy công nghiệp khác như máy là hơi, máy giặt khô, máy phát điện….Hiện tại trang thiết bị cơ sở vật chất của Công ty đa phần là các trang thiết bị cũ đã sử dụng lâu, nhiều khi chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Với số lượng và thực trạng của máy móc thiết bị hiện có, để nâng cao NLCT trên thị trường thì Công ty cần có kế hoạch sử dụng hợp lý và kế hoạch đầu tư cho máy móc thiết bị phù hợp. Tránh tình trạng đầu tư tràn lan, thiếu đồng bộ, kém chất lượng, không đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.4.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng NLCT của Công ty.a. Doanh số bán và thị phần của DN. a. Doanh số bán và thị phần của DN.
Doanh số bán.
Doanh số bán là khoản tiền công ty đã thu về hoặc có quyền thu về do việc bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được xác định là đã hoàn thành. Do vậy doanh số bán được coi là một chỉ tiêu rất quan trọng được sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua từng thời kỳ.
Theo bảng 3.2 – Kết quả hoạt động kinh doanh trong nước của Công ty từ năm 2008 – 2010, ta thấy DT của Công ty đều tăng qua các năm. Tuy nhiên DT năm 2009 tăng không đáng kể so với năm 2008. Nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát trong nước cao ảnh hưởng đến chi tiêu của các doanh nghiệp trong nước và trên thế giới, sức mua trong nước giảm, tình hình bán hàng của Công ty gặp nhiều khó khăn, dẫn đến DT cũng giảm theo, điều này ảnh hưởng đến NLCT của Công ty trên thị trường. Qua phụ lục 7 Tình hình doanh thu của Công ty và các ĐTCT qua các năm 2008 – 2010
ta thấy, doanh thu của 3 Công ty đều tăng lên qua các năm. Nhưng tốc độ tăng của Công ty may Hồ Gươm là ổn định và cao nhất. Do trong 3 năm qua, được sự hỗ trợ từ Công ty mẹ, may Hồ Gươm đã thâm nhập sâu hơn vào thị trường Hà Nội. Năm 2009, Công ty CP Đay và may HY đã tách 2 xí nghiệp ra khỏi Công ty nên doanh thu cũng như lợi nhuận tăng không đáng kể so với năm 2008. So với hai đối thủ cạnh tranh trên, may Phố Hiến cũng có những bước tiến ấn tượng, điều đó cho thấy NLCT của Công ty khá ổn tại thị trường Hưng Yên.
Thị phần.
Thị phần của Công ty là phần Công ty chiếm được trong toàn ngành dệt may của tỉnh Hưng Yên. Hiện nay, tình hình cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ngày càng gay gắt, số lượng các công ty mới gia nhập ngành không ngừng tăng lên. Nhưng may Phố Hiến đã có một chỗ đứng, vị thế nhất định trong tổng thị phần của ngành may tỉnh Hưng Yên.
Thị phần của Công ty so với các ĐTCT chính được thể hiện rõ qua Phụ lục 8 Biểu đồ thị phần của Công ty và các ĐTCT chính tại thị trường Hưng Yên qua các năm 2008 - 2010. Từ Phụ lục 8 ta thấy thị phần của Công ty tại thị trường Hưng Yên còn khá khiêm tốn. Năm 2010, dẫn đầu trong tổng thị phần của ngành may tỉnh Hưng Yên là Công ty CP may và đay Hưng Yên chiếm 15.7%, tiếp đến là thị phần của Công ty may Hồ Gươm chiếm 11.5%, công ty may Hồ Gươm chiếm khoảng 9.2%. Đây là hai ĐTCT mạnh không chỉ riêng đối với may Phố Hiến, mà còn là đối thủ mạnh của nhiều Công ty khác tại tỉnh
Hưng Yên. Hiện tại Công ty CP đay và may Hưng Yên là ĐTCT mạnh nhất của may Phố Hiến. Tiền thân là một phân xưởng của nhà máy dệt 8/3, chính thức được tách ra từ ngày 19/5/1965, với thâm niên hoạt động hơn 50 năm. Hiện tại, DT hàng năm của Công ty gấp nhiều lần so với DT của may Phố Hiến. May Hồ Gươm là một thành viên trẻ hơn, gia nhập thị trường Hưng Yên năm 2000, tuy nhiên với tiềm lực tài chính mạnh, chiến lược kinh doanh hợp lý, đội ngũ thiết kế phá cách… nên tốc độ tăng trưởng DT hàng năm của công ty khá cao và ổn định. Hồ Gươm hứa hẹn sẽ là một ĐTCT khá mạnh trong tương lai của Phố Hiến. Qua đó ta thấy rằng may Phố Hiến với quy mô kinh doanh nhỏ hơn, nhưng cũng chiếm được một vị thế nhất định trong tổng thị phần của toàn ngành may tại Hưng Yên. Điều này chứng tỏ NLCT của Công ty ngày càng cao so với các ĐTCT trên cùng thị trường.