CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MAY PHỐ HIẾN.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH May Phố Hiến (Trang 41)

LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MAY PHỐ HIẾN.

4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu NLCT của công ty TNHH May Phố Hiến Hiến

4.1.1. Thành công và những kết quả đã đạt được về NLCT của công ty.

Trước tình hình khó khăn chung toàn ngành dệt may hiện nay do thị trường trong nước và thế giới luôn biến động, nhu cầu tăng nhưng sức mua giảm. Ban lãnh đạo Công ty đã quyết thực hiện chủ trương giữ vững thị trường đã có, mở rộng thêm thị trường mới, khách hàng mới. Sau một thời gian thực hiện, kết quả cho thấy Công ty luôn hoàn thành kế hoạch đề ra, đảm bảo được mức DT và LN dự kiến. Trong 3 năm 2008 – 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân là 10%.

- Doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong 2 năm 2009 và 2010 đều tăng so với những năm trước. Năm 2009, doanh thu đạt 46,549 triệu đồng, tương ứng với mức lợi nhuận là 591 triệu đồng. Năm 2010, doanh thu của công ty đạt 50,10 triệu đồng, lợi nhuận là 710 triệu đồng.

- Tiền lương bình quân 1 người 1 tháng của công ty tăng dần qua các năm. Từ 2.5 triệu đồng năm 2008 tăng lên 2.9 triệu đồng năm 2009 và năm 2010 là 3.2 triệu đồng/người/tháng. Từ đó, đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng được nâng cao.

- Chất lượng hàng hóa của Công ty ngày càng được cải thiện, sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng về chất liệu, kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, giá cả… Công ty dần nâng cao uy tín của mình.

- Đối với khách hàng, Công ty đã tạo dựng được uy tín riêng cho mình qua các sản phẩm có chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn, yêu cầu trong hợp đồng, tạo được lòng tin đối với đối tác, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như NLCT của Công ty.

- Công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị máy móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhờ vậy Công ty đã nâng cao được chất lượng sản phẩm, nâng cao được lợi thế so sánh sản phẩm của mình đối với sản phẩm của ĐTCT.

- Công ty đã xây dựng được một đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm và lực lượng công nhân trẻ tuổi, tay nghề cao, nhiệt huyết trong công việc. Công ty luôn tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cử các cán bộ đi học thêm ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ cán bộ quản lý của Công ty.

- Thị trường của Công ty ngày càng được mở rộng. Sản phẩm của công ty đã có mặt tại các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ... Công ty đang có kế hoạch xâm nhập thị trường Hà Nội vào cuối năm 2011.

- Lợi nhuận của Công ty tăng dần qua các năm là một lợi thế cho Công ty, giúp Công ty có thể quay vòng vốn, đầu tư sản xuất, tăng lương, thưởng cho công nhân viên… thúc đẩy sản xuất, nguồn nhân lực phát triển.

4.1.2 Những hạn chế về năng lực cạnh tranh của Công ty.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động kinh doanh còn bộc lộ một số hạn chế, có thể là do khách quan đưa lại nhưng cũng có thể là do chủ quan của Công ty. Những hạn chế này là nguyên nhân làm giảm NLCT của Công ty trên thị trường.

- Năm 2009, công ty kinh doanh kém hiệu quả nhất, doanh thu tăng 2.8%, chi phí tăng 2.9% dẫn đến lợi nhuận bị giảm 5.6% so với năm 2008.

- Về nguồn lực vật chất của Công ty: Công ty đã chú trọng đầu tư vào công nghệ, trang thiết bị sản xuất, song nhìn chung trang thiết bị, máy móc của Công ty còn chưa đồng bộ, các máy móc thiết bị chuyên dùng để sản xuất trong các hợp đồng lớn còn thiếu. Hơn nữa, Công ty còn hạn chế đầu tư vào tài sản cố định dẫn đến tình trạng thiết bị máy móc còn lạc hậu, chưa theo kịp với trình độ công nghệ của các DN trong ngành.

- Về nguồn lực tài chính của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường Hưng Yên nói riêng, và toàn ngành nói chung còn hạn chế.

- Công tác nghiên cứu, quản lý thị trường chưa được quan tâm đầy đủ, chưa có những cải tiến đáng kể về công nghệ sản xuất. Thị trường của Công ty vẫn còn hạn chế hay bị lệ thuộc vào khách hàng quen thuộc, công ty chưa chú trọng, đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thị trường mới.

- Trong sản xuất có những bộ phận chưa chấp hành triệt để quy trình công nghệ sản xuất, hoặc việc theo dõi, giám sát của các phòng ban chuyên ngành, cán bộ quản lý

không thường xuyên, không chặt chẽ dẫn đến sản phẩm làm ra không đạt yêu cầu, phải sửa chữa hoặc làm lại gây thiệt hại cho Công ty cả về thời gian, chi phí và uy tín.

- Công ty thường rơi vào thế bị động, công tác chuẩn bị vật tư, nguyên liệu cho sản xuất có lúc chưa kịp thời, đồng bộ. Có khi xảy ra tình trạng người chờ việc, việc chờ người hoặc đang sản xuất đơn hàng mã này phải chuyển sang sản xuất đơn hàng mã khác làm giảm hiệu quả kinh doanh, năng suất lao động và NLCT của Công ty.

- Mặc dù Công ty đã xây dựng cho mình một chiến lược về mặt hàng nhưng nhìn chung sản phẩm bán trong nước của Công ty chưa đa dạng về chủng loại và mẫu mã.

- Hoạt động sản xuất và tiêu thụ còn chưa ăn khớp, hàng tháng lượng hàng tồn kho còn lớn.

- Công tác nghiên cứu thiết kế chưa được quan tâm đúng mực.

- Công ty chủ quan và chưa có biện pháp nào phòng ngừa rủi ro tài chính đối với các hợp đồng có nợ dài hạn.

- Công ty còn thiếu những lao động tay nghề cao, đội ngũ quản lý còn hạn chế trong việc tiếp xúc với phong cách quản lý mới. Đây là nguyên nhân làm giảm năng suất lao động của Công ty.

4.1.3. Nguyên nhân của hạn chế.

Các nhà quản trị của Công ty may Phố Hiến khi được phỏng vấn đã chỉ ra một số tồn tại ảnh hưởng đến NLCT của Công ty như:

- Công ty chưa chú trọng đến công tác nghiên cứu ĐTCT, khách hàng. - Chính sách giá chưa hiệu quả.

- Do Công ty bị hạn chế về vốn, quy mô sản xuất nhỏ do đó ít có điều kiện để đổi mới thiết bị hiện đại, đầu tư công nghệ cao. Trình độ công nghệ còn lạc hậu, tỷ lệ máy móc thiết bị quá hạn sử dụng cao.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân sau:

- Cơ cấu mặt hàng của Công ty chưa đa dạng. Tuy rằng hoạt động thiết kế và nghiên cứu thị trường vẫn được Công ty chú trọng, xong số lượng sản phẩm mới của công ty không nhiều. Đặc biệt so với một số đối thủ cạnh tranh mạnh trong tỉnh, trong ngành như: May Hưng Yên, Công ty CP đay và may HY, Hưng Việt, May 10,Việt Tiến, An Phước… thì cơ cấu mặt hàng của may Phố Hiến chỉ ở mức bình thường theo như đánh giá của một số khách hàng.

- Năm 2009 do khủng hoảng kinh tế thế giới khiến thị trường thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động, sức mua giảm, làm giảm doanh thu của Công ty.

- Công ty có quá ít kênh thông tin để truyền tải đến khách hàng. Hiện nay khách hàng biết đến thông tin của công ty chủ yếu qua các đại lý, cửa hàng bán, giới thiệu sản phẩm, qua người thân,bạn bè. Công ty chư có website để đăng tải thông tin. Để biết cụ thể và chi tiết, khách hàng cần phải đến trụ sở chính của công ty.

- Hoạt động xúc tiến bán và các hoạt động quảng cáo còn hạn chế. Hiện tại, Công ty chưa có quảng cáo sản phẩm trên báo, tạp chí hay truyền hình trung ương. Đây là các phương tiện quảng cáo có phạm vi phủ sóng rộng lớn và thường mang lại hiệu quả cao. Công tác quảng bá và xây dựng hình ảnh thương hiệu của công ty được tiến hành chậm chạp.

- Vấn đề nguyên vật liệu đầu vào còn gặp nhiều khó khăn, do các ngành cung cấp phụ liệu cho ngành may ở nước ta chưa phát triển chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài.

4.1.4. Các phát hiện qua nghiên cứu.

Qua quá trình nghiên cứu thực trạng NLCT của Công ty TNHH may Phố Hiến, có thể thấy NLCT của Công ty chưa cao, Công ty chưa chủ động khi nền kinh tế có sự biến động. Một số phát hiện qua nghiên cứu là:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH May Phố Hiến (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w