Chính sách giá

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh bán hàng của công ty Cổ phần Viễn thông Khu vực 1 (Trang 32)

* Linh hoạt của giá bán

Linh hoạt của giá bán phản ánh cách thức sử dụng mức giá như thế nào đối với các đối tượng khách hàng. Doanh nghiệp phải lựa chọn giữa chính sách một giá - đưa ra một mức giá đối với tất cả các các khách hàng mua hàng trong cùng các điều kiện cơ bản và cùng một khối lượng hoặc chính sách giá linh hoạt - đưa ra cho khách hàng khác nhau cùng mức giá khác nhau trong cùng các điều kiện cơ bản và cùng khối lượng.

* Mức giá theo chu kỳ sống của sản phẩm

Tuỳ thuộc đặc điểm cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm đang ở giai đoạn nào mà lựa chọn giá phù hợp. DN có thể sử dụng các chính sách giá sau:

• Chính sách giá “hớt váng”: đưa ra mức giá cao nhất

• Chính sách giá “xâm nhập”: đưa ra một mức giá thấp để có thể bán được hàng hoá với khối lượng lớn trên thị trường.

• Chính sách giá “giới thiệu”: đưa ra mức giá thấp bằng cách cắt giả tạm thời để lôi kéo sự chú ý và dùng thử của khách hàng.

• Chính sách giá “theo thị trường”: đưa ra mức giá trên cơ sở phân tích giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

* Chính sách giá theo chi phí vận chuyển

Vận chuyển là một trong những việc bắt buộc trong công tác bán hàng. Nhằm đẩy mạnh bán hàng doanh nghiệp có thể sử dụng chính sách giá chi phí vận chuyển theo hướng:

• Giá giao hàng theo địa điểm: tuỳ địa điểm giao hàng để xem chi phí thuộc người mua hay người bán. Nếu chi phí thuộc người bán thì chi phí đó được tính vào giá bán.

• Giá giao hàng theo vùng: Các mức giá được xác định không theo địa điểm cụ thể hàng đến mà theo vùng địa lý đã được xác định trước.

• Giá giao hàng đồng loạt: Các mức giá được xác định theo chi phí vận chuyển bình quyân cho tất cả mọi người mua trên một thị trường.

• Giá vận chuyển hấp dẫn: được sử dụng khi lựa chọn chính sách giá theo địa điểm nhưng giá lại thấp nhằm kéo khách hàng về phía doanh nghiệp.

* Chính sách hạ giá và chiếu cố giá

• Chính sách hạ giá: hạ giá là sự giảm giá công bố - giá mà người bán thông báo cho người mua. Việc giảm giá không chỉ nhằm để bán được hàng mà còn phải đáp ứng mục tiêu đặt ra cho việc kinh doanh và bán hàng. Có nhiều trường hợp khác nhau cần xem xét để quyết định giảm giá như: hạ giá theo khối lượng nhằm khuyến khích mua nhiều; hạ giá theo thời vụ; hạ giá theo thời

hạn thanh toán, thanh toán trước được giảm giá; hạ giá theo đơn đặt hàng trước; hạ giá “ưu đãi”; hạ giá tiêu thụ hàng tồn kho; hạ giá theo truyền thống.

• Chính sách giá chiếu cố: Chiếu cố về giá cũng tương tự như hạ giá nhưng khoản giảm giá này thường kèm theo điều kiện đưa ra bởi người bán “giúp người mua về một việc gì đó” hoặc dưới dạng “được cho thêm một cái gì đó” ngoài hàng hoá đã mua. Các hình thức của giá chiếu cố là: tiền chênh lệch dành cho quảng cáo; tiền chênh lệch kích thích bán hàng; thu hồi sản phẩm cũ bán sản phẩm mới (đổi, các); tặng vẽ xổ số, phiếu thưởng hiện vật.

Trên đây là những chính sách về giá doanh nghiệp có thể áp dụng để việc bán hàng ở doanh nghiệp tốt hơn và đẩy mạnh bán hàng nhằm thu lại kết quả và hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh bán hàng của công ty Cổ phần Viễn thông Khu vực 1 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w