Những con người cùng khổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phong cách Nguyên Hồng qua các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn (Trang 79)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Những con người cùng khổ

Cuộc sống lầm than của con người trong xã hội cũ được phản ánh rõ nét qua ngòi bút Nguyên Hồng, đặc biệt là qua các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn.

Các từ gốc Hán đơn tiết điển hình với các từ đầu (75), tiền (61), cảnh (57)

xuất hiện lặp lại nhiều nhất là phù hợp với cách dùng từ biểu đạt nội dung truyện ngắn bắt nguồn từ đề tài mà Nguyên Hồng thể hiện. Đó hình ảnh lam lũ, cơ cực của những người lao động nghèo khổ, tầng lớp bần cùng nhất trong xã hội.

(10). Không khác gì cảnh các ngã tư, các bờ hè, các cổng chợ, các bến ô tô của cảnh đói đương diễn ra ở các thành phố. [13 ; 613]

(11). Nhưng than ôi! Cảnh phong lưu này đã biến rồi. Hiện tại, một cảnh tối tăm, hèn hạ với mảnh chăn rách bung, cơ man rận, rệp với sàn gỗ ướt át, hôi hám, với bao nhiêu sự cực nhục, đọa đày, một ngày một nhiều hơn lên mãi. [13 ; 292]

(12). Hơn hai trăm bạc, hừ! Đến hơn năm trăm bạc nữa liệu có đủ tiền đong gạo nấu cháo cho những mồm thuồng luồng kia không? Ấy thế lại còn ngót trăm bạc giả ông lang cho con mẹ mày đang nằm tễnh bệnh kia kìa... Lại còn tiền đưa chúng nó nay chạy báo động vào Hà Đông, mai chạy báo động lên Chèm... lại còn

tiền tiêu Tết... tiêu cho cái bàn thờ kia kìa của nhà mày mấy mâm hôm ba mươi và mấy mâm hôm hóa vàng có đủ không? [13 ; 650]

Sự lặp lại một cách có chủ ý các từ cảnh và tiền trong các câu trên giống như nhấn mạnh vào các từ quan trọng gợi lên hình ảnh về những lo toan, thiếu thốn đến dồn dập với những người dân nghèo. Ngoài ra, Sự lặp lại của các từ gốc Hán đơn tiết đối với tầng lớp thống trị cũng không ngoài mục đích trên:

(13). Những kẻ chỉ biết có tiền, gian ngoan, đàn áp, bóc lột, vơ vét tiền! [13 ;

440]

Các từ định, nhận, thành, tin, tính gắn trực tiếp với chủ thể "tôi" xuất hiện

khá nhiều trong truyện ngắn của Nguyên Hồng với điểm nhìn của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Người kể chuyện xưng "tôi" có vai trò to lớn trong việc quyết định cấu trúc tác phẩm cũng như toàn quyền miêu tả những nhân vật khác từ điểm nhìn của bản thân. Các từ gốc Hán đơn âm tiết còn lại xuất hiện ít hơn nhiều bởi nó hoặc không phù hợp với nội dung, không phù hợp với cảnh huống của truyện, hoặc không nằm trong vốn từ ưa dùng của tác giả.

80

Như vậy, mặc dù viết về nhiều đề tài, nhưng với Nguyên Hồng, những khó khăn trong cuộc sống mưu sinh của con người vẫn được tác giả quan tâm và trăn trở nhất.

Các từ gốc Hán song tiết được sử dụng lặp lại nhiều lần như tâm trí (93), tưởng tượng (24), tâm hồn (43), nhất định (23), hạnh phúc (22), gia đình (59), tự do (22), công nhân (22), chính quyền (20) thể hiện cuộc đấu tranh của người dân trước

sự sinh tồn và cuộc đình công của công nhân các nhà máy đòi tăng lương giảm giờ làm. Hai nội dung trên được lặp lại ở nhiều truyện ngắn. Và các từ trên đã góp phần phản ánh thông điệp mà tác giả muốn nhấn mạnh trong tác phẩm của mình để làm nổi bật sự bất công đang dần đè bẹp cuộc sống nghèo khó của những con người khốn khổ.

(14). Nhân nằm liệt trong những quán trọ bẩn thỉu, đã không được một ai săn sóc lại còn bị hắt hủi, xua đuổi. Tâm trí Nhân cũng giũ hết cả mọi sự căm hờn, phẫn uất, [13 ; 208]

(15). Tâm trí mụ Mão vẫn còn văng vẳng. Mụ Mão không thể nào nhắm mắt được và cũng không thể nào nằm yên chiều lấy vài phút. Không phải chỉ có tiếng khóc rền rĩ của bà mẹ ký phát, mà còn thấy rõ tiếng khóc của cái tý nhớn hòa với bốn em nó trước bàn thờ. Mụ Mão càng đau đớn, các hình ảnh và những tiếng khóc không lời càng kéo lê thê trong tâm trí mụ. [13 ; 424]

Đồng thời, sự lặp lại của các từ gốc Hán quan trọng cũng thể hiện niềm tin của người dân về một cuộc sống nhất định ấm no và hạnh phúc hơn.

(16). Những ý nghĩ đình công, đòi tăng lương, phụ cấp gạo đắt, bảo vệ quyền lợi tự do dân chủ đương âm ỷ trong tâm trí mọi người nay bùng hẳn lên sau khi nghe những tiếng reo vui kia. [13 ; 365]

Các từ gốc Ấn - Âu cũng xuất hiện trong những hoàn cảnh viết về thực dân Pháp. Qua đó, hình ảnh của người Pháp ở Việt Nam hiện lên rõ nét hơn. Chẳng hạn: (17). Cái ô tô xám chuyên đi bắt người của Sở mật thám đã phóng đến. [13 ;

369]

(18). Hà Nội càng ngày càng ran những chuyện món vải này lãi mười vạn, món sợi kia lãi hai mươi vạn, những kho diêm, đường, sữa, hàng mấy trăm tấn của thằng A, con P vẫn y nguyên, từng nhà săm lốp ở phố nọ vừa mới bị Sở mật thám tịch thu gọi phạt, nhưng liền bị ô tô đến chở cướp đi ngay. [13 ; 652]

81

(19). Trưa nay, mẹ Giầu vẫn tưởng Giầu còn sống, bảo con dẫn đến Sở mật

thám để xin phép đưa quần áo và quà thì nó đuổi bà về, rồi bắt thêm người em gái nhớn của Giầu đi làm ở Máy tơ, mặc người mẹ mù ấy với đứa con nhỏ lăn vào ôm cả lấy bánh xe ô tô mà van lạy kêu khóc. [13 ; 677]

Từ lịch sử lặp lại với ý đồ nhấn mạnh vào tên gọi các chức tước, phẩm hàm trong xã hội cũ, là tên gọi đại diện cho giai cấp bóc lột như:

(20). Cả bọn tiên chỉ, lý trưởng, phó lý, chánh phó hội và hơn ba mươi chức sắc kỳ mục trong làng lốc nhốc đứng sau cái bàn giấy nọ, đều bứt rứt tưởng phát điên lên mất. [13 ; 678]

(21). Tóc gáy mọi người càng ngược lên. Chánh hộilý trưởng cùng bọn

kỳ mục đứng túc trực ở ngoài cũng đều vò đầu vò tai xua xua tay cho bọn phó lý

trương tuần. Trương tuần vung tay túm lấy cánh tay mẹ Bồng, kéo giật chị mấy cái rồi lôi đi. [13 ; 683]

Tiếng lóng trong truyện ngắn của Nguyên Hồng rất hiếm khi mang ý nghĩa tốt đẹp. Sự lặp lại của tiếng lóng chủ yếu với ý nghĩa về kẻ cắp thể hiện khá rõ số phận của những con người mạt hạng nhất trong xã hội như: tiểu yêu (kẻ cắp gần được chức yêu), chạy vỏ (ăn cắp),mẻ khai (móc túi), vỏ gộc (đứa ăn cắp lớn tuổi), vỏ lõi (kẻ cắp nhỏ tuổi),trõm(móc túi), bỉ yêu (kẻ cắp), yêu (kẻ cắp lâu năm)

(22). Cái đức tính ấy nó nâng anh lên một địa vị cao quý, nghĩa là dân chạy vỏ từ vỏ gộc đến vỏ lõi, từ yêu đến tiểu yêu đều phải kính phục, nhường nhịn, gọi anh là anh Hai Răng vàng. [13 ; 116]

(23). Trong giây phút, Bảy Hựu chợt nhớ tới đĩa máu ăn thề. Bảy dằn tiếng

hỏi một vỏ lõi: Đoàn của mày đâu? [13 ; 126]

Kết quả của chính sách bóc lột, bần cùng hóa của bọn thực dân phong kiến làm hàng vạn gia đình dân nghèo bị tan nát hoặc bị đẩy vào những bi kịch không lối thoát. Cuộc sống cùng quẫn tối tăm đã xuất hiện những kiểu người khác nhau trong xã hội. Mỗi người là một bản án, một câu chuyện bi thảm. Một số dân nghèo đã bị biến thành lưu manh, trộm cắp, đâm chém thuê một cách say sưa, rồ rại. Họ sống bằng lừa bịp, chém giết rồi tàn lụi đi bởi những tội ác do mình gây nên.

Bằng phương thức nghệ thuật điệp từ, Nguyên Hồng đã thể hiện một cách sâu sắc bản chất xã hội đương thời. Hình ảnh về sự rối ren khủng hoảng của xã hội, sự mục nát, thối rữa của tầng lớp bóc lột và sự bần cùng hóa của người dân nghèo,

82

tất cả đã phản ánh hiện thực một cách toàn diện nhất. Từ những phân tích ở trên, hình ảnh của những con người cùng khổ hiện lên trong truyện ngắn của Nguyên Hồng có ý nghĩa như một giá trị lịch sử đương thời.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phong cách Nguyên Hồng qua các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)